V- Câu trả lời ngắn: Yêu cầu trả lời được những nội dung cơ bản sau:
2.2.4. Tiến hành thực nghiệm lần
Chương XI
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tương tự như ở chương III trong lần thực nghiệm thứ nhất chúng tôi cũng tiến hành xây dựng các dạng đề thực nghiệm đối với chương XI để một lần nữa so sánh, khẳng định tính hiệu quả của phương pháp KT, ĐG có đổi mới trong dạy học KTCT Mác-Lênin ở trường CĐSP Lạng Sơn.
Chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm với 201 SV đã tiến hành thực nghiệm lần 1 ở trường CĐSP Lạng Sơn và chia thành hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để làm các đề kiểm tra khác nhau đảm bảo được mục đích, yêu cầu nội dung kiến thức trong bài học và mục tiêu giáo dục.
Trong qúa trình thực nghiệm chúng tôi thường xuyên thay đổi 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Mục tiêu kiến thức
Giúp cho SV hiểu được đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- SV cần nắm được tính tất yếu khách quan, đặc trưng và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Nắm được vai trò và các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Về kỹ năng
Qua bài học SV nắm được vai trò kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, biết phân tích những mặt ưu và nhược điểm của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ. Từ đó biết phát hiện những tiềm năng sẵn có của gia đình, bản thân và địa phương để góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
- Về thái độ:
SV có thái độ đúng đắn với các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay.
2.2.4.1. Câu hỏi vấn đáp và câu hỏi tự luận
Chúng tôi tiến hành lựa chọn hai khối lớp để thực hiện
- Lớp K1 Vật lý được chọn làm lớp đối chứng (làm đề 1) - Lớp K1 Tin học làm lớp thực nghiệm (làm đề 2)
Hai khối lớp cùng làm bài với thời gian như nhau, nội dung kiểm tra cùng chủ đề (thời gian làm bài 45 phút, đánh giá theo thang điểm 10)
Đề 1: Anh (chị) hãy cho biết, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và kinh tế thị trường TBCN có đặc điểm gì giống và khác nhau?
Đề 2:
Những nhận định dưới đây đúng hay sai? Vì sao?
1. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện và tồn tại không còn cần nữa? (4 điểm)
2. Nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ LLSX cần phải XH hoá, chuyên môn hoá lao động? (3 điểm)
3. Hiện nay ngân hàng nhà nước ta chỉ có hai nhiệm vụ cơ bản? (3 điểm)
Đáp án đề thực nghiệm
SV phải trả lời được những nội dung kiến thức sau:
1. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện và tồn tại không còn cần nữa? (4 điểm)
- Trước hết SV phải kẳng định quan điểm này là sai.
- Chứng minh được ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Do đó sự tồn tại kinh tế hàng hóa nước ta là một tất yếu khách quan…
+ Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại và ngày càng phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu…
+ Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau tạo nên sự tách biệt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế độc lập cũng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta…
2. Nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ LLSX cần phải XH hoá, chuyên môn hoá lao động? (3 điểm)
- Đúng. Quá trình ấy diễn ra thuận lợi trong nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Sản xuất càng xã hội hoá, chuyên môn hoá thì càng đòi hỏi phát triển sự hợp tác và trao đổi hoạt động kinh tế trong xã hội, càng phải
thông qua sự trao đổi hàng hóa giữa các đơn vị sản xuất để đảm bảo nhu cầu cần thiết của các loại hoạt động sản xuất khác nhau.
- Phát triển kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển của LLSX xã hội, làm cho nền kinh tế nhà nước ta phát triển năng động…
3. Hiện nay ngân hàng nhà nước ta chỉ có hai nhiệm vụ cơ bản?
(3 điểm)
Trước hết, SV phải khẳng định được đó là đúng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay có hai nhiệm vụ cơ bản là:
- Thực hiện vai trò là chủ ngân hàng đối với các ngân hàng thương mại, bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động bình thường.
- Thực hiện vai trò chủ ngân hàng đối với nhà nước, chịu trách nhiệm kiểm soát cung ứng tiền tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
2.2.4.2. Đề kiểm tra với câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm trên số SV đã chọn:
- Lớp K4 Trung văn làm lớp đối chứng, bài kiểm tra bình thường như hàng ngày giáo viên lên lớp, chưa có tác động thực nghiệm.
