6. Kết cấu của luận văn
2.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Nghệ An
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và Hiến pháp năm 1992, ngày 23/6/1994, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ Luật lao động, trong đó dành cả chương XII để quy định về BHXH. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP ngày 15/7/1995. Đây là những cơ sở pháp lý cơ bản để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động BHXH ở nước ta.
Để thống nhất quản lý, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong thực hiện chính sách chế độ người lao động và quản lý quỹ BHXH, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc hai hệ thống Lao động- Thương binh và xã hội và Liên đoàn Lao động. Từ tháng 02/1995 hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động.
Theo đó, BHXH tỉnh Nghệ An được được thành lập theo Quyết định số 16/QĐ- TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bảo hiểm xã hội của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Bảo hiểm xã hội thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An. BHXH tỉnh Nghệ An chính thức nhận bàn giao nhiệm vụ, tổ chức và nhân sự BHXH của hai ngành chuyển sang theo tinh thần Thông tư 125/TT-LĐ ngày 24/6/1995 của Liên đoàn Bộ: Ban Tổ chức Chính phủ-Bộ LĐ-TB&XH-Tổng LĐLĐ Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1995. Như vậy, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tê); quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
Hệ thống BHXH các huyện, thi xã, được thành lập theo Quyết định số 16/QĐ- TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, gồm:
1. Bảo hiểm xã hội TP Vinh 2. Bảo hiểm xã hội thị xã Cửa Lò 3. Bảo hiểm xã hội huyện Quỳnh Lưu 4. Bảo hiểm xã hội huyện Diễn Châu 5. Bảo hiểm xã hội huyện Nghi Lộc 6. Bảo hiểm xã hội huyện Yên Thành 7. Bảo hiểm xã hội huyện Hưng Nguyên 8. Bảo hiểm xã hội huyện Con Cuông 9. Bảo hiểm xã hội huyện Quỳ Hợp 10.Bảo hiểm xã hội huyện Quỳ Châu 11.Bảo hiểm xã hội huyện Quế Phong 12.Bảo hiểm xã hội huyện Tân Kỳ 13.Bảo hiểm xã hội huyện Đô Lương 14.Bảo hiểm xã hội huyện Anh Sơn, 15.Bảo hiểm xã hội huyện Nghĩa Đàn 16.Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương 17.Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Sơn 18.Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn 19.Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Chương.
Và cơ cấu bộ máy tổ chức các Phòng nghiệp vụ giúp việc Giám đốc BHXH tỉnh được thành lập theo Quyết định số 16/QĐ-TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam, gồm: 1. Phòng Quản lý chế độ, chính sách BHXH 2. Phòng Quản lý Thu BHXH 3. Phòng Kế hoạch-Tài chính 4. Phòng Tổ chức-Hành chính 5. Phòng Kiểm tra
Tổng số cán bộ, công chức toàn hệ thống sau khi thành lập là 62 người.
Cùng với xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ, tổ chức Đảng, Công đoàn. Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh BHXH tỉnh đã được thành lập và đi vào hoạt động.
Tháng 1/2003, ngành BHXH tiếp nhận nhiệm vụ, tổ chức bảo hiểm y tế (BHYT) chuyển sang theo Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ và được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao thành lập 8 phòng nghiệp vụ (thêm 3 phòng: Phòng Giám định chi, Phòng bảo hiểm tự nguyện và Phòng Công nghệ-Thông tin) và thực hiện 16 nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định 1620/QĐ-BHXH ngày 17/12/2002.
Thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh, ngày 15/11/2007 thị xã Thái Hoà được thành lập, BHXH thị xã Thái Hòa chia tách thành lập mới từ BHXH huyện Nghĩa Đàn. Ngày 03 tháng 4 năm 2013, thị xã Hoàng Mai được thành lập, theo đó BHXH thị xã Hoàng Mai chia tách thành lập mới từ BHXH huyện Quỳnh Lưu.
