Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 35 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ: bao gồm hai nghiên cứu: định tính và định lượng.

- Nghiên cứu sơ bộ định tính: được thực hiện tại tỉnh Nghệ An vào tháng 08 năm 2013 thông qua phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm. Trên có sở tổng hợp các lý thuyết của các tác giả nghiên cứu trước và kết quả thảo luận với 20 chuyên gia (trong đó 04 lãnh đạo BHXH tỉnh Nghệ An, 01 cán bộ làm công tác tuyên truyền của BHXH tỉnh và 07 người buôn bán nhỏ lẻ có các công việc khác nhau như: Buôn bán tạp hóa; buôn bán mỹ phẩm, quần áo, giày dép; Kinh doanh cà phê - nước giải khát; Dịch vụ ăn uống bình dân; Buôn bán hoa quả, trái cây; Buôn bán thực phẩm hàng ngày; Công việc kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ khác. chưa tham gia BHXH, sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi; Còn lại 03 cán bộ thu BHXH tỉnh, 05 cán bộ thu của BHXH các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh dùng phương pháp thảo luận nhóm). Nghiên cứu đã giúp cho việc xây dựng các biến số tiềm ẩn (Latent Variable), biến số quan sát (Observed Variable) làm cơ sở cho việc hình thành bảng câu hỏi và thiết kế mô hình nghiên cứu (xem phụ lục về dàn bài thảo luận nhóm).

Bảng 2.3. Tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu của đề tài Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

Kỹ thuật nghiên cứu Thời gian

thực hiện Địa điểm thực hiện 1 Sơ bộ Định tính, 24 chuyên gia

Thảo luận nhóm, phỏng vấn tay đôi liên quan trực tiếp đến các

mục hỏi trong bảng câu hỏi sơ bộ. 08/2013

Tỉnh Nghệ An 2 Thí điểm Định lượng, 50 mẫu Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi sơ bộ đã điều chỉnh từ phỏng vấn tay đôi ở bước 1.

09/2013 Tỉnh Nghệ An 3 Chính thức Định lượng, 300 người buôn bán nhỏ lẻ Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi điều tra chính thức đã được hoàn thiện từ kết quả phân tích ở bước 2

Từ tháng 09/2013

Tỉnh Nghệ An

- Nghiên cứu sơ bộ định lượng: được thực hiện tại tỉnh Nghệ An vào tháng 09 năm 2013 với một mẫu 50 người đã tham gia BHXH và chưa tham gia BHXH, theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Mục đích của nghiên cứu này nhằm để kiểm tra độ khó, tính đơn nghĩa của bảng câu hỏi.

Quy trình nghiên cứu

Hình 2.2. Quy trình Nghiên cứu

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các nhân tốảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Nghệ An

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các mô hình hành vi tiêu dùng: TRA, TPB và các nghiên cứu khác

NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ

Thảo luận chuyên gia

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Phát triển thang đo và bảng câu hỏi điều tra ban đầu

Đánh giá sơ bộ thang đo – Xây dựng bảng câu hỏi điều tra chính thức Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hồi quy

Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp định lượng và cũng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp những người buôn bán nhỏ lẻ với kích thước mẫu là 380 mẫu. Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại tỉnh Nghệ An trong tháng 9 năm 2013.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)