Dòng họ

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Dòng họ

Dòng họ của người Lô Lô theo chế độ phụ hệ. Dòng họ (sía hộ) của họ bao gồm các gia đình thành viên có cùng huyết thống (trực hệ), tính theo ông cụ tổ 4, 5 đời. Mối quan hệ dòng họ rất mật thiết và có sự sắp xếp tôn ti, trật tự giữa các thế hệ và thứ bậc các chi trong từng thế hệ. Trật tự đó không những được thể hiện thông qu các hoạt động của dòng họ trong đời sống thường ngày, trong các hoạt động cúng bái tổ tiên, mà còn thể hiện ở quy định vị trí chôn cất khi họ qua đời.

Người Lô Lô ở Đồng Văn sống theo từng bản với nhiều dòng họ khác nhau cùng sinh sống. Ở mỗi vùng khác nhau đều có những đặc thù về tên gọi của các dòng họ. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay người Lô Lô ở Đồng Văn có khoảng 30 họ khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Huy thì “nhóm Lô Lô Đen có họ: Vàng, Diu, Sình, Làng, Lủ, Nùng, Đào, Chi, Pâu, Chông, Cô, Ly, Bàn, Hoàng, Lang, Lặc, Mèo, Văn… Nhóm Lô Lô Hoa có các họ: Nùng, Phái, Lò, Màn, Làng, Thào, Hô, Lồ, Cáng, Thàng, Liềng, Duyên, Thồng, Doãn,

Lồng…[Văn hóa nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô, Nguyễn

Văn Huy, sđd, tr 116].

Bản Lô Lô Chải xã Lũng Cú (Đồng Văn - Hà Giang) có các họ: Vàng, Lừ, Zù, Mì, Mùng, Sếnh, Làn, Sình, Giầu. Những người cao tuổi ở đây cho biết xưa kia người Lô Lô ở Đồng Văn không có họ, khi ốm đau họ thường mời thầy cúng người Tày hoặc người Nùng tới cúng giúp. Khi tổ chức lễ để đọc tên gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ các thầy cúng đặt luôn họ cho người bệnh, từ đó người Lô Lô mới có các họ như ngày nay. Nhiều họ được đặt tên theo tên loài vật như Ngựa, Dê, Ong… Mặc dù mang họ các loài vật nhưng người Lô Lô không có hình thức kiêng ăn thịt các loài thú mà mình mang họ.

Người Lô Lô ở Đồng Văn gọi dòng họ mình là hộ tu, người cùng hộ tu là cùng một họ. Mỗi hộ tụ gồm các gia đình chung huyết thống trong vòng bốn đến năm đời. Đứng đầu mỗi họ là trưởng họ trang phẳng, cũng có nơi goi trưởng họ là thầu chư. Trang phẳng là dòng trưởng, cha truyền con nối, là người thay mặt cả họ trong việc cúng tế dòng họ cũng như giải quyết các xung đột trong dòng họ và giao thiệp với các họ khác trong thôn. Giống như ở nhiều tộc người khác, trang phẳng kiêm luôn việc thờ cúng tổ tiên của cả dòng họ, ông ta phải thuộc các bài cúng mời tổ tiên về về dự lễ do con cháu tổ chức cũng như dẫn đường cho tổ tiên trở về trời. Trưởng họ cũng là thầy cúng trừ tà ma để chữa bệnh cho mọi người trong gia đình và dòng họ, Khi trong họ có người chết, trang phẳng cùng những người già đứng ra chỉ đạo việc tang ma cho đúng phong tục.

Mỗi dòng họ đều thờ cúng tổ tiên chung. Họ chỉ thờ tổ tiên trong trong khoảng ba đến bốn đời trở lại. Việc chăm sóc bàn thờ do trưởng họ trực tiếp phụ trách. Khi có công việc liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên thì sẽ tập hợp những người cao tuổi trong họ để bàn bạc, giải quyết.

Khi chủ nhà cúng bố mẹ thì người con trưởng đứng ra tổ chức tại nhà. Khi tổ chức cúng tổ tiên (lẽ phái ta) của cả dòng họ người dân thường tổ chức tại khu đất riêng của họ (vò co nư). Vào các tháng hai hoặc tháng ba, việc cúng tổ tiên được chia làm ba cấp độ khác nhau tùy vào vật phẩm dâng cúng. Nếu vật phẩm là gà thì chỉ làm lễ trong ba ngày. Vật phẩm cúng là lợn thì phải làm lễ trong năm ngày, nếu mổ bò thì tổ chức trong bảy ngày bảy đêm. Trong thời gian tổ chức các nghi lễ người dân kiêng không ra khỏi khu vực dòng họ của mình cũng như kiêng không cho người lạ vào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong xã hội truyền thống, mỗi dòng họ Lô Lô có một khu vực canh tác riêng biệt. Trưởng họ là người chỉ đạo việc lao động sản xuất trong khu vực canh tác riêng của họ mình, các thành viên cùng hưởng lợi chung từ thành quả lao động của mình trên mảnh đất đó.

Mỗi dòng họ có một nghĩa địa riêng và chọn nơi chôn cất theo phong tục riêng của dòng họ, thường là địa thế trước sau đều có núi, làm như vậy mồ mả sẽ được bảo vệ cẩn thận. Các dòng họ nếu xâm phạm nghĩa địa của nhau sẽ phải nộp phạt rất nặng trước cộng đồng. Tại khu nghĩa địa đó những người thuộc họ khác đến cư trú sau nếu chết cũng không được phép chôn cất tại đây. Cây cối và đất đai thuộc khu vực này dòng họ khác không được chặt phá và khai thá.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)