Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 37 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Xây dựng thang đo

2.3.2.1. Thái độ đối với việc tham gia BHXH

Trong nghiên cứu này, Thái độ là thái độ của người tham gia BHXH TN, được lấy từ mô hình TRA (Fishbein và Ajzen, 1975) và TPB (Ajzen, 1991), ký hiệu là THAIDO. Khi người dân cảm nhận lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có niềm tin với dịch vụ BHXH TN thì họ quan tâm đến việc tham gia BHXH TN. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 7 biến quan sát, ký hiệu từ THAIDO1 đến THAIDO7. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (1= hoàn toàn không đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý). Các mục hỏi này được điều chỉnh từ một số nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực hành vi người tiêu dùng (Olsen, 2003; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008).

Bảng 2.4. Thang đo Thái độ

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Thaido1

BHXH tự nguyện là chính sách dành cho những người lao động tự tạo thu nhập, tham gia để được hưởng chế độ hưu trí khi về già, tôi cảm thấy thích thú về điều này.

Thaido2 Tôi thấy an tâm khi chính sách BHXH tự nguyện được nhà nước tổ chức

triển khai và bảo hộ.

Thaido3 Tôi thấy tham gia BHXH TN là việc làm hữu ích.

Thaido4 Tham gia BHXH TN là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

Thaido5 Tôi nghĩ rằng lương hưu là cần thiết để đảm bảo cuộc sống.

Thaido6 Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH TN mang lại . lai lại lại.

Thaido7 Tôi cho rằng BHXH TN là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước mang ý nghĩa lớn tạo ra cơ hội hưởng lương hưu cho mọi người dân khi hết tuổi lao động.

2.3.2.2. Kỳ vọng của gia đình

Sự kỳ vọng của người thân trong gia đình đối với việc tham gia BHXH tự nguyện được hiểu là sự mong muốn, sự ủng hộ của người thân (Olsen, 2004; Tuu và

cvt, 2008) trong việc đảm bảo có một nguồn tài chính ổn định khi về già nếu tham gia BHXH tự nguyện, nếu những người thân trong gia đình có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với họ thì sự quan tâm đối với việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ tăng lên. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ KYVONG1 đến KYVONG3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý). Thang đo này được kế thừa và hiệu chỉnh từ các nghiên cứu trước đây (Olsen, 2003; Nguyễn Quốc Bình, 2013).

Bảng 2.5. Thang đo Kỳ vọng của gia đình

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Kvgdinh1 Người thân trong gia đình ủng hộ tô i tro n g việc tham gia BHXH TN.

Kvgdinh2 Những người thân trong gia đình cho rằng việc có nguồn thu nhập ổn định khi về già là điều tốt.

Kvgdinh3 Những người thân trong gia đình kh u yến k h ích tô i th am g ia BHX H tự n g u yện

2.3.2.3. Ý thức sức khỏe khi về già

Ý thức và quan tâm về sức khỏe cũng đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHXH tự nguyện (Nguyễn Quốc Bình, 2013). Phù hợp với phân tích yếu tố tuổi tác khi những người từ tuổi trung niên trở đi họ thường quan tâm đến thu nhập ổn định và sức khỏe nhiều hơn những người trẻ tuổi, do đó dường như rằng mức cảm nhận tầm quan trọng của mức độ quan tâm đến BHXH tự nguyện cũng mạnh mẽ hơn. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QTAMSKHOE1 đến QTSKHOE3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 2.6. Thang đo Ý thức sức khỏe khi về già

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Ytskhoe1 Tôi nghĩ mình là người rất ý thức đến sức khỏe khi về già

Ytskhoe2 Tôi đang rất quan tâm đến sức khỏe của tôi

Ytskhoe3 Tôi quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện để có một nguồn

2.3.2.4. Trách nhiệm đạo lý

Đối với việc tham gia BHXH tự nguyện, đây là một chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu rủi ro, có nguồn thu nhập ổn định và được đảm bảo sức khỏe khi về già. Đối với những người có độ tuổi trung niên, đã có gia đình và con cái mà có nguồn thu nhập ổn định, chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào thì việc quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện được xem là một quyết định có ý nghĩa với bản thân và thể hiện có trách nhiệm với gia đình và con cái.

Bảng 2.7. Thang đo Trách nhiệm đạo lý

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Daoly1 Tôi lo ngại khi về già phải sống phụ thuộc vào con cái và tôi phải sống ngày càng có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình.

Daoly2

Tôi nghĩ rằng cần thiết phải có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế (bảo hiểm y tế) khi tuổi già để cuộc sống được đảm bảo, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hết tuổi lao động.

Daoly3 Tôi cho rằng tham gia BHXH TN là thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.

Daoly4 Tôi nghĩ rằng tham gia BHXH TN là cách để tích lũy trong cuộc sống và đã tự lo cho mình khi hết tuổi lao động.

Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ DAOLY1 đến DAOLY4. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý). Việc hình thành nên thang đo này căn cứ vào một nghiên cứu của Olsen (2001) liên quan đến trách nhiệm đạo lý của người nội trợ đối với gia đình.

