Đánh giá mô hình đo lường bằng độ tin cậy Cronbach’s alpha

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 54 - 56)

6. Kết cấu của luận văn

3.4. Đánh giá mô hình đo lường bằng độ tin cậy Cronbach’s alpha

3.4.1. Phân tích thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Việc tính toán độ tin cậy cho các thang đo bằng hệ số alpha với thủ tục loại bỏ biến cho phép chúng ta đánh giá được độ tốt của các thang đo bước đầu, cũng như đánh giá sự đóng góp của từng chỉ báo vào thang đo lường đó là có đáng kể hay không. Theo lý thuyết ở chương 2, trong nghiên cứu này, các chỉ báo có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Apha từ 0.6 trở lên.

3.4.1.1. Độ tin cậy của thang đo “THÁI ĐỘ”

Thang đo Thái độ gồm 7 quan sát, tuy nhiên qua phân tích độ tin cậy, chỉ có 3 biến thaido1, thaido 6 và thaido7 là có đóng góp đáng kể và thể hiện độ nhất quán cao. Các biến còn lại, khi loại bỏ làm gai tăng độ tin cậy của thang đo. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ giữ lại 3 biến, kết quả phân tích độ tin cậy lần cuối cho thang đo này với hệ số alpha = 0,665 là chấp nhận được. Tất cả các chỉ báo đều có đóng góp chung vào độ tin cậy của thang đo này (Xem Phụ lục 2).

3.4.1.2. Độ tin cậy của thang đo “KỲ VỌNG CỦA GIA ĐÌNH”

Thang đo Kỳ vọng gia đình gồm 3 biến. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo này trên SPSS với hệ số alpha = 0,757 là khá tốt. Tất cả các chỉ báo đều có đóng

góp chung vào độ tin cậy của thang đo này và cả 3 quan sát đều được giữ lại cho phân tích tiếp theo (Xem Phụ lục 2).

3.4.1.3. Độ tin cậy của thang đo “TRÁCH NHIỆM ĐẠO LÝ”

Thang đo Trách nhiệm đạo lý gồm 4 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo này trên SPSS cho ra hệ số alpha = 0,681 là khá tốt. Tất cả các chỉ báo đều có đóng góp chung vào độ tin cậy của thang đo này và đều được giữ lại cho phân tích tiếp theo (Xem Phụ lục 2).

3.4.1.4. Độ tin cậy của thang đo “Ý THỨC SỨC KHỎE KHI VỀ GIÀ”

Thang đo Ý thức sức khỏe gồm 3 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo này trên SPSS với hệ số alpha = 0,768 là khá tốt. Tất cả các chỉ báo đều có đóng góp chung vào độ tin cậy của thang đo này và vì vậy được giữ lại cho phân tích tiếp theo (Xem Phụ lục 2).

3.4.1.5. Độ tin cậy của thang đo “KIỂM SOÁT HÀNH VI”

Thang đo Kiểm soát hành vi gồm 3 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thang đo này trên SPSS cho ra hệ số alpha = 0,838 là khá tốt. Tất cả các chỉ báo đều có đóng góp chung vào độ tin cậy của thang đo này. Vì vậy, cả 3 biến quan sát đều được giữ lại cho phân tích tiếp theo (Xem Phụ lục 2).

3.4.1.6. Độ tin cậy của thang đo “KIẾN THỨC VỀ BHXH TN”

Thang đo Kiến thức về BHXHTN gồm 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy lần đầu loại bỏ biến kthuc5 - Tôi biết về sự tích lũy liên thông giữa BHXHBB & BHXHTN, vì làm giảm độ tin cậy của thang đo hay khi loại bỏ nó, độ tin cậy của thang đo tăng lên. Kết quả phân tích độ tin cậy lần cuối cho thang đo này trên SPSS với 4 quan sát có hệ số alpha = 0,74 là khá tốt. Tất cả các chỉ báo đều có đóng góp chung vào độ tin cậy của thang đo này và được giữ lại cho phân tích tiếp theo – Phân tích nhân tố khám phá EFA (Xem Phụ lục 2).

3.4.1.7. Độ tin cậy của thang đo “TUYÊN TRUYỀN BHXH TN”

Thang đo Tuyên truyền về BHXHTN gồm 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy lần đầu loại bỏ 2 biến: ttruyen1 - Chính sách BHXHTN được tuyên truyền rộng rãi ở Nghệ An, và biến ttruyen 2 - Chính sách BHXHTN được tuyên truyền trên Internet. Hai biến này làm giảm độ tin cậy của thang đo hay khi loại bỏ nó, độ tin cậy của thang đo tăng lên. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Tuyên truyền

Tất cả các chỉ báo đều có đóng góp chung vào độ tin cậy của thang đo này và được giữ lại cho phân tích tiếp theo (Xem Phụ lục 2).

3.4.1.8. Độ tin cậy của thang đo “SỰ QUAN TÂM THAM GIA BHXH TN”

Thang đo Sự quan tâm tham gia BHXH TN gồm 4 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy lần đầu loại bỏ biến: qtam4 - Tôi hằng mong ước và khao khát được tham gia BHXHTN, vì biến này làm giảm độ tin cậy của thang đo hay khi loại bỏ nó, độ tin cậy của thang đo tăng lên. Kết quả phân tích độ tin cậy lần cuối cho thang đo này trên SPSS của thang đo “Sự quan tâm tham gia BHXH TN” với 3 biến quan sát còn lại đạt hệ số alpha = 0,70 là khá tốt. Tất cả các chỉ báo đều có đóng góp chung vào độ tin cậy của thang đo này.

Theo kết quả phân tích ở trên, tất cả các thang đo đều có hệ số Alpha khá lớn, lớn hơn 0,60 và các chỉ báo có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,30. Do đó, tất cả các chỉ báo đủ điều kiện để sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo, phân tích nhân tố khám phá EFA.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của các hộ buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh nghệ an (Trang 54 - 56)