PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.5. Tích tụ kim loại trong cơ thể ngao
4.5.1. Hệ số tích tụ sinh học BCF
Theo đánh giá về hệ số BCF của Cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ:
+ BCF > 1000: mức tích tụ sinh học cao
+ 1000 > BCF > 250: mức tích tụ sinh học trung bình + BCF < 250:mức tích tụ thấp.
Hệ số BCF được tính toán dựa vào hàm lượng kim loại trong môi trường nước và trong cơ thể ngao nuôi ở cùng một thời điểm thu mẫu.
Kết quả tính toán hệ số BCF của các kim loại trong mô ngao nuôi theo các tháng ở 2 vùng nghiên cứu được trình bày ở bảng 11. Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên nhìn chung hệ số BCF của 2 kim loại tương đối phức tạp.
Nhận thấy, thông số Pb có BCF ở mức tích tụ sinh học thấp (TB<250), thông số Cd có BCF ở mức tích tụ sinh học cao (TB>1000). Giá trị trung bình của BCF của Cd là 1284,22L/kg mô và BCF của Pb là 28,03 L/kg mô. Giá trị hệ số tích tụ của Cd và Pb cho thấy độ tích tụ của Cd cao hơn nhiều so với độ tích tụ Pb.
Bảng 11. Hệ số BCF của Cd, Pb trong ngao nuôi theo thời gian nghiên cứu Thông số
Thời gian
BCF của Cd (L/kg)
BCF của Pb (L/kg)
T04/2011 1738,83 26,45
T07/2011 869,44 24,77
T10/2011 768,05 20,78
T12/2011 1598,46 40,02
TB 1284,22 28,03
Theo thời gian, hệ số tích tụ sinh học BCF của Cd và Pb tháng 4 và tháng 12 luôn lớn hơn tháng 7 và tháng 10. Do hàm lượng Cd, Pb trong môi trường nước vào tháng 7 luôn cao hơn tháng 4, trong khi đó mức độ sự tích tụ Cd, Pb của ngao vào cơ thể là không thay đổi theo thời gian.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 48 Theo thời gian nghiên cứu, hệ số BCF của Cd ở mức tích tụ sinh học cao. Các kết quả tính toán ghi nhận được BCF của Cd của tháng 4, tháng 12 đạt trên 1000, trung bình 1284,22. Với kết quả quan trắc được đồng nghĩa với khả năng tích tụ Cd từ môi trường nước vào mô ngao nuôi ở 2 vùng nghiên cứu là rất lớn, mức độ nguy hiểm của Cd đối với nghề nuôi ngao là cao, tiềm ẩn nguy cơ ngao không đảm bảo chất lượng vệ sinh tiêu dùng và xuất khẩu, điều này cũng tương đồng với nhận định của Nguyễn Công Thành (2009), hàm lượng Cd có hệ số BCF cao nhất trong 4 kim loại ( As, Cd, Cu, Hg) được nghiên cứu ở 3 vùng Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.
Qua các tháng, hệ số BCF của Cd cũng biến động khá phức tạp, chỉ thể hiện giá trị trung bình cao nhất vào tháng 4 và tháng 12, thấp nhất là tháng 7 (Bảng 11).
Theo vùng nghiên cứu, hệ số BCF của Cd ở vùng nuôi ngao của Bạch Đằng lớn hơn. Hệ số BCF của Cd ở vùng Văn Úc thấp hơn (Bảng 12). Như vậy, có thể nói mức độ nguy hiểm của thông số Cd trong môi trường đối với ngao nuôi ở Bạch Đằng cao hơn so với ngao nuôi ở Văn Úc. Do phạm vi thời gian của đề tài còn ít nên cần có thêm nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nhận định trên.
Bảng 12. Hệ số BCF của Cd, Pb ở từng vùng nuôi ngao nghiên cứu Thông số
Địa điểm
BCF của Cd (L/kg)
BCF của Pb (L/kg)
Vùng cửa sông Bạch Đằng 1151,11 28,095
Vùng cửa sông Văn Úc 1016,18 22,885
Hệ số BCF tính toán được của Pb thấp hơn so với Cd, theo thời gian nghiên cứu, hệ số BCF trung bình đạt 28,03 - ở mức tích tụ sinh học thấp. Điều này đồng nghĩa với khả năng tích tụ Pb từ môi trường nước vào mô ngao thấp.
Theo các tháng quan trắc, hệ số BCF cao nhất vào các tháng 4, 12 trong khi đó hàm lượng Pb của các tháng này trong môi trường nước không phải là cao
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 49 nhất. Điều này đồng nghĩa với khả năng tích tụ Pb từ môi trường nước vào mô ngao thấp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ dừng lại ở nhận định ban đầu do kết quả nghiên cứu chỉ được thực hiện trong 4 đợt khảo sát thu mẫu.