2.3.2.5. Kiểm soát hành vi

Kiểm soát hành vi đối với việc tham gia BHXH tự nguyện trong nghiên cứu này có xét đến các rào cản về thời gian, mức đóng, kiến thức (Olsen, 2004; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008) và có liên quan mật thiết đến các yếu tố khác như tuổi tác, thu nhập, sự kỳ vọng của gia đình và hiểu biết về BHXH tự nguyện (Nguyễn Quốc Bình, 2013). Điều này cũng đồng nghĩa với các khái niệm của các nhân tố khác là đều có ảnh hưởng tích cực đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ KSOATHVI1 đến KSOATHVI3. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn

không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý) với các mục hỏi tương tự như của Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo (2008).

Bảng 2.8. Thang đo Kiểm soát hành vi

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Kshanhvi1 Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để tham gia BHXH tự nguyện

Kshanhvi2 Nếu muốn, tôi có thể dẽ dàng đăng ký tham gia bảo hiểm XH tự nguyện trong tuần tới

Kshanhvi3 Tôi cảm thấy việc tham gia BHXH tự nguyện là không có cản trở nào cả

2.3.2.6. Kiến thức về BHXH tự nguyện

Bảng 2.9. Thang đo Kiến thức về BHXH tự nguyện

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Kthuc1 Tôi đã được nghe nói về BHXH TN thông qua báo, loa phát thanh ở Tổ, Thôn, Xóm; đài phát thanh, truyền hình.

Kthuc2 Tôi đã được biết về BHXH TN qua những tờ gấp, áp phích, người quen.

Kthuc3 Tôi hiểu rõ những điều khoản quy định trong Luật BHXH TN (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký,…).

Kthuc4 Tôi hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHXH TN.

Kthuc5 Tôi biết về sự liên thông (cộng nối) giữa BHXH BB và BHXH TN.(nghĩa là đang tham gia BHXH BB, nghỉ việc thì có thể tham gia BHXH TN và ngược lại).

Hiểu biết về BHXH tự nguyện và thủ tục thực hiện được xem là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích việc lựa chọn tham gia hay không tham gia. Kiến thức là một nguồn lực bên trong có thể được liên kết với một số khía cạnh, từ việc đánh giá chất lượng của sản phẩm, thủ tục thưc hiện giản đơn hay phức tạp …..mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân càng tốt thì thì sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện càng tăng. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ KIENTHUC1 đến KIENTHUC5. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý) và được điều chỉnh từ nghiên cứu của Rortveit và Olsen (2007).

2.3.2.7. Thang đo Tuyên truyền BHXH tự nguyện

Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào có thang đo thể hiện sự tuyên truyền về BHXH tự nguyện được đề xuất ở Việt Nam và thế giới, vì vậy nghiên cứu này phát triển thang đo này dựa trên các đo lường về hoạt động quảng bá nói chung. Mức độ cảm nhận về tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện còn được phát triển thông qua nghiên cứu định tính, thang đo này gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ TTRUYEN1 đến TTRUYEN 5. Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý). Các biến quan sát trên đây được phát triển dựa trên các nghiên cứu trước đây liên quan đến hoạt động quảng bá của các doanh nghiệp (Nguyễn Thị Hồng Cẩm, 2012).

Bảng 2.10. Thang đo Tuyên truyền về BHXH tự nguyện

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Ttruyen1 Chính sách BHXH tụ nguyện ở Nghệ An được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng

Ttruyen2 Chính sách BHXH tụ nguyện ở Nghệ An được tuyên truyền rộng rãi trên trên Internet

Ttruyen3 Các nhân viên của BHXH tỉnh thường xuyên giới thiệu Chính sách BHXH tự nguyện ở Nghệ An

Ttruyen4 Chính quyền địa phương thường xuyên giới thiệu Chính sách BHXH tự nguyện ở Nghệ An.

Ttruyen5

Những người mà tôi quen biết thường xuyên nói về Chính sách BHXH tự nguyện ở Nghệ An

2.3.2.8. Thang đo Sự quan tâm tham gia BHXH

Sự quan tâm tham gia BHXH TN được thể hiện: cảm nhận lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội, từ đó quan tâm nhiều hay ít đến việc tham gia BHXH TN. Thang đo sự quan tâm tham gia BHXH TN, ký hiệu SUQTAM, được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ SUQTAM1 đến SUQTAM4, dựa vào nghiên cứu của Hayakawa (2000) và mô hình TPB (Ajzen, 1991). Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 hoàn toàn đồng ý).

Bảng 2.11. Thang đo sự quan tâm tham gia BHXH TN

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

Sqtam1 Tôi nghĩ tham gia BHXH TN là quan trọng đối với tôi và gia đình

Sqtam 2 Tôi quan tâm đến việc tham gia BHXH TN

Sqtam 3 Việc tham gia BHXH TN sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho tôi và gia đình

Sqtam 4 Tham gia BHXH TN là điều tôi hằng mong ước và khát khao.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)