Hàm lượng kim loại trong môi trường nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích tụ kim loại nặng chì (pb) và cadimi (cd) của loài ngao (meretrix lyrata sowerby, 1851) nuôi ở vùng ven biển hải phòng (Trang 38 - 42)

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Hàm lượng kim loại trong môi trường nước

4.2.1 Hàm lượng Pb

Hàm lượng Pb trong môi trường nước ở vùng cửa sông Bạch Đằng ghi nhận được biến động từ 15,80 - 49,78 (àg/l), trung bỡnh 31,48 (àg/l), đối với cửa sụng Văn Úc dao động từ 15,57 – 38,95 (àg/l). Như vậy, cỏc kết quả ghi nhận được đều thấp hơn nhiều so với GHCP (50àg/l) theo QCVN 10:2008 với mục đích NTTS. Nhìn chung hàm lượng Pb ở cả 2 vùng đều có xu hướng tăng từ tháng 4 đến tháng 7 và giảm nhẹ vào tháng 10; 12. (Bảng 3).

Tuy nhiên, nhiều giá trị quan trắc được ở vùng cửa sông Bạch Đằng đã đạt mức xấp xỉ GHCP, cho thấy chất lượng môi trường nước ở đây là vấn đề cần được quan tâm, nên thường xuyên có các đợt khảo sát, kiểm tra để đánh giá.

Bảng 3. Hàm lượng Pb (àg/l ) trong mụi trường nước ở vựng cửa sụng Bạch Đằng, Văn Úc theo các tháng khảo sát

Cửa sông Bạch Đằng Của sông Văn Úc Địa điểm

Tháng Min Max TB±SE Min Max TB±SE

T04/2011 15,80 39,40 26,96±2,74 20,50 21,80 21,15±0,65 T07/2011 30,77 49,78 40,11±1,38 21,14 38,95 34,39±3,22 T10/2011 21,97 42,24 31,23±3,74 18,90 28,62 28,62±0,09 T12/2011 20,28 33,45 28,30±2,21 15,57 28,64 27,64±0,15

GHCP

(QCVN10:2008) 50 50

Theo thời gian các tháng quan trắc năm 2011, hàm lượng Pb cao vào các tháng mùa mưa và thấp vào các tháng mùa khô, có xu hướng tăng mạnh từ tháng 4 đến tháng 7, giảm nhẹ trong đợt khảo sát vào tháng 10 và tháng 12.

Hàm lượng Pb trung bình của các tháng 4, 7, 10 , 12 lần lượt là 24,06; 37,25;

29,93 và 28,46 (àg/l) (Hỡnh 6).

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 31

Hàm lượng Pb TB các tháng ở 2 khu vực nghiên cứu

24.057

37.252

29.93

28.464

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10 Tháng 12

Hàm lưng (àg/l )

Hỡnh 6. Hàm lượng Pb (àg/l ) trung bỡnh trong mụi trường nước theo các đợt khảo sát

Theo không gian 2 khu vực nghiên cứu, hàm lượng Pb trung bình trong môi trường nước ở 2 vùng nuôi ngao ven biển Bạch Đằng và Văn Úc khác biệt nhau khụng lớn, cỏc giỏ trị TB lần lượt là 30,05 và 28,06 (àg/l) (Hỡnh 7) và đều nhỏ hơn GHCP (50àg/l). Hàm lượng Pb trong nước biển ở vựng nuụi ngao Bạch Đằng cú biến động lớn vào thỏng 7 (40,11àg/l ) đạt gần GHCP (Bảng 3).

15.8 15.57

49.78

76.6

30.05 28.06

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0

Của sông Bạch Đằng Cửa sông Văn Úc

àg/l Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bỡnh GHCP (50àg/l)

Hỡnh 7. Hàm lượng Pb (àg/l ) trong mụi trường nước ở 2 vùng nghiên cứu

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 32 4.2.2 Hàm lượng Cd

Hàm lượng Cd trong môi trường nước biến động trong các tháng 4, 7, 10, 12 lần lượt là 0,394; 0,858; 0,717; 0,719(àg/l). So với GHCP (5àg/l) theo QCVN 10:2008 với mục đích NTTS và bảo tồn thủy sinh thi giá trị Cd quan trắc được đều thấp hơn nhiều. Theo các tháng quan trắc, Cd có hàm lượng cao ở các tháng mùa mưa và thấp trong mùa khô, trung bình thấp nhất vào tháng 4 (0,394àg/l), tăng dần và đạt cao nhất vào thỏng 7 (0,858àg/l), giảm nhẹ vào các tháng 9, 12 (Hình 8). Điều này cũng góp phần minh chứng cho đặc trưng của vùng cửa sông ven biển, thể hiện sự chi phối lớn của các chất ô nhiễm (kim loại nặng, nitơ, phốt pho,...) có nguồn nước lục địa trong mùa mưa lũ.

