Trách nhiệm đạo lý

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 71 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.4.Trách nhiệm đạo lý

Như kết quả phân tích đã chỉ ra, Trách nhiệm đạo lý đã có một ảnh hưởng dương có ý nghĩa thống kê lên Sự quan tâm tham gia BHXH TN. Kết quả này là phù hợp với phát hiện của Olsen (2001) rằng Trách nhiệm đạo lý trong việc chăm sóc con cái và gia đình làm gia tăng tiêu dùng các sản phẩm tốt cho sức khỏe (ví dụ: cá). Nó cũng phù hợp với xu hướng mở rộng mở hình TPB bằng cách cải thiện sức mạnh dự báo của các nhân tố xã hội trong mô hình (Ajzen, 1991; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008).

Phát hiện này cũng chứa đựng hàm ý rằng những người buôn bán nhỏ lẻ có nhận thức rõ ràng về trách nhiệm chăm lo cho bản thân khi về già, và bớt phụ thuộc vào con cái như quan điểm truyền thống trước đây, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Điều này cũng gián tiếp khẳng định rằng tham gia BHXH tự nguyện là một giải pháp góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu rủi ro, có nguồn thu nhập ổn định và được đảm bảo sức khỏe khi về già cho các hộ buôn bán nhỏ lẻ. Và đối với họ tham gia BHXH tự nguyện được xem là một quyết định có ý nghĩa với bản thân và thể hiện có trách nhiệm với gia đình và con cái.

4.2.5. Kiểm soát hành vi cảm nhận

Ajzen (1991) kết luận rằng việc bao gồm kiểm soát hành vi đã cải thiện đáng kể khả năng dự báo cho động cơ. Kết luận này đã nhận được sự ủng hộ từ nghiên cứu khả năng dự báo cho động cơ. Kết luận này đã nhận được sự ủng hộ từ nghiên cứu này. Tuy nhiên, cũng nên để ý rằng vai trò dự báo của nhân tố này có thể thay đổi, thậm chí giảm mạnh và trở nên không có ý nghĩa thống kê với sự hiện diện của thói quen (Verbeke & Vackier, 2005), hoặc trong bối cảnh đương sự có tính tự quyết cao trong việc đưa ra quyết định mua sản phẩm (Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008). Nghiên cứu này đề nghị một tác động dương của Kiểm soát hành vi đối với Sự quan tâm tham gia BHXH TN, tuy nhiên kết quả là cho thấy một tác động âm. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều đề nghị một tác động dương như đề xuất của nghiên cứu này (lượt khảo của Ajzen, 1991), tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp Kiểm soát hành vi có ảnh hưởng âm đến động cơ chẳng hạn ý định hành vi hoặc sự quan tâm (Kuo và ctv, 2007; Manstead và ctv, 1997). Điều này có thể xảy ra khi người tiêu dùng cảm thấy khả năng để họ thực hiện hành vi là cao, hay mức độ kiểm soát hành vi của họ là mạnh, nhưng bản thân hành vi, chẳng hạn tham gia BHXH TN là không hấp dẫn đối với họ và được xếp xuống hàng thứ yếu so với một số ưu tiên khác (Ajzen, 1991). Cũng có thể họ cảm nhận hành vi là quá nhiều rủi ro đối với họ (Kuo và ctv, 2007).

Như vậy, có thể suy luận rằng trong số những người buôn bán nhỏ lẻ, có khá nhiều người không chọn giải pháp tham gia BHXH TN như là một phương cách để chăm lo cuộc sống khi về già, mà có thể họ chọn giải pháp khác, chẳng hạn tự tiết kiệm. Đây cũng là khuynh hướng xảy ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người có khuynh hướng “cầm tiền trên tay cho chắc” hơn là “bỏ tiền ra” mà không rõ tương lai ra sao.

4.2.6. Kiến thức của người dân về BHXH tự nguyện

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Sự quan tâm tham gia BHXH TN của người dân. Kết quả này phù hợp với các bàn luận và phát hiện trước đây về vai trò của kiến thức người tiêu dùng, đặc biệt khi sản phẩm mang lại những lợi ích lâu dài (Olsen, 2004; Verbeke và Vackier, 2005). Kết quả này cũng tương thích với các nghiên cứu về lình vực bảo hiểm bởi một số nghiên cứu trong nước. Chẳng hạn, Đồng Quốc Đạt (2009) cho rằng người lao động trong khu vực phi chính thức thường thiếu hiểu biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, không có tổ chức đảm bảo cho việc tham gia BHXH, do đó họ không muốn tham gia vào BHXH TN. Hoặc Lê Thị Hương Giang (2010) thấy rằng hiểu biết về bảo hiểm là một nhân tố tác động tích cực và mạnh đến ý định mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Chính vì thế, những hiểu biết về BHXH tự nguyện cũng là một nhân tố gợi mở cho tác giả trong mô hình nghiên cứu sự quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy kết quả này là quan trọng để ủng hộ vai trò của Kiến thức đối với Sự quan tâm tham gia BHXH Tn của người dân.

4.2.7. Tuyên truyền BHXH tự nguyện

Đúng như dự định của tác giả, biến Tuyên truyền giữ vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến Sự quan tâm tham gia BHXH TN của các hộ buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Nghệ An. Điều này cũng phù hợp với suy luận trên đây về Kiến thức liên quan đến BHXH TN. Chính hoạt động tuyên truyền về BHXH TN làm cho người dân hiểu rõ hơn về các lợi ích của chính sách, các thủ tục tiến hành và gia tăng sự tin tưởng vào Nhà nước. Kết quả này cũng khá tương thích với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2012) khẳng định vai trò của quảng bá trong việc gia tăng động cơ quay lại một điểm đến du lịch (Nha Trang), củng cố thái độ tích cực đối với điểm đến, và cuối cùng là lan truyền các thông tin tích cực về điểm đến. Kết quả này có được có lẻ cũng vì thời gian gần đây chính sách BHXH TN được phổ biến rộng khắp trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng ở Nghệ An.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 71 - 73)