Từ kết quả Hình 3.2 cho thấy, khi nhiệt độ chiết tăng từ 90-95OC thì dịch chiết thu được có tổng năng lực khử tăng từ 0,13±0,003 đến 0,21±0,008 (P<0,05). Khi tiếp tục tăng nhiệt độ chiết từ 95-100OC thì tổng năng lực khử của dịch chiết nấm rơm thu được không tăng lên (P>0,05).
Từ kết quả phân tích tổng năng lực khử và khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết nấm rơm ở các nhiệt độ khác nhau, thấy có sự khác biệt khi chiết ở 90OC với chiết ở 95OC và 100OC. Khi chiết ở 90OC thì khả năng chống oxy hóa của
dịch chiết nấm rơm thấp hơn so với chiết ở 95OC và 100OC. Còn chiết ở 95OC và
100OC thì kết quả về tổng năng lực khử và khả năng khử gốc tự do DPPH không
cho thấy sự khác biệt. Như vậy, ngưỡng nhiệt độ chiết thích hợp là từ 95OC đến
100OC. Tuy nhiên, khi chiết ở nhiệt độ thấp hơn thì tiết kiệm nhiệt lượng cung cấp
cho quá trình chiết. Do vậy, chọn nhiệt độ chiết ở 95OC là thích hợp nhất.
3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết nấm rơm chiết nấm rơm
Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết nấm rơm được trình bày trên đồ thị Hình 3.3.
a
Hình 3.3. Khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết nấm rơm theo thời gian chiết.
Từ kết quả Hình 3.3 cho thấy, khi thời gian chiết kéo dài từ 30 phút đến 60 phút thì khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết nấm rơm tăng từ 0,04±0,002 đến 0,05±0,001 (P<0,05). Khi tiếp tục kéo dài thời gian chiết từ 60 phút đến 90 phút thì khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết nấm rơm không tăng lên (P>0,05).
Ảnh hưởng của thời gian chiết đến tổng năng khử của dịch chiết nấm rơm được trình bày trên đồ thị Hình 3.4.
Hình 3.4. Tổng năng lực khử của dịch chiết nấm rơm theo thời gian chiết.
a
b b
Từ kết quả Hình 3.4 cho thấy, khi thời gian chiết kéo dài từ 30 phút đến 60