6. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Nghiên cứu sơ bộ và chính thức
Sau khi thực hiện xong các bước nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình và thang đo phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra sơ bộ 50 mẫu theo bảng bảng câu hỏi vừa xây dựng để kiểm tra độ khó, tính đơn nghĩa của bảng câu hỏi. Tiếp theo sẽ qua bước nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của những người buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Nghệ An.
Đối tượng nghiên cứu là những người buôn bán nhỏ lẻ, đã tham gia và chưa tham gia BHXH TN, phương pháp thu thập thông tin là tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi chi tiết được soạn sẵn (phụ lục).
Nghiên cứu chính thức được thực hiện để kiểm định mô hình các thang đo. Thang đo được đánh giá sơ bộ qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến.
2.3.3.1. Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu
Đề tài xác định cỡ mẫu theo quy tắc kinh nghiệm là là từi 5 đến 10 mẫu/1 biến quan sát. Tổng số biến quan sát trong mô hình bao gồm 34 mục hỏi, trong đó 30 mục hỏi cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng và 4 mục hỏi cho sự quan tâm tham gia. Vì vậy, số lượng mẫu cần thu là khoảng từ dự định 300 mẫu, tương ứng khoảng 9 quan sát/biến.
Thực tế, tổng mẫu phát ra là 300, tổng số mẫu điều tra hợp lệ thu được của đề tài là 284 mẫu, đây là số mẫu đủ lớn cho đề tài nghiên cứu khám phá dạng này.
2.3.3.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là người lao động buôn bán nhỏ lẻ đã từng đóng BHXH bắt buộc hoặc đang đóng BHXH TN hoặc chưa đóng BHXH bao giờ tại tỉnh Nghệ An. Đề tài lựa chọn những người có tuổi đời từ 15 tuổi trở lên, có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi điều tra.
Thời gian nghiên cứu tiến hành nghiên cứu (thu mẫu điều tra) diễn ra trong tháng 09 năm 2013.
Địa điểm nghiên cứu: tác giả chọn lấy mẫu tại một số các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Nghệ An gồm: Thành Phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, Huyện Hưng Nguyên, Huyện Nam Đàn và huyện Diễn Châu. Đây là các huyện, thị , thành phố có số lượng đối tượng buôn bán nhỏ lẻ tương đối nhiều so với các huyện khác trong tỉnh.
Sau khi phân theo đơn vị hành chính, để đảm bảo tính đại diện cho mẫu, tác giả tiếp tục phân theo các công việc buôn bán nhỏ lẻ khác nhau. Tác giả chia công việc buôn bán nhỏ lẻ thành 07 nhóm chính và tiến hành thu thập số liệu.
2.3.3.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin
Đề tài thực hiện việc chọn mẫu thuận tiện. Do điều kiện khó khăn về địa lý, đề tài này loại bỏ những buôn bán nhỏ lẻ ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ngoài ra, cũng do điều kiện đi lại khó khăn nên ở một số các huyện xa tác giả không trực tiếp phỏng vấn mà nhờ vào những cán bộ BHXH tại các huyện làm công tác thu và khai thác đối tượng tham gia BHXH TN tư vấn và phỏng vấn trực tiếp những người buôn bán nhỏ lẻ đã tham gia BHXH tự nguyện để thu thập số liệu.
Việc phỏng vấn trực tiếp NLĐ buôn bán nhỏ lẻđược tác giả và các anh chị đồng nghiệp thực hiện khá khó khăn vì tốn nhiều thời gian, chi phí đi lại do địa bàn khảo sát rộng, đối tượng thu thập số liệu là khá phức tạp, họ có nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ,… khác nhau. Tuy nhiên được sự tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo BHXH tỉnh, và nhất là sự đồng thuận, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị đồng nghiệp tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố, phiếu câu hỏi khảo sát đề nghị phỏng vấn được gởi đến cho NLĐ buôn bán nhỏ lẻ được chọn. Những NLĐ buôn bán nhỏ lẻ được chọn sẽ được phát một bộ câu hỏi điều tra và yêu cầu họ tự trả lời các mục hỏi. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, tác giả, các anh chị đồng nghiệp thực hiện kiểm tra lại toàn bộ bảng câu hỏi và nếu thấy có sự thiếu sót hoặc không phù hợp của số liệu, tác giả hoặc các anh chị đồng nghiệp sẽ hỏi lại những mục đó để bổ khuyết.