Hàm lượng Cd Tb các tháng ở 2 khu vực nghiên cứu

0.394

0.858

0.717 0.719

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10 Tháng 12

Hàm lưng

Hỡnh 8. Hàm lượng Cd (àg/l) trung bỡnh trong mụi trường nước theo cỏc đợt khảo sát

Theo nghiên cứu của Cao Thị Thu Trang (2008) cũng có nhận định hàm lượng Cd ở khu vực cửa sông Bạch Đằng (vùng nuôi ngao ven biển Hải Phũng) thể hiện rừ phõn bố mựa mưa cao hơn mựa khụ và cú xu hướng gia tăng trong những năm gần đây [15].

Giá trị Cd trung bình trong nước biển của 2 vùng nuôi ngao nghiên cứu được thể hiện ở hình 9. Có thể nhận thấy hàm lượng Cd trung bình ở Bạch Đằng cao hơn Văn Úc, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với GHCP.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 33

0.289 0.203

1.369

0.897

0.721 0.655

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0

Của sông Bạch Đằng Cửa sông Văn Úc

àg/l Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bỡnh GHCP (5àg/l)

Hỡnh 9. Hàm lượng Cd (àg/l ) trong mụi trường nước ở 2 vựng nghiờn cứu

Trong 2 khu vực nghiên cứu, vùng nuôi ngao cửa sông Bạch Đằng thường có hàm lượng Cd cao hơn Văn Úc, cũng theo xu hướng tăng dần vào mùa mưa và giảm nhẹ vào mùa khô (Bảng 4).

Bảng 4. Hàm lượng Cd (àg/l ) trong mụi trường nước ở vựng cửa sụng Bạch Đằng, Văn Úc theo các tháng khảo sát

Cửa sông Bạch Đằng Của sông Văn Úc Địa điểm

Tháng

Min Max TB±SE Min Max TB±SE

T04/2011 0,289 0,528 0,434±0,025 0,327 0,384 0,356±0,028 T07/2011 0,624 1,369 1,008±0,092 0,592 0,827 0,710±0,083 T10/2011 0,438 0,978 0,770±0,104 0,331 0,664 0,664±0,000 T12/2011 0,438 0,694 0,542±0,037 0,203 0,897 0,897±0,000

GHCP

(QCVN10:2008) 5 5

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……… 34 Tuy nhiên, phân bố Cd có sự khác biệt so với Pb được thể hiện qua sự gia tăng hàm lượng của tháng 07/2011 cao hơn nhiều so với tháng 04/2011 (bảng 4). Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cao Thị Thu Trang (năm 2007 và năm 2008) cho rằng, hàm lượng Cd ở vùng biển cửa Ba Lạt và cửa sông Bạch Đằng biến động khá lớn, phân bố trong mùa mưa cao hơn mùa khô, tuy nhiên các giá trị ghi nhận được vẫn thấp hơn GHCP [14, 15].

Nhận xét:

Tóm lại, 2 kim loại (Cd, Pb) nghiên cứu đều thấp hơn GHCP theo QCVN10:2008 đối với mục đích NTTS và bảo tồn thuỷ sinh, hàm lượng chì luôn cao hơn hàm lượng Cd, nhìn chung đều có xu hướng ổn định. Theo thời gian hàm lượng các kim loại phân bố trong các tháng mùa mưa cao hơn so với mùa khô, thể hiện xu hướng tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7 sau đó giảm vào tháng 10, 12 do ảnh hưởng lớn của nguồn lục địa. Theo không gian ở 2 vùng nghiên cứu, hàm lượng các kim loại vùng cửa sông Bạch Đằng có giá trị lớn hơn vùng cửa sông Văn Úc..,

4.3. Hàm lượng kim loại trong môi trường trầm tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tích tụ kim loại nặng chì (pb) và cadimi (cd) của loài ngao (meretrix lyrata sowerby, 1851) nuôi ở vùng ven biển hải phòng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)