Trang phục

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 40 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Trang phục

Để đối chọi với cái lạnh giá, khắc nghiệt nơi đây, bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô giống như một hợp âm của ánh sáng với sắc đỏ rực rỡ của hoa chuối rừng, sắc xanh huyền ảo của những khu rừng thiêng, màu vàng trầm tư của đất núi, điểm thêm chút sắc đen huyền bí. Đàn ông Lô Lô được biết đến với bộ trang phục truyền thống màu đen hoặc màu chàm, gần giống với trang phục của người Mông, còn tre em mặc giống như người lớn.

Trang phục nữ

Điểm nhấn trong bộ trong bộ trang phục truyền thống của phụ nữ chính là những chùm bông len cùng tua rua đủ màu sắc trang trí trên khăn và váy cùng với cách tạo hoa văn hết sức độc đáo, mang dấu ấn riêng của tộc người mình. Bộ trang phục phụ nữ bao giờ cũng thể hiện sự kì công về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và cách tạo hoa văn. Ở trang phục phụ nữ Lô Lô, sự kì công đó còn phản ánh đời sống vật chất cũng như đời sống tâm linh của bao thế hệ phụ nữ Lô Lô dưới chế độ gia đình phụ quyền.

Chiếc áo (péng) của phụ nứ Lô Lô là loại áo lửng bốn thân (thân trước, thân sau và hai thân bên), tay dài và chui đầu, mặt trước cúng như mặt sau áo đều giống nhau. Cổ áo (chẳng qua) được khoét vuông có viền chỉ màu xunh quanh. Tuy nhiên, phần cổ áo ít được nhìn thấy mà bị che khuất bởi chiếc vòng cổ làm từ những chùm bông len. Thân áo trước và sau đều dệt từ vải lanh, vải gai và chia làm ba phần theo chiều dọc. Phần cổ và vai áo màu đen hoặc được chắp một mảnh vải tối màu giống với vải ở hai thân bên. Phần giữa ngực áo là một dải hoa văn hình núi (khiền côn). Phần còn lại chắp một mảng hoa văn lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình chim. Tay áo là phần tiếp nối của hai thân bên, chia thành nhiều phần với nhiều màu sắc khác nhau, lần lượt từ vai áo xuống là: màu đen, màu đỏ, hoa

văn pá zớ, ghép vải hoa, màu đỏ, hoa văn pá zớ hoặc hoa văn pắp pu, ghép vải

hoa, màu đỏ, hoa văn…Tay áo của người phụ nữ Lô Lô khá dài, hàng ngày, tay áo được xắn lên, chỉ khi múa hát, mới được thả xuống để bay lượn cùng những điệu múa cổ truyền.

Nhìn chung trang phục của phụ nữ Lô Lô khá đơn giản về cấu tạo cũng như cách sử dụng, điểm nổi bật nhất là mảng hoa văn lớn hình chim

(ngố) được chắp ở trước bụng và sau eo lưng cùng những hoa văn tinh tế

khác. Hoa văn hình chim thực chất là những khối hình học được thêu khéo léo được tạo thành hình đầu, cánh và đuôi chim. Đó là khối hình bình hành, hình tam giác và những đường thẳng được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Hình chim được làm nổi bật bằng cách thêu chỉ len màu vàng, đỏ và trắng, xung quanh là hoa văn phụ họa hình núi màu xanh. Tất cả có mười sáu ô vuông thêu hoa văn, mỗi ô đều thể hiện hình ảnh một đôi chim bay ngược chiều, có hai cánh giao nhau, đầu chim hướng về phía đỉnh núi. Điều đặc biệt là cách tạo dáng hoa văn hình chim trên thân áo với những nét mảnh, khỏe, gân guốc, chắc chắn, cũng tương tự với phong cách khắc chạm hình chim trên mặt trống đồng – linh vật thiêng của đồng bào Lô Lô. Với quan niệm mọi vật đều có đôi có cặp, người phụ nữ Lô Lô, bằng đoi tay khéo léo của mình đã gửi gắm vào đó khát vọng sinh sôi nảy nở, khát vọng được thực hiện thiên chức cao cả của người phụ nữ, đồng thời tái tạo một hình ảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng khát vọng chinh phục tự nhiên, khát vọng tự do của cả cộng đồng mình. Đối với đồng bào Lô Lô, chim là con vật thiêng, không những được trạm khắc trên trống đòng mà còn xuất hiện trong các họa tiết trang trí ở xà ngang hiên nhà và trên thân áo. Tất cả những họa tiết đều cho thấy một phong cách tạo hình khỏe khoắn, mạnh mẽ như chính phẩm chất của con người nơi đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nếu như chiếc áo có có cấu tạo khá đơn giản thì chiếc váy lại là một điểm nhấn đầy ấn tượng trong bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô bởi nó bồng bềnh như thể mỗi khi bước đi, người phụ nữ đang tung ra từng đóm lửa từ những dải tua rua đủ màu sắc. Chiếc váy (zung) của phụ nữ Lô Lô là loại váy xòe xếp li màu đen. Váy được chia làm hai phần: cạp váy (zung

cung) và phần thân váy (pó) xòe rộng. Thân váy lại được chia làm hai phần với

hai kiểu gấp li khác nhau. Phần trên hơi bó tạo cho phần dưới xòe rộng, li váy ở phần này cũng được gấp nhỏ hơn . Phần chân váy xòe rộng và gấp li to. Li váy được được tạo bằng cách lật mặt phải của váy, gấp vải lại theo chiều thẳng đứng với một độ rộng nhất định, sau đó lật mặt trái của váy, khâu chỗ vải đã gấp nhưng chỉ khâu khoảng 1/3 chiều dài đường gấp đó, làm như vậy sẽ tạo được độ xòe của váy. Vải để làm váy xòe xếp li phải là loại vải cứng, vì vậy đồng bào thường sử dụng vải dệt từ sợi lanh của người Mông rồi nhuộm cho thật cứng mới đem làm váy. Váy được mặc bằng cách thắt dải rút (cà de) luồn qua cạp váy rồi buộc lại sau váy. Đi cùng với váy là một tấm vải quấn váy thêu hoa văn sặc sỡ cùng những chùm bông len và tua rua buộc trước váy. Vải quấn

váy (tô sờ) là một mảnh vải lanh nhuộm đen, chắp vải hoa văn lẫn vải hoa, rộng

từ 1 đến 1,2m, dài từ 1,5 đến 2m có đính những hàng cúc trắng và treo hạt cườm. Phần vải quấn quanh váy được đính nhiều chùm bông len đủ màu sắc gắn vào hạt cườm. Vải quấn váy được giữ trên cơ bằng cách buộc quanh bụng một chiếc thắt lưng có gắn nhiều dải tua rua (mệ) thả trước váy có độ dài bằng chiều dài tấm vải quấn váy, là những sọc vải nhiều màu sắc chạy song song, cứ khoảng 10 đến 15 dải được buộc túm lại với nhau, sau đó mới mới buộc vào một dải vải khác nhỏ hơn có những chùm bông len, dải vải này được khâu trực tiếp vào chiếc thắt lưng quấn quanh tấm vải quấn váy.

Giống như nhiều tộc người sống trên núi cao, phụ nữ Lô Lô quấn xà cạp và đi giày. Xà cạp (kí li) là một phụ kiện đi kèm với váy nhằm chống chọi với cái rét thấu xương và tránh những mũi đá sắc nhọn nơi đây. Nếu như xà cạp của phụ nữ Mông là một mảng hoa văn lớn được thêu tỉ mỉ và quấn quanh chân bằng cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

buộc dây thì xà cạp của phụ nữ Lô Lô đơn giản hơn về chất liệu, màu sắc cũng như cách sử dụng . Xà cạp thương là những mảnh vải tự mua, tối màu. Sau khi mua về, phụ nữ Lô Lô khâu lại thành một ống tròn, độ dài tương ứng với chiều dài bắp chân, sau đó thắt chun ở hai đầu và đính thêm những dây tua rua. Như vậy, xà cạp của phụ nữ Lô Lô không bó sát bắp chân như phụ nữ Mông mà là loại xà cạp ống được giữ trên chân bằng cách buộc chun ở hai đầu. Xà cạp được chú ý bởi những dải tua rua nhiều màu sắc giống như tua rua thả trước váy và cùng với váy tạo nên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục truyền thống. Phụ nữ Lô Lô sử dụng loại giày tự mua đế thấp, vắt quai, màu đỏ hoặc đen.

Cùng với giày và xà cạp, người phụ nưc còn tự làm đẹp cho bộ trang phục của mình bằng những vòng cổ bằng tua rua len và chiếc túi thêu hoa văn hoặc ghép hạt cườm. Vòng cổ (qua tế) là một dải vải màu đỏ dài 15cm, rộng từ 2 đến 3cm có đính từ 3 đến 5 chùm tua rua len nhiều màu ở hai đầu , phần tua rua này sẽ được đưa ra phía trước cổ. Vòng được giữ trên cổ bằng cách mở khuy và đóng cúc ở vị trí có gắn những chùm tua rua. Phụ nữ Lô Lô thường đeo từ hai đến ba chiếc vòng cổ như vậy. Ngoài vòng qua tế, người phụ nữ còn đeo trước cổ một chiếc túi nhỏ tự mua được ghép từ những hạt cườm, còn chiếc túi tự làm (pán pư) được đeo bên hông, tạo thêm một một điểm nhấn cho tấm vải quấn váy. Túi có hai mặt, mặt trong là một túi vải sa tanh đen có chức năng đựng những vật nhỏ, mặt ngoài là tấm vải thêu hoa văn rất kì công với tính chất là mặt trang trí cho chiếc túi trong. Hoa văn được thêu vẫn là hoa văn pá pú trang trí trên vải quấn váy, ngoài ra còn có hoa văn xương cá, hoa văn hình quả trám, hoa văn hình núi…Tất cả đều được phối màu theo nguyên tắc cứ hai hình tam giác đối đỉnh thì tạo tạo thành một dải màu theo chiều kim đồng hồ. Những hoa văn trên được chia làm 5 hàng theo trình tự từ miệng túi xuống là: hoa văn hình núi, hoa văn hình xương cá, hoa văn hình trám, hoa văn pá pú, mỗi hàng hoa văn văn được phân biệt bởi những chùm tua rua len đính hạt cườm. Túi cũng được viền xung quanh bằng hoa văn xương cá, hai bên miệng túi đính tua rua và nhiều chùm bông len rực rỡ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần khá công phu, cầu kì đi liền với bộ trang phục truyền thống của phụ nữ chính là những lớp khăn đội đầu. Phụ nữ Lô Lô sử dụng tới bốn lớp khăn đội đầu, từ trong ra ngoài là: Khăn khí pó, khăn mó thung, khăn thô mê,

và khăn mó chọ. Khăn khí pó là chiếc khăn vuông dài từ 40 đến 50cm, rộng từ 30 đên 35cmdo người phụ nự tự mua về rồi đính bông len ở hai đầu khăn. Khăn mó thung là một dải vải vuông tự dệt màu đen, dài từ 1 đến 1,2m, rộng từ 30 đến 35cm trang trí hoa văn pá pú và những hàng cúc trắng. Hai đầu khăn là những dây tua rua đủ màu dài từ 1,2 đến 1,5m để khi đội sẽ thả xuôi từ đầu xuống chân váy. Khăn thô mê cũng là khăn len người phụ nữ tự mua, có kính thước 40 x 40cm, màu đỏ. Khăn viền tua rua bốn cạnh theo kiểu rút sợi, trang trí những đường kẻ karô màu xanh và vàng trên mặt khăn. Khăn ngoài cùng

(mó chọ) là một vành khăn tròn và cứng, bán kính chừng 20 cm, vành khăn cao

cao từ 10 đến 15cm gồm hai lớp vải hoa xếp chồng lên nhau, lớp trên màu đỏ, lớp dưới màu xanh. Mặt trước của khăn đính những dây hạt cườm daì bằng chiều cao của vành khăn.

Muốn đội khăn, người phụ nữ chải ngược tóc lên phía trước chán rồi búi lại. Sau khi đã cố định tóc, khăn khí pó được gấp lại thành hình tam giác, phủ lên trên đầu sao cho hai vành khăn đính bông len chạm xuống vai. Tiếp theo khăn mó thung được gấp một phần ở giữa khăn rồi vắt ngược phần khăn đã gấp trùm lên búi tóc sao cho lộ ra phần thêu hoa văn và những hàng cúc rồi vắt chéo hai đuôi khăn ở sau đầu. Sau đó gấp khăn thô mê thành hình tam giác rồi trùm lên khăn mó thung. Ba chiếc khăn được giữ bởi vành khăn mõ chọ, trong đó khăn thô mê được quấn ngược hai bên vành khăn lên vành khăn mó chọ. Bình thường người phụ nữ chỉ đội khăn mó thung. Khi đội một mình, chiếc khăn này được đội theo một kiểu khác, chỉ trong ngày cưới hoặc ngày lễ, phụ nữ Lô Lô mới đội đầy đủ bốn lớp khăn trên.

Giống như nhiều phụ nữ dân tộc khác, phụ nữ Lô Lô cũng thích dùng đồ trang sức. Trang sức chính của phụ nữ là những chiếc vòng tay và vòng cổ làm bằng kim loại. Phụ nữ Lô Lô hiếm khi giặt bộ trang phục truyền thống của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mình, khi có ai đó hỏi mượn thị họ phải hỏi ý kiễn của chồng, nếu chồng đồng ý mới được cho mượn. Các cô gái tự làm cho mình bộ váy áo để mặc khi về nhà chồng hoặc có trường hợp chính mẹ chồng làm cho con dâu và bộ váy áo đó tiếp tục được trao lại từ đời này qua đời khác.

Trang phục nam giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam giới Lô Lô mặc quần (đọ) chân què, cạp lá tọa, đũng dài, ống rộng và thắt dải rút trên cạp. Chiếc áo (pẻng) là loại áo bốn thân xẻ tà, được làm từ vải lanh, vải bông, vải thô nhuộm chàm hoặc đen. Cổ áo là loại cổ đứng, áo có bốn túi ở hai thân trước và đóng cúc vải. Tương truyền ngày trước, nam giới Lô Lô mặc áo cổ đứng, năm thân, xẻ tà hai bên và đóng cúc bên nách phải. Chiếc áo đó nam giới thường mặc trong ngày cưới hoặc ngày lễ trọng đại khác và khi chết cũng được mặc theo. Đàn ông Lô Lô quấn khăn đen thành nhiều vòng quanh đầu hoặc đội mũ lưỡi trai màu đen (mất tu), chất liệu giống với vải may quần áo và đi giầy vải mua ở chợ. Họ không dùng đò trang sức, ngoại trừ đeo nhẫn. So với các tộc người khác, nam giới Lô Lô có tang phục thật độc đáo. Trong đám tang, người con trai trưởng phải đóng giả gái bằng cách mặc váy áo của phụ nữ, trùm khăn thô mê kín mặt, tay cầm một quả bầu tượng trưng cho cho sọ người nhảy múa, khóc lóc trước quan tài người chết. Sự việc này theo như lời kể của đồng bào thì nó bắt nguồn từ từ câu chuyện xưa kia có một bà mẹ chết nhưng con gái lấy chồng xa không về kịp, người con trai phải đóng giả gái, trùm khăn kín mặt để người chết không nhân ra và quả bầu cầm trên tay tượng trưng cho cái đầu lâu của chàng rể hiến tế mẹ vợ.

Trang phục trẻ em

Trẻ em mặc giống như người lớn. Bé gái cũng mặc váy chắp hoa văn và chỉ thường đội khăn thô mê. Chiếc váy các bé gái mặc là lớp váy trong cùng, tức là chiếc váy xòe màu đen xếp li. Chỉ đến khi trưởng thành, các bé gái mới được mẹ dạy cho cách thêu hoa văn để tự làm cho mình tấm vải quấn váy cùng những chùm tua rua và thắt lưng. Nhìn chung, trang phục của nam giới và trẻ em Lô Lô khá đơn giản, không cầu kì về màu sắc, kiểu dáng như trang phục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phụ nữ nhưng cũng phần nào phản ánh được sự thích nghi của con người với khí hậu và địa hình nơi đây.

Trang phục thầy cúng

Thầy cúng Lô Lô cũng mặc như mọi người, chỉ trong những nghi lễ trọng đại như lễ cúng tổ tiên mới sử dụng chiếc áo dài truyền thống.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 40 - 46)