- Lớp K1 Hoạ làm lớp thực nghiệm: Đề thực nghiệm được thiết kế như sau:
Đề kiểm tra môn: KTCT mác-lênin
Thời gian làm bài: 90 phút
I - Câu nhiều lựa chọn: Hãy lựa chọn phương án đúng nhất cho mỗi câu dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu dòng. (Mỗi câu 0,5 điểm)
1. Kinh tế thị trường có vai trò gì đối với sự phát triển của LLSX xã hội? a) Nhân tố thúc đẩy xã hội.
b) Hỗ trợ phát triển xã hội. c) Động lực thúc đẩy xã hội. d) Cơ sở kinh tế xã hội.
2. Mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là gì? a) Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
b) Giải phóng LLSX, huy động mọi nguồn lực cho CNH, HĐH, cải thiện đời sống nhân dân.
c) Để phù hợp xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá. d) Cả a, b và c.
3. Cơ chế thị trường là:
a) Cơ chế điều tiết nền kinh tế tự phát.
b) Cơ chế điều tiết nền kinh tế theo các quy luật kinh tế. c) Cơ chế thị trường do “bàn tay vô hình chi phối”.
d) Cơ chế điều tiết nền kinh tế theo các quy luật của kinh tế thị trường II - Câu lựa chọn đúng – sai: Hãy lựa chọn câu trả lời “Đúng” hoặc “Sai” cho các câu sau bằng cách đánh dấu “Đ” hoặc “S” vầo ô trống. (Mỗi câu 0,5 điểm)
1. Nói kinh tế hàng hóa là sản phẩm của một chế độ kinh tế, xã hội 2. Kinh tế thị trường là sản phẩm của quá trình phát triển LLSX và xã
hội loài người.
3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh.
III - Câu ghép đôi: Hãy lựa chọn vế câu thứ hai ghép đúng với nhóm từ ở vế câu thứ nhất sao cho phù hợp và ý nghĩa. (mỗi câu 0,5 điểm)
1. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là:
2. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế bằng:
3. Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ có vai trò:
4. Chiến lược phát triển kinh tế thị trường ở nước ta
a) Thắt chặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ, kiềm chế lạm phát.
b) Giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, thúc đẩy CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội.
c) Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
d) Hệ thống pháp luật, chiến lược, kế
hoạch, chính sách kinh tế…
e) Hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.
g) Có sự quản lý của Nhà nước.
IV- Câu điền khuyết: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (Mỗi câu 1 điểm) 1. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển LLSX…………gắn liền với xây dựng………phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Kinh tế thị trường là………cao của kinh tế hàng hóa dựa trên sự phát triển rất cao của………..
V - Câu trả lời ngắn: (Mỗi câu 1,5 điểm) Yêu cầu trả lời câu hỏi bằng nội dung rất ngắn
1. Phân tích tính tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường? 2. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường?
Đáp án đề của lớp thực nghiệm
I - Câu nhiều lựa chọn: Lựa chọn phương án đúng nhất: 1. c. (0,5 điểm); 2. b. (0,5 điểm); 3. d (0,5 điểm).
II - Câu đúng - sai: Hãy lựa chọn câu trả lời “Đúng” hoặc “Sai” cho các câu sau bằng cách đánh dấu “Đ” hoặc “S” vào ô trống.
1. S (0,5 điểm); 2. Đ (0,5 điểm); 3. Đ (0,5 điểm).
III - Câu ghép đôi: Hãy lựa chọn vế câu thứ hai ghép đúng với nhóm từ ở vế câu thứ nhất sao cho phù hợp và ý nghĩa.
1. b (0,5 điểm); 2. d (0,5 điểm); 3. a (0,5 điểm); 4. e (0,5 điểm). IV- Câu điền khuyết: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
1 - Hiện đại - Quan hệ sản xuất mới (1 điểm)
2 - Giai đoạn phát triển - LLSX (1 điểm)
V - Câu trả lời ngắn:
1. Phân tích tính tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường? (1,5 điểm)
- ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH những điều kiện chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại…
- Đại hội lần IX của Đảng đã khẳng định mô hình nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Sự lựa chọn đó xuất phát từ những lợi ích của việc phát triển kinh tế-xã hội đem lại cho nước ta…
- Nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ LLSX thì phải xã hội hoá, chuyên môn hoá lao động. Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường…
- Chỉ có phát triển kinh tế thị trường mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động…
- Phát triển kinh tế thị trường là phù hợp với sự phát triển của LLSX xã hội cũng có nghĩa là sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người…
- Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo ngày càng nhiều cán bộ quản lý và lao động có trình độ cao…
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế.
2. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường? (1,5 điểm)
SV phải phân biệt được:
- Sự khác nhau giữa kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường…
- Giống nhau: Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường đều có chung điều kiện ra đời và thực chất: Đều sản xuất để bán, đều chịu sự chi phối của các phạm trù và quy luật kinh tế khách quan…