Ngày 01/1/2009, BHXH tỉnh được giao thành lập 10 phòng nghiệp vụ, gồm: phòng Chế độ BHXH, Phòng Giám định BHYT, Phòng Thu, Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Kiểm tra, Phòng Công nghệ Thông tin, Phòng Cấp sổ - Thẻ và Phòng Quản lý hồ sơ và thực hiện 20 nhiệm vụ, quyền hạn (theo Quyết định 4875/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008) về chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng của ngành, trải qua 18 năm xây dựng và phát triển BHXH tỉnh Nghệ An không ngừng được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động qua từng thời kỳ. Từ 4 phòng nghiệp vụ và 19 BHXH huyện, thị xã trực thuộc với 62 cán bộ, công chức, đến nay, toàn hệ thống có 10 phòng nghiệp vụ, 21 BHXH huyện, thị xã, thành phố với 518 cán bộ, công chức. Những cán bộ, công chức gắn bó lâu năm trong ngành được cử đào tạo, thường xuyên tập huấn chuyên môn, cập nhật qui trình qui định của ngành và trở thành những cán bộ giỏi quản lý và thông thạo nghiệp vụ. Hầu hết cán bộ, công chức được bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của ngành. Các thế hệ cán bộ, công chức BHXH tỉnh luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tận tâm phục vụ đối tượng, nổ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện chế độ, chính sách
BHXH, BHYT ở địa phương với thành tích năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm, cơ
quan đạt danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc, được BHXH Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An và các Đoàn thể cấp trên tuyên dương, khen thưởng. Tổ chức Đảng, Công đoàn, Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh liên tục đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu cấu tổ chức BHXH tỉnh Nghệ An
2.2. Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người dân tại tỉnh Nghệ An
2.2.1. Thực trạng quá trình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện thời gian qua
BHXH tự nguyện được kỳ vọng là chỗ dựa cho người thu nhập thấp, đem đến cơ hội hưởng “lương hưu” cho hàng chục triệu người không nằm trong diện đóng BHXH bắt buộc, tuy nhiên trên thực tế số người tham gia hình thức bảo hiểm này vẫn vô cùng ít ỏi. Thực hiện Luật BHXH, Chính sách BHXH tự nguyện chính thức có hiệu lực từ ngày 01.01.2008 và được triển khai đồng bộ trên cả nước, mở ra cơ hội ổn định cuộc sống cho nhiều người lao động, nhất là người nghèo, thợ thủ công, nông dân, tiểu thương, kinh doanh nhỏ lẻ,…. Ưu việt như vậy, nhưng sau một thời gian triển khai loại hình này mới thu hút được một lượng ít ỏi người tham gia. Tại Nghệ An, sau 1 năm thực hiện cả tỉnh mới 45 người tham gia, đến tháng 09 năm 2012 con số này tăng lên 15.041 người. Mặt dù là tăng nhưng có thể nói rằng đây là một con số ít ỏi trong tổng số hàng trăm nghìn lao động không nằm trong diện tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh. Ít người tham gia, trong khi tiềm năng của thị trường này còn rất lớn, nguyên nhân có thể kể đến: Các đối tượng tham gia chưa có nhận thức đầy đủ, chưa hiểu đúng ý nghĩa của chính sách này, đại bộ phận
người dân vẫn còn nặng quan niệm chỉ lo cuộc sống trước mắt, mà chưa lo cho tương lai, khi không còn sức lao động. Khâu tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Theo tìm hiểu thì BHXH tự nguyện còn thiếu sự chia sẻ và hỗ trợ kịp thời cho người tham gia. Công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc các quy định liên quan vẫn chưa được chú trọng và thiếu những hình thức phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến từng đối tượng. Hồ sơ thủ tục đăng ký kê khai dành cho người tham gia chưa thuận lợi (các thủ tục tham gia phải tiến hành tại BHXH các huyện, thành phố), trong khi đó thiếu sự hợp tác của chính quyền địa phương. Thêm vào đó, là các rủi ro tiềm ẩn gắn liền với nghề nghiệp, công việc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào tác động tiêu cực đến thu nhập, do đó thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của người nộp bảo hiểm là điều không hề đơn giản. Điều nữa là cho đến thời điểm hiện nay người muốn tham gia phải thương thảo và làm việc trực tiếp với cơ quan BHXH, tự mình thực hiện nghĩa vụ, tự mình chịu trách nhiệm. Họ vẫn chưa có một hiệp hội nào để uỷ quyền đối tác, thương thảo, và đặc biệt là hỗ trợ tiếp sức khi mùa màng hay công việc làm ăn thất bát, khó có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Bao nhiêu năm quần quật lao động, đến lúc già ai cũng muốn sống quãng đời còn lại một cách bình yên trong sự bao bọc của hệ thống phúc lợi và an sinh cộng đồng. Nhưng với người lao động bình thường việc tiếp cận với BHXH TN không phải là điều đơn giản. Nhiều người dân băn khoăn: “nghe nói Nhà nước đã có chính sách BHXH TN, nếu tham gia thì sau này già cũng được hưởng lương hưu như cán bộ nhà nước, nhiều bà con rất phấn khởi, cũng muốn đóng. Nhưng khó tiếp cận vì phải lên trung tâm huyện, nhất là những địa bàn xa, tốn kém quá nên lại thôi”. Những nguyên nhân làm cho người dân băn khoăn chính bởi do thủ tục dành cho người tham gia BHXH TN chưa có đại diện của cơ quan BHXH thực hiện tại các địa bàn xã, thị trấn hoặc thực hiện tại nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống và nhất là khâu tuyên truyền trực tiếp đến với từng người lao động. Vì vậy, để chính sách BHXH TN được đi vào cuộc sống thì đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn không chỉ của các cấp, các ngành mà còn tạo được sự thuận lợi nhất cho người lao động trong việc tiếp cận chính sách BHXH tự nguyện.
