Đề xuất biện pháp về quan trắc môi trường phục vụ nuôi ngao đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích tụ kim loại nặng chì (pb) và cadimi (cd) của loài ngao (meretrix lyrata sowerby, 1851) nuôi ở vùng ven biển hải phòng (Trang 59 - 63)

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.6. Đề xuất biện pháp về quan trắc môi trường phục vụ nuôi ngao đạt hiệu quả

4.6.1. Nhóm giải pháp về quản lý

- Nhà nước, Bộ/ngành và các cơ quan hữu quan cần có những cơ chế chính sách hơn nữa về hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật đối với các địa phương/hộ nuôi ngao. Đặc biệt là các vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi để giảm thiểu những sự cố, rủi ro gây thiệt hại lớn về kinh tế như những năm gần đây.

- Nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường vùng nuôi và chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản cần được đầu tư nâng cấp về trang thiết bị, kinh phí, thực hiện với tần suất dày hơn; Gắn kết hơn nữa với thực tế sản xuất.

- Rà soát, bổ sung tiêu chuẩn vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ phù hợp với thực trạng hiện nay của Việt Nam.

- Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong đó có đối tượng ngao phù hợp với thực trạng môi trường vùng cửa sông hiện nay.

4.6.2. Nhóm biện pháp về khoa học kỹ thuật môi trường

Thành phần môi trường quan trắc ở vùng nuôi ngao cần được thực hiện đồng bộ gồm các hợp phần môi trường nước, môi trường trầm tích và các chất ô nhiễm tích tụ trong cơ thể ngao:

Thời gian quan trắc và giám sát các kim loại ở vùng nuôi ngao cần được thực hiện tối thiểu 3 lần/vụ đối với nuôi ngao thương phẩm:

Vùng nuôi ngao là những vùng cửa sông ven biển, vấn đề môi trường rất nhạy cảm, thường xuyên biến động rất mạnh. Các chất ô nhiễm có nguồn

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 52 gốc từ lục địa theo các hệ thống sông đưa vùng cửa sông ven biển, nơi đây luôn diễn ra các quá trình động lực của biển, các chất ô nhiễm lắng đọng tích tụ vào môi trường trầm tích ngày càng cao. Do vậy, chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường nước, trầm tích và trong cơ thể ngao cần thực hiện tối thiểu 3 lần/vụ (đầu vụ nuôi, đợt kiểm tra giám sát trong vụ nuôi và trước khi có kế hoạch thu hoạch ngao) để có những biện pháp khắc phục kịp thời, phục vụ nuôi ngao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những thiệt hai cho các hộ nuôi ngao.

Thời điểm quan trắc môi trường ở vùng nuôi ngao cần thực hiện tối thiểu vào thời điểm nước ròng, để đánh giá hàm lượng các kim loại từ nguồn lục địa, tích tụ chất ô nhiễm trong trầm tích, trong ngao. Trong điều kiện cho phép, tiến hành quan trắc thời điểm nước lớn để đánh giá khả năng phát tán, lắng đọng chất ô nhiễm và các yếu tố bất lợi khác như tảo độc, dầu...

Phương pháp thu mẫu và phân tích các kim loại trong môi trường nước, trầm tích phải được thực hiện theo quy trình quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Phân tích ngao theo tiêu chuẩn ngành Thuỷ sản.

Định kỳ cải tạo môi trường nền đáy bãi nuôi ngao sau mỗi vụ:

Trước khi thu hoạch ngao cần có những nghiên cứu đánh giá về môi trường trầm tích và hàm lượng các kim loại trong ngao so sánh với tiêu chuẩn quy định đối với tiêu dùng và xuất khẩu để có kế hoạch cụ thể về thu hoạch ngao:

