Quy trình lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị MácLênin ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 105 - 108)

V- Câu trả lời ngắn: Yêu cầu trả lời được những nội dung cơ bản sau:

3.1.1. Quy trình lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá.

3.1.1.1. Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá.

Để tiến hành lựa chọn hình thức KT, ĐG trước hết chúng ta phải xác định được mục đích KT, ĐG.

Trước tiên chúng ta phải xác định kiểm tra là để đạt được điều gì?

Ví dụ: kiểm tra để xác định trình độ của SV so với mục tiêu đề ra về kiến thức, thái độ, kỹ năng… người học cần vượt qua một ngưỡng tối thiểu để hoàn thành môn học và tiếp tục học tập.

Hoặc khảo sát trình độ khác nhau của SV, sau đó phân loại để có sự điều chỉnh phương pháp dạy học thích hợp.

Xác định những thiếu sót của SV nhằm giúp họ khắc phục chúng, thúc đẩy SV cố gắng vươn lên trong học tập.

3.1.1.2. Xác định đối tượng kiểm tra, đánh giá

ở thao tác này, giáo viên tìm hiểu đặc điểm của SV, những ưu và nhược điểm chung của họ như nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của họ để tiến hành xây dựng đề kiểm tra cho phù hợp. Thông qua đó đáp ứng được chính nhu cầu của SV, thúc đẩy tính tích cực và hứng thú học tập của SV đồng thời đáp ứng được mục tiêu, nội dung môn học.

Ví dụ: Đối với SV mới vào học năm thứ nhất, họ mới làm quen với bộ

môn, chưa có kiến thức, kinh nghiệm thì đề bài cần tập trung vào những nội dung cơ bản, tối thiểu nhất là biết và thông hiểu nội dung kiến thức. Khi SV đã quen với môn học và cách học ở Cao đẳng, đã có nhiều kinh nghiệm hơn thì có thể ra câu hỏi nâng cao hơn như: vận dụng, tổng hợp, hay đánh giá…

3.1.1.3. Lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp

Như trên đã trình bày, mỗi hình thức KT, ĐG có thể đánh giá được những mục tiêu nhất định và đều có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Vì vậy, nên lựa chọn các hình thức kiểm tra sao cho phù hợp với các mục tiêu, nội dung của từng mục, từng chương, từng đơn vị kiến thức, phù hợp với đối tượng và điều kiện của từng trường. Đồng thời cũng không nên đánh giá một cách đơn giản dựa trên đơn thuần một hình thức kiểm tra.

Chẳng hạn, để kiểm tra kiến thức học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thì có thể sử dụng hình thức vấn đáp.

Để đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức lý luận về kỹ năng bao gồm mức độ hiểu và biết nên sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ.

Để đánh giá mức độ vận dụng tri thức lý luận vào giải quyết các bài tập về kỹ năng nên sử dụng hình thức kiểm tra dạng tự luận ngắn.

Để kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế mang tính tổng hợp và nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo và khả năng phối hợp với người khác nên lựa chọn hình thức kiểm tra thực hành, làm bài tập…

Để đánh giá một cách toàn diện về trình độ nhận thức, khả năng sáng tạo, tư duy lôgic và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, phân loại SV thì có thể sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá trong một bài.

Nếu kiểm tra để đánh giá các mục tiêu khác nhau thì sử dụng kết hợp các hình thức kiểm tra khác nhau ở các kỳ kiểm tra khác nhau trong cả giai đoạn học tập. Trong một bài kiểm tra cũng có thể kết hợp một số dạng câu hỏi như: TNKQ kết hợp với câu hỏi tự luận hay TNKQ kết hợp với câu hỏi tự luận và bài tập…

Nếu số lượng SV đông, có thể tiến hành phương pháp TNKQ hay tự luận có đổi mới.

Đối với SV có học lực khá chúng ta có thể giao cho họ làm bài tập hoặc viết tiểu luận theo chuyên đề.

Tóm lại: việc lựa chọn hình thức kiểm tra kết quả học tập môn KTCT Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn cũng cần tính đến điều kiện tổ chức và đối tượng kiểm tra sau một đơn vị kiến thức, một chương hay một phần…

3.1.1.4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá

Nội dung KT, ĐG chính là nội dung học tập. Nội dung học tập hiện nay được khái quát thành ba mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ với nhiều cấp độ khác nhau.

Về kiến thức:

Kiểm tra được mức độ nhận biết và thông hiểu nội dung bài học mà bài kiểm tra đề cập đến.

- Kiểm tra khả năng nhận biết của sinh viên: Đòi hỏi SV có thể nhớ hoặc nhận ra một phạm trù, khái niệm, một mô hình, hay phương thức sản xuất, một hiện tượng kinh tế đã được học.

- Kiểm tra khả năng thông hiểu của SV: đòi hỏi SV không chỉ nhớ lại kiến thức đã học mà còn giải thích, chứng minh được đơn vị kiến thức đó.

Về kỹ năng:

Đề kiểm tra phải đưa ra yêu cầu SV biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề liên quan trong cuộc sống, hoặc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Về thái độ:

Thái độ của SV đối với nội dung bài học có thể được thể hiện gián tiếp qua kết quả mà đề kiểm tra thu được qua bài làm của SV, hoặc được biểu hiện bằng những câu hỏi kiểm tra cụ thể.

Vì vậy, trước khi xây dựng đề kiểm tra giáo viên cần xác định rõ nội dung học tập với những mục tiêu cụ thể cần đạt được là gì? để căn cứ vào đó xây dựng chuẩn thang đánh giá, đồng thời giúp SV định hướng trong học tập.

Khi xác định mục tiêu cụ thể, cần tiến hành phân tích nội dung của từng mục, từng chương, từng phần và SV từng lớp cụ thể để tiến hành các công việc sau:

- Xác định lượng kiến thức sẽ là nội dung kiểm tra, tầm quan trọng của từng đơn vị kiến thức, đặc điểm đối tượng và trọng số tương ứng.

- Xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được: Thể hiện rõ cấp độ lĩnh hội kiến thức và kỹ năng theo các vấn đề từng mục, từng chương, từng phần…

- Các mục tiêu sau khi xác định cần phải được lượng hoá để có thể đo lường và đảm bảo yêu cầu:

+ Đảm bảo câu hỏi viết ra phải phản ánh được mục tiêu đã định trước. + So sánh tầm quan trọng của từng đơn vị kiến thức trong chương này với chương khác.

+ Xem xét kế hoạch, thời gian dành cho việc dạy và học từng đơn vị kiến thức.

+ Xem xét sự cần thiết của mỗi đơn vị kiến thức đối với đời sống thực

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị MácLênin ở trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w