2.2.2 Kết quả đạt được
Theo báo cáo tổng hợp thu BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Nghệ An qua 5
Bảng 2.1. Tình hình thu BHXH TN qua 5 năm (2008 – 2012) (Đvt: Triệu đồng)
Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tốc độ tăng bình quân Số người (người) 3.680 9.029 12. 600 13. 829 15. 326 51,37% Số tiền thu BHXH TN(đồng) 3.744. 324.000 9.213.403.400 17.207.862.240 27. 380.296.900 38.457.294.400 83,10% Nguồn: BHXH tỉnh Nghệ An
Bảng 2.2. Số người tham gia BHXH tự nguyện phân theo địa bàn năm 2012
Số người đang tham gia
TT Tên đơn vị Tổng cộng,
Trong đó:
Số người tham gia đã có
sổ BHXH BB trước đó
Số người
tham gia mới
A B 1 = 2 + 3 2 3
1 Thành phố Vinh 1176 809 367
2 Thị xã Cửa Lò 442 405 37
3 Thị xã Thái Hoà 945 887 58
4 Huyện Anh Sơn 350 311 39
5 Huyện Diễn Châu 1976 1625 351
6 Huyện Con Cuông 76 22 54
7 Huyện Đô Lương 1683 1614 69
8 Huyện Nam Đàn 727 658 69
9 Huyện Nghĩa Đàn 1004 973 31
10 Huyện Nghi Lộc 732 673 59
11 Huyện Thanh Chương 941 871 70
12 Huyện Tương Dương 19 10 9
13 Huyện Kỳ Sơn 38 20 18
14 Huyện Tân Kỳ 367 246 121
15 Huyện Quỳnh Lưu 2598 2264 334
16 Huyện Quỳ Châu 41 20 21
17 Huyện Quỳ Hợp 242 194 48
18 Huyện Quế Phong 36 20 16
19 Huyện Hưng Nguyên 620 572 48
20 Huyện Yên Thành 1313 980 333
21 Thị xã Hoàng Mai 0 0 0
Tổng cộng: 15 326 13 174 2 152
Đến nay, theo báo cáo tổng hợp chi đã có 21 đối tượng hưởng chế độ hưu trí do quỹ BHXH TN chi trả, toàn bộ là những người lao động đã có thời gian tham gia
BHXH bắt buộc.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phần này, đề tài tập trung vào việc trình bày quy trình nghiên cứu và các phương pháp sử dụng để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Như được đề cập trong phần mở đầu, mục tiêu chung của đề tài khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Nghệ An. Để đáp ứng mục tiêu chung này, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể hơn bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố theo mô hình hành vi tiêu dùng TRA, TPB của Fishbein và Ajzen và một số mô hình nghiên cứu liên quan. Vì đối tượng nghiên cứu là mới, đề tài cũng thực hiện việc điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là sự quan tâm tham gia BHXH TN của người buôn bán nhỏ lẻ. Và sau cùng, đề tài thực hiện kiểm định mô hình giả thuyết và xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH TN của người lao động buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Nghệ An.
Các nội dung tiếp theo, đề tài lần lượt trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả các bước cụ thể trong quy trình này, sau đó là các phương pháp dự định sử dụng để phân tích dữ liệu.
2.3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ: bao gồm hai nghiên cứu: định tính và định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ định tính: được thực hiện tại tỉnh Nghệ An vào tháng 08 năm 2013 thông qua phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Trên có sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước và kết quả thảo luận với 20 chuyên gia (trong đó 04 lãnh đạo BHXH tỉnh Nghệ An, 01 cán bộ làm công tác tuyên truyền của BHXH tỉnh và 07 người buôn bán nhỏ lẻ có các công việc khác nhau như: Buôn bán tạp hóa; buôn bán mỹ phẩm, quần áo, giày dép; Kinh doanh cà phê - nước giải khát; Dịch vụ ăn uống bình dân; Buôn bán hoa quả, trái cây; Buôn bán thực phẩm hàng ngày; Công việc kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ khác. chưa tham gia BHXH, sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi; Còn lại 03 cán bộ thu BHXH tỉnh, 05 cán bộ thu của BHXH các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh dùng phương pháp thảo luận nhóm). Nghiên cứu đã giúp cho việc xây dựng các biến số tiềm ẩn (Latent Variable), biến số quan sát (Observed Variable) làm cơ sở cho việc hình thành bảng câu hỏi và thiết kế mô hình nghiên cứu (xem phụ lục về dàn bài thảo luận nhóm).
Bảng 2.3. Tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu của đề tài Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Kỹ thuật nghiên cứu Thời gian
thực hiện Địa điểm thực hiện 1 Sơ bộ Định tính, 24 chuyên gia
Thảo luận nhóm, phỏng vấn tay đôi liên quan trực tiếp đến các
mục hỏi trong bảng câu hỏi sơ bộ. 08/2013
Tỉnh Nghệ An 2 Thí điểm Định lượng, 50 mẫu Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi sơ bộ đã điều chỉnh từ phỏng vấn tay đôi ở bước 1.
09/2013 Tỉnh Nghệ An 3 Chính thức Định lượng, 300 người buôn bán nhỏ lẻ Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng