7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Cấu trúc và quan hệ gia đình
Qua quá trình nghiên cứu tại bản Lô Lô Chải chúng tôi nhận thấy cấu trúc gia đình người Lô Lô