Trước khi thu hoạch, cần lấy mẫu trầm tích và mẫu ngao để đánh giá chất lượng ngao nuôi, căn cứ và mức độ đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu để có quyết định thu hoạch sớm hoặc không thu hoạch hoặc thu hoạch cùng với áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Do ngao là đối tượng có khả năng tích tụ kim loại cao, trong khi đó môi trường cửa sông thường xuyên biến động, chất ô nhiễm có hướng gia tăng theo thời gian, nguy cơ ngao không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 53 Ứng dụng kỹ thuật xử lý để giảm thiểu chất ô nhiễm trong ngao nuôi để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm:

Kết quả nghiên cứu và tổng quan tài liệu của đề tài cho thấy, giai đoạn tháng 7 là thời điểm môi trường có nhiều bất lợi đối với ngao, đây là thời điểm thường xẩy ra sự cố môi trường vùng nuôi. Chính vì vậy, thời điểm thu hoạch ngao tốt nhất là thời điểm trước tháng 6 và tháng 7 để tránh những rủi ro do các yếu tố môi trường. Kết quả phân tích kim loại tích tụ trong ngao ở tháng 7 vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, đây cũng là thời điểm ngao có chất lượng tốt nhất. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng, ngao nuôi có chất lượng cao vào giai đoạn tháng 4 - 7. Từ tháng 8 - 12 tốc độ tăng trưởng ngao thương phẩm chậm, tỷ lệ ngao có độ no cao thấp (15 - 55%); từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau ngao tăng trưởng nhanh và có độ no cao chiếm 80 - 100% [3].

Cỡ ngao thu tốt nhất là có chiều cao vỏ khoảng nhỏ hơn 35mm, tương đương 50con/kg. Bởi lẽ ngao càng lớn thì tỷ lệ thể tích càng to, tuy nhiên khối lượng thịt tăng chậm hơn khối lượng vỏ: Với 100 kg ngao cỡ chiều cao 35 - 37mm, nặng 45 - 50 con/kg, có khoảng 7,7 - 8,3 kg thịt; nhưng 100 kg ngao to cỡ 49 - 50mm, nặng 19 - 21 con/kg thì chỉ thu được 6,7 - 7,3 kg thịt, vì vậy không để ngao quá lớn mới thu hoạch [3]. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài ở kích thước độ cao vỏ của ngao dưới 35mm, mức độ tích tụ kim loại Cd, Pb trong ngao vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn tiêu dùng và xuất khẩu.

Lựa chọn và quản lý bãi nuôi ngao cần quan tâm hơn đến lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, khi lựa chon bãi nuôi ngao cần phải thực hiện nghiên cứu đánh giá đầy đủ các mặt để có cơ sở khoa học lựa chọn vùng nuôi ngao tránh những rủi ro dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Trong đó, vấn đề môi trường cũng cần đặc biệt quan tâm thực hiện.

Trầm tích nuôi ngao phải làm cho xốp lên rồi san bằng để tạo sự thoáng khí và ngao có thể vùi sâu vào trầm tích khi gặp những bất lợi của môi

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 54 trường; để giữ cho mặt bãi không tích nước phải khai những mương nhỏ để thoát nước.

Nuôi ngao phải tuân thủ theo quy trình công nghệ đã được ban hành.

Hiện nay, quy trình khoa học công nghệ nuôi ngao đa được ban hành, song nhiều hộ nuôi ngao không nuôi ngao theo quy trình như mật độ dày, thời gian thả và thu hoạch hầu như quanh năm không theo hưỡng dẫn, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho nhiều hộ nuôi ngao.

Ví dụ trong quy định thả ngao giống là 100kg/1000m2 với cỡ giống 5 vạn con 1 kg hoặc 110kg/1000m2 với cỡ giống 4 vạn con 1 kg,... nhưng thực tế hầu hết các hộ nuôi ngao thả với mật độ ngao dày hơn nhiều dẫn đến sức ép về môi trường sống, lượng thức ăn của ngao...

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 55

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích tụ kim loại nặng chì (pb) và cadimi (cd) của loài ngao (meretrix lyrata sowerby, 1851) nuôi ở vùng ven biển hải phòng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)