Theo vùng nghiên cứu, biến động hệ số BCF cũng khá phức tạp. Tuy nhiên, BCF của Pb ở Bạch Đằng luôn cao hơn Văn Úc nhưng vẫn nằm ở giới hạn mức tích tụ sinh học thấp.
Nhận xét:
- Hệ số tích tụ BCF của Cd cao hơn rất nhiều so với hệ số tích tụ BCF của Pb. Như vậy, khả năng tích tụ Cd từ môi trường nước vào cơ thể ngao là cao và có nguy cơ ngao không đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu theo quy định của các nước nhập khẩu ngao và Việt Nam, cần có sự kiểm tra giám sát thường xuyên để phục vụ sản xuất có hiệu quả. Ngao nuôi ở vùng cửa sông Văn Úc có mức độ an toàn hơn về tích tụ kim loại so với ngao nuôi ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Theo thời gian, hệ số BCF của Cd và Pb kim loại đều có giá trị cao hơn ở các tháng 4, 7 và thấp hơn vào các tháng 10 và tháng 12, nhưng hàm lượng kim loại trong mô ngao vẫn cao nhất vào tháng 9 thể hiện khả năng tích tụ các kim loại thường xuyên.
4.5.1. Hệ số tích tụ sinh học BSAF
Hệ số BSAF được tính toán dựa vào hàm lượng kim loại trong môi trường trầm tích và hàm lượng kim loại trong mô ngao tại cùng một thời điểm thu mẫu phân tích.
Theo thời gian, hệ số BSAF của Pb nhìn chung rất ổn định và có xu hướng tăng dần từ tháng 4 - 7. Tuy nhiên mức độ gia tăng hàm lượng theo các tháng quan trắc không đáng kể, chênh lệch giá trị trung bình theo tháng không lớn (bảng 13). Điều này thể hiện sự phân bố khá ổn định của hàm lượng kim loại Pb trong môi trường trầm tích. Các kim loại thường xuyên được tích tụ vào môi trường trầm tích từ nhiều nguồn khác nhau (lắng đọng trầm tích từ
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 50 môi trường nước, các quá trình hoá học chuyển hoá kim loại trong môi trường nước vào trầm tích, sinh vật...).
Bảng 13. Hệ số BSAF của Cd, Pb theo các tháng khảo sát Thông số
Thời gian BSAF của Cd BSAF của Pb
T04/2011 0,768 0,011
T07/2011 0,677 0,012
T10/2011 0,506 0,010
T12/2011 0,839 0,015
Trung bình 0,797 0,012
Hệ số BSAF của Cd biến động hơn BSAF của Pb. Mức độ gia tăng hệ số BSAF của Cd cao hơn so với BSAF của Pb. Cũng tương tự như Pb, BSAF của Cd ở vùng cửa sông Bạch Đằng cao hơn Văn Úc, điều này cũng phù hợp với hàm lượng tích tụ ở trầm tích của Bạch Đằng lớn hơn ở Văn Úc. (Bảng 14)
Bảng 14. Hệ số BSAF của Cd, Pb ở từng vùng nuôi ngao nghiên cứu Thông số
Địa Điểm
BSAF của Cd BSAF của Pb
Vùng cửa sông Bạch Đằng 0,726 0,013
Vùng cửa sông Văn Úc 0,592 0,009
Nhận xét:
- Hệ số BSAF thể hiện mối tương quan giữa nồng độ kim loại nặng trong mô ngao và nồng độ kik loại nặng trong trầm tích khu vực ngao sinh trưởng.
Theo thời gia nghiên cứu, hệ số tích tụ BSAF của Cd cao hơn hệ số BSAF của rất nhiều, có sự khác biệt nhau lớn, Như vậy, khả năng tích tụ Cd từ môi trường trầm tích vào cơ thể ngao là cao. Điều này biểu hiện ô nhiễm Cd trong trầm tích, thực tế là hàm lượng Cd trong trầm tích đo được cao hơn ngưỡng GHCP. Theo phạm vi 2 vùng nuôi ngao nghiên cứu, Bạch Đằng thường có hệ số BSAF Cd, Pb cao hơn ở Văn Úc. Điều này cũng tương đồng với đánh giá
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 51 mức độ ô nhiễm của 2 kim loại trong môi trường trầm tích ở 2 vùng nghiên cứu, trầm tích ở Bạch Đằng ô nhiễm hơn ở Văn Úc. Vì vậy ở khu vực nuôi này cần có những cảnh báo cũng như các nghiên cứu sâu hơn nữa để phục vụ sản xuất đạt kết quả cao.
4.6. Đề xuất biện pháp về quan trắc môi trường phục vụ nuôi ngao đạt