6. Kết cấu của luận văn
3.9. Phân tích hồi quy
3.9.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng 3.10. Bảng hệ số xác định bội và các thông số tóm tắt mô hình
Model R R Square (R2) Adjusted R Square (R2 hiệu chỉnh) Std. Error of the Estimate Thống kê Durbin-Watson 1 .511(a) .261 .231 .60179 2.387
Nhận xét: Kết quả phân tích hồi quy trên 2 Bảng 3.10 và 3.11 chỉ ra rằng hệ số R2 = 26,1% và hệ số này khác 0 có ý nghĩa thống kê với thống kê kiểm định F = 8,744, mức ý nghĩa nhở hơn 1 %. Kết quả này chỉ ra mô hình là phù hợp, và các biến độc lập trong mô hình giải thích được 26,1% sự biến thiên của Sự quan tâm tham gia BHXH TN của những người buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Nghệ An.
Bảng 3.11. Bảng phân tích ANOVA kiểm định sự phù hợp mô hình Model Sum of Squares (Tổng bình phương) Df (Bậc tự do) Mean Square (Bình phương trung bình) Thống kê F Sig. (Mức ý nghĩa) 1 Regression
(Hồi quy) 34.833 11 3.167 8.744 .000(a)
Residual
(Phần dư) 98.504 272 .362
Total
(Tổng) 133.338 283
Nguồn: Điều tra của tác giả
3.9.2. Kiểm định các giả thiết hồi quy cơ bản
Liên quan đến các giả thiết cơ bản của phân tích hồi quy, kết quả phân tích cũng cho thấy phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn với giá trị trung bình bằng 0 (Xem Hình 3.8). Hình 3.9 cung cấp thêm thông tin về phân phối chuẩn của phần dư khi các điểm gần như nằm trên đường chéo.
Hình 3.10 biểu diễn đồ thị phân tán phần dư theo biến phụ thuộc được tính từ hàm hồi quy cũng chỉ ra các điểm phân tán ngẫu nhiên không tuân theo một quy luật nào. Điều này chỉ ra không có hiện tượng phương sai không đều xảy ra, cũng như hiện tượng tự tương quan cũng không xảy ra. Thống kê Durbin-Watson = 2,387 (xấp xỉ 2,0) cũng khẳng định thêm về không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Cuối cùng, các thông kê về hệ số phương sai phóng đại VIF trên bảng 3.12 cũng chỉ ra giá trị đều dưới 2,0 nhỏ hơn mức chấp nhận được 8,0 rất nhiều (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2009). Vì vậy, hiện tượng đa cộng tuyến cũng không xảy ra, hoặc mức độ không đáng kể.
Regression Standardized Residual
3 2 1 0 -1 -2 Fr eq uen cy 40 30 20 10 0 Histogram
Dependent Variable: qtam
Mean =-9.47E-15 Std. Dev. =0.98
N =284
Observed Cum Prob 1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0 E xp ec te d C u m P ro b 1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0
Normal P-P Plot of Regression Standardized Residual
Dependent Variable: qtam
Hình 3.9. Đồ thị P-P phân phối phần dư
Regression Standardized Predicted Value
4 2 0 -2 -4 R e g re s s io n S ta n d a rd iz e d R e s id u a l 3 2 1 0 -1 -2 Scatterplot
Dependent Variable: qtam
Hình 3.10. Đồ thị phân tán phần dư theo biến phụ thuộc dự báo
3.9.3. Kiểm định các giả thuyết đề xuất
Bởi vì tất cả các giả thiết cơ bản của phân tích hồi quy đã được đáp ứng, cũng như hàm quy ước lượng được là phù hợp với dữ liệu, tác giả sẽ tiếp tục đánh giá các giả thuyết.
Trước khi đi vào nhận xét các giả thuyết, ta nhận thấy rằng các biến nhân khẩu học (Giới tính, Tuổi, Thu nhập và Học vấn) là các biến kiểm soát trong mô hình không có ảnh hưởng đến Sự quan tâm tham gia BHXH TN. Kết quả này là rất đáng mong muốn để nhận định rằng, sự biến thiên của Sự quan tâm tham BHXH TN được giải thích bởi mô hình hồi quy chủ yếu do các biến tâm lý đề nghị trong mô hình ở Chương 1 gây ra.
Bảng 3.12. Kết quả ước lượng hàm hồi quy đa biến
Unstd. Coefficients (Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa)
Std. Coefficients (Hệ số hồi quy chuẩn hóa) Thống kê student t Sig. (Mức ý nghĩa) Collinearity Statistics (Thống kê cộng tuyến) Giả thuyết và các biến số độc lập B Std,
Error Beta Tolerance VIF
Hệ số tung độ góc 2,303 0,492 4,680 0,000 H1. Thái độ 0,131 0,066 0,107 1,977 0,049 0,921 1,085 H2. Kỳ vọng gia đình 0,095 0,056 0,097 1,689 0,092 0,827 1,209 H3. Ý thức sức khỏe -0,211 0,051 -0,244 -4,167 0,000 0,791 1,264 H4. Trách nhiệm đạo lý 0,089 0,053 0,099 1,678 0,095 0,772 1,295 H5. Kiểm soát hành vi -0,111 0,057 -0,109 -1,927 0,055 0,851 1,175 H6. Kiến thức 0,181 0,057 0,175 3,185 0,002 0,903 1,108 H7. Tuyên truyền 0,253 0,048 0,283 5,242 0,000 0,930 1,076 Các biến kiểm soát Giới tính -0,077 0,086 -0,048 -0,895 0,371 0,956 1,046 Học vấn 0,003 0,025 0,007 0,126 0,900 0,976 1,024 Tuổi -0,023 0,053 -0,023 -0,438 0,662 0,946 1,057 Thu nhập -0,017 0,030 -0,031 -0,579 0,563 0,968 1,033
Biến phụ thuộc: qtam – Sự quan tâm tham gia BHXH TN
Nguồn: Điều tra của tác giả
Các giả thuyết trong Chương 1 đã đề nghị như sau:
H1: Thái độ có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHXH TN
H2: Kỳ vọng của gia đình có ảnh hưởng cùng chiếu đến sự quan tâm tham gia BHXH TN
H3: Sự quan tâm đến sức khỏe và cuộc sống khi về già có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHXH TN
H4: Trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và con cháu có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHXH TN
H5: Kiểm soát hành vi có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHXH TN
H6: Kiến thức về BHXH tự nguyện có ảnh hưởng cùng chiều đến sự quan tâm tham gia BHXH TN
H7: Tuyên truyền BHXH tự nguyện có ảnh hưởng thuận chiều đến sự quan tâm tham
gia BHXH TN
Hình 3.11. Mô hình tác động chuẩn hóa của các nhân tố
Kết quả mô hình sau khi phân tích cho ở Hình 3.11. Kết quả phân tích trên Bảng 3.12 cho thấy tất cả các biến độc lập đều ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến Sự quan
tâm tham gia BHXH TN với mức ý nghĩa nhở hơn 10%. Tuy nhiên, trong khi Thái độ
(Giả thuyết 1: B = 0,131; Beta = 0,107; t = 1,977; Mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%), Kỳ vọng gia đình (Giả thuyết 2: B = 0,095; Beta = 0,097; t = 1,689; Mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%), Trách nhiệm đạo lý (Giả thuyết 4: B = 0,089; Beta = 0,099; t = 1,678; Mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%); Kiến thức về BHXH TN (Giả thuyết 6: B = 0,181; Beta = 0,175; t = 3,185; Mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%), và Tuyên truyền về BHXH TN (Giả thuyết 7: B = 0,253; Beta = 0,283; t = 5,242; Mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%) có tác động dương như đề nghị, thì 2 biến còn lại là Ý thức sức khỏe (Giả thuyết 3: B = -0,211; Beta = -0,244; t = -4,167; Mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%) và Kiểm soát hành vi (Giả thuyết 5: B = -0,111;
Tuyên truyền BHXH
TN
Kiến thức về BHXH
TN
Thái độ đối với việc
tham gia Trách nhiệm đạo lý Kỳ vọng của gia đình Kiểm soát hành vi Sự quan tâm tham gia BHXH TN Ý thức sức khỏe khi về già 0,283 0,175 0,107 0,099 0,097 - 0,109 -0,244 R2 = 0.261
Beta = -0,109; t = -1,927; Mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%) lại có tác động âm lên Sự quan tâm tham gia BHXH TN.
Kết quả này vì vậy ủng hộ các giả thuyết H1, H2, H4, H6 và H7, trong khi việc tác động trái dấu (dấu âm thay vì dấu dương liên quan đến các giả thuyết H3 và H5 về lý luận và thực tiễn vẫn có ý nghĩa nhất định nhưng cần các giải thích và lý giải phù hợp.
