PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn ở khu vực ven biển Hải Phòng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Thành phố Hải Phòng nằm ở ven bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ trong tọa độ 20o30'39" - 21o01'15"N, 106o23'39" - 107o08'39"E. Diện tích tự nhiên của Hải Phòng là 1.519,2 km2 với chiều dài bờ biển tới 125 km. Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc thuộc hệ thống sông Thái Bình, đổ ra biển qua một số cửa sông chính là cửa sông Thái Bình, cửa sông Văn Úc, cửa sông Lạch Tray, cửa Cấm và cửa sông Bạch Đằng. Ngoài khơi Hải Phòng có nhiều đảo lớn nhỏ rải rác và có hai đảo lớn là Cát Bà và Bạch Long Vĩ.
Khu vực bãi nuôi ngao ven biển Hải Phòng nghiên cứu thuộc vùng cửa sông Bạch Đằng và cửa sông Văn Úc, đây là một trong các cửa sông lớn của miền Bắc. Vùng cửa sông Bạch Đằng là vùng cửa sông hình phễu, đang bị ngập chìm hiện tại, thiếu hụt bồi tích nên lấn sâu vào lục địa. Dưới tác động của quá trình sông và biển, vùng cửa sông Bạch Đằng tạo ra các dạng địa hình phong phú và đa dạng: bãi triều rộng với hệ thống lạch triều dầy đặc [8].
Tuy nhiên, đây cũng là nơi tích luỹ và phân tán các chất ô nhiễm từ lục địa như các chất hữu cơ, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật... vì các khu vực cửa sông là các bẫy ô nhiễm, có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm. Hàng năm, vùng cửa sông Bạch Đằng tiếp nhận khoảng 18,7 triệu m3 nước ngọt và gần một nghìn tấn kim loại nặng (gồm Cu, Pb, Zn, As, Hg, Cd), 5 tấn thuốc trừ sâu, 164 tấn phân hoá học và khoảng 21,6 nghìn tấn dầu mỡ [14, 15].
4.1.2. Điều kiện khí tượng:
Khí tượng ven biển Hải Phòng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa gió Tây Nam (mùa mưa) hoạt động từ tháng 4 - 9, hướng gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 - 7, thời tiết nóng và ẩm ướt. Mùa gió Đông
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 28 Bắc (mùa khô) hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, với hướng gió Đông Bắc chủ đạo từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, thời tiết lạnh và khô.
Nhiệt độ không khí trung bình mùa mưa trên 25oC, tháng 7 và tháng 8 có nhiệt độ không khí cao nhất. Mùa khô, nhiệt độ không khí trung bình khoảng từ 16 - 21oC, nhiệt độ thấp nhất có ngày xuống dưới 10oC. Các tháng giao thời, chênh lệch nhiệt độ trong ngày thường lớn. Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm là 81,9%, độ ẩm nhỏ nhất trung bình nhiều năm là 43,2%, lớn nhất đạt 97,9%.
Lượng mưa trung bình các năm dao động trong khoảng 1500 - 1800mm.
Lượng mưa trung bình nhiều năm khá cao, đạt khoảng 1750mm/năm, số ngày mưa bình quân trong năm khoảng 80 - 90ngày/năm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 5 - 8, chiếm khoảng 75% tổng lượng mưa trong cả năm.
4.1.3. Điều kiện thuỷ văn:
Chế độ thủy triều vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều vùng biển ven bờ với biên độ triều gần lớn nhất Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi cho NTTS về mặt cấp, thay nước và trao đổi nước góp phần điều hoà chất lượng môi trường nước trong đầm nuôi. Hàng năm thủy triều có biên độ lớn vào các tháng 5 - 7 và 10 - 12, biên độ nhỏ vào các tháng 3, 4 và 8, 9.
Trong các loại dòng chảy ven bờ ở khu vực nghiên cứu, dòng triều là thống trị (chiếm 60 - 90%), quy định tính chất của dòng tổng hợp. Dòng tổng hợp đạt tốc độ cao trung bình 50 - 80cm/s, cao nhất đạt 100cm/s ở cửa nam Triệu, Lạch Huyện. Khu vực cửa Bạch Đằng, tốc độ chảy xuống cực đại 90cm/s và chảy lên cực đại 60cm/s.
Dòng chảy mùa lũ (tháng 6 - tháng 10), lưu lượng nước chiếm 75 - 85%
cả năm; Mùa cạn (tháng 11 - tháng 4) chỉ chiếm 15 - 20% cả năm. Hàng năm, lưu lượng nước nhỏ nhất thường xuất hiện vào tháng 3. Tốc độ dòng chảy ở cửa vào mùa khô ít khi đạt quá 50cm/s, vào mùa lũ có thể đạt 200cm/s đến 250cm/s. Ngược lại, khi triều lên dòng chảy bị lấn át hoặc bị triệt tiêu.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 29 4.1.4. Tình hình nuôi ngao ở Hải Phòng:
Ở Hải Phòng, nuôi ngao đã được triển khai thực hiện ở các vùng ven biển như Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Cát Hải, Đình Vũ (Hải An),... song diện tích nuôi ngao tập trung chủ yếu ở vùng cửa sông Bạch Đằng và vùng ven biển huyện Tiên Lãng.
Hiện nay, huyện Cát Hải có diện tích trên 100ha bãi triều để nuôi ngao, tập trung chủ yếu ở hai khu vực nuôi chính là xã Đồng Bài Cuối với diện tích khoảng 30 - 40ha và xã Phù Long với diện tích 15 - 20 ha. Ở huyện Tiên Lãng, dự án " Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi ngao thương phẩm khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng" được thực hiện trên diện tích 1.000 ha trong giai đoạn 1. Diện tích ngoài đê biển, cồn cát...
có tiềm năng nuôi ngao còn khoảng 10.000ha. Các loài được nuôi chủ yếu ở khu vực là ngao dầu (M. meretrix) và ngao Bến Tre (M. lyrata). Trong đó, ngao Bến Tre là đối tượng chính, được nuôi phổ biến ở khu vực cửa sông Bạch Đằng.
Nhìn chung, nghề nuôi ngao ven biển Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung rất phát triển về diện tích, mang lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong nuôi hải sản.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề nuôi ngao ven biển cả nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nảy sinh như tình trạng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường ngày một gia tăng dẫn đến những sự cố gây chết hàng loạt, thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.
Như ở xã Đông Minh và Nam Thịnh huyện Tiền Hải (Thái Bình) xẩy ra sự cố liên tiếp trong những năm gần đây. Các nguyên nhân chủ yếu được đánh giá do suy thoái ô nhiễm môi trường và quá trình nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 30