Kết luận chương 3
Chương này phân tích đặc điểm mẫu điều tra theo các biến nhân khẩu học với số mẫu đưa vào phân tích là 287 mẫu. Tổng số biến quan sát ban đầu là 34 biến. Sauk hi kiểm định các thang đo bằng 2 công cụ phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến còn lại cho phân tích tương quan và hồi quy là 21 biến. Tất cả các thang đo còn lại đều độ tin cậy ở mức chấp nhận được đến rất tốt. Quan trọng là, tất cả các biến đề xuất đều được giữ lại gồm 7 nhân tố chung: Sự quan tâm tham gia BHXH TN, Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Ý thức sức khỏe khi về già, Trách nhiệm đạo lý, Kiểm soát hành vi, Kiến thức về BHXH TN và Tuyên truyền về BHXH TN. Phân tích tương quan chỉ ra rằng Sự quan tâm tham gia BHXH TN đều có tương quan với các biến độc lập. Phân tích hồi quy chỉ ra các biến độc lập đều có tác động có ý nghĩa thống kê lên Sự quan tâm tham gia BHXH TN, nhưng 2 biến Ý thức sức khỏe và Kiểm soát có tác động âm, trong khi các biến còn lại có ảnh hưởng dương.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC ĐỀ XUẤT
4.1. Bàn luận chung về kết quả
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH TN của người lao động buôn bán nhỏ lẻ tại Nghệ An. Để giải quyết mục tiêu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, lượt khảo các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng nói chung như TRA và TPB (Ajzen, 1991; Fishbein và Ajzen, 1975), lượt khảo và đánh giá một cách tổng quát các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng nói chung (Olsen, 2001; 2003; 2004; Hồ Huy Tựu và Dương Trí Thảo, 2008) và các nghiên cứu về sự quan tâm của người tiêu dùng dưới góc độ một nhân tố động cơ (Hồ Huy Tựu, 2012) và các nghiên cứu trong lĩnh vực bảo hiểm và BHXH nói riêng tại Việt Nam (Bùi Sỹ Tuấn và Đỗ Minh Hải, 2012; Đồng Quốc Đạt, 2008; Lê Thị Hương Giang, 2010; Lê Trường Giang, 2001; Trương Thị Phượng, 2012).
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành đánh giá thực trạng tình hình lao động thuộc đối tượng nghiên cứu cũng như tình hình thực hiện chính sách BHXH TN cho người lao động tại tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. Từ cơ sở trên tác giả đề xuất một mô hình gồm 7 nhân tố: Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Ý thức sức khỏe, Trách nhiệm đạo lý, Kiểm soát hành vi, Kiến thức và Tuyên truyền về BHXH Tn ảnh hưởng đến Sự quan tâm của người lao động đến việc tham gia BHXH TN.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một quy trình nghiên cứu định lượng một cách chặt chẽ kết hợp cả nghiên cứu thực trạng, định tính qua phỏng vấn tay đôi và định lượng dựa trên dữ liệu điều tra trên diện rộng và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Nghệ An. Đề tài cũng thực hiện việc đánh giá các thang đo bằng một quy trình phân tích 2 bước: phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích chỉ ra có 7 biến chung được hình như dự định gồm: Thái độ, Kỳ vọng của gia đình, Ý thức sức khỏe, Trách nhiệm đạo lý, Kiểm soát hành vi, Kiến thức và Tuyên truyền về BHXH TN), bên cạnh biến phụ thuộc Sự quan tâm tham gia BHXH TN.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả 7 biến đều tác động có ý nghĩa thống kê lên “Sự quan tâm tham gia BHXH TN”. Cũng từ đây, tầm quan trọng của từng biến số được xác định. Cụ thể, căn cứ vào hệ số Beta trong Hình 3.11, nhân tố tác động mạnh nhất đến Sự quan tâm tham gia BHXH TN là Tuyên truyền về BHXH TN (Beta = 0,283), tiếp đến là Ý thức sức khỏe (Beta = - 0,244), Kiến thức về BHXH TN (Beta = 0,175). Các
biến số còn lại, như Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Trách nhiệm đạo lý và Kiểm soát hành vi có ảnh hưởng yếu hơn với cường độ tương đương nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng âm của Ý thức sức khỏe và Kiểm soát hành vi có tác động ngược chiều lên Sự quan tâm tham gia BHXH TN cần phải được xem xét thận trọng hơn vì có khả năng chịu ảnh hưởng của các biến sốẩn khác không hiện diện trong mô hình.
So sánh với một nghiên cứu tương tự của tác giả Nguyễn Quốc Bình được tiến hành tại tỉnh Phú Yên năm 2013 cho thấy có một số điểm khác biệt so với nghiên cứu của tác giả, cụ thể: (1) Mô hình nghiên cứu của tác giả có kế thừa từ kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Bình, tuy nhiên trong mô hình đề xuất của tác giả chỉ có 7 nhân tố trong khi mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình có 8 nhân tố, trong đó Nguyễn Quốc Bình cho rằng nhân tố là “Cảm nhận rủi ro” ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH TN, tuy nhiên tác giả cho rằng nhân tố “cảm nhận rủi ro” đã được hàm chứa trong nhân tố “kiểm soát hành vi” cững như “thái độ đối với việc tham gia BHXH TN”. Thêm vào đó, mô hình nghiên cứu của tác giả có đề xuất thêm nhân tố “Tuyên truyền về BHXH TN”, đây là nhân tố mới có ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH TN so với mô hình của Nguyễn Quốc Bình, và điều này đã được minh chứng trong kết quả kiểm định của tác giả (nhân tố “Tuyên truyền về BHXH TN” ảnh hưởng lớn nhất tới sự quan tâm tham gia BHXH TN); (2) Về kết quả kiểm định mô hình: Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình, nhân tố “Ý thức sức khoẻ” và “Kiểm soát hành vi” không có tác động có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu của tác giả cả hai nhân tố này có tác động âm có ý nghĩa thống kê ở mức 5% tới sự quan tâm tham gia BHXH TN của hộ kinh doanh nhỏ lẻ (kết quả tác động âm của 2 nhân tố này tới sự quan tâm tham gia BHXH TN đã được tác giả lý giải ở chương 3 luận văn này). Như vậy, mặc dù có sự tương đồng về tên đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Bình và nghiên cứu của tác giả, tuy nhiên có nhiều điểm khác biệt giữa hai nghiên cứu này từ mô hình đề lý thuyết đề xuất cũng như kết quả kiểm định. Đồng thời là sự khác biệt giữa hai địa bàn tiến hành nghiên cứu của hai tác giả, với địa bàn tỉnh Nghệ An có quy mô đối tượng hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ lớn hơn nhiều so với tỉnh Phú Yên, thêm vào đó là sự khác biệt về thu nhập, trình độ văn hoá, cơ cấu ngành nghề kinh doanh… của các đối tượng trên cũng có sự khác biệt rất rõ nét ở hai địa phương này.
Tóm lại, mặc dù có một số kết quả trong đề tài không đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả, tuy nhiên kết quả nghiên có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn tại địa phương.
4.2. Bàn luận về ảnh hưởng của các biến số
4.2.1. Thái độ đối với việc tham gia BHXH
Kết quả nghiên cứu chỉ ra một tác động dương có ý nghĩa của Thái độ lên Sự quan tâm tham gia BHXH TN là phù hợp với cơ sở lý thuyết chung TRA và TPB (Ajzen, 1993; Fishbein và Ajzen, 1975), cũng như phù hợp với đánh giá tổng quan của Olsen (2004) và các phát hiện của tác giả này trong nghiên cứu trước đó (Olsen, 2001). So với một số nghiên cứu tại Việt Nam liên quan, kết quả này cũng tương thích với phát hiện của Hồ Huy Tựu (2012) khẳng định một tác động dương của Thái độ lên Sự quan tâm tiêu dùng cá, và đặc biệt với một nghiên cứu gần đây về Sự tham gia BHXH TN của các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Nguyễn Quốc Bình (2013).
Như vậy, chính sự cảm nhận có tính tích cực về các lợi ích của chính sách BHXH TN của các hộ buôn bán nhỏ lẻ đã làm gia tăng Sự quan tâm của họ tham gia vào thực hiện chính sách này. Đây là yếu tố cần được quan tâm trong việc xác định các chính sách thu hút họ tham gia vào hệ thống này. Tuy nhiên, không giống như các bàn luận lý thuyết của các tác giả trong lĩnh vực tâm lý hành vi (Ajzen, 1991; Olsen, 2004) rằng Thái độ là biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến động cơ của người tiêu dùng, trong nghiên cứu này Thái độ chỉ giữ vai trò thứ yếu, và vì vậy việc bao gồm các biến số khác vào mô hình nghiên cứu là xác đáng.
4.2.2. Kỳ vọng gia đình
Tương tự như Thái độ, Kỳ vọng gia đình là nhân tố quan trọng nhất thuộc nhóm nhân tố ảnh hưởng xã hội đã chứng tỏ có ảnh hưởng độc lập và khá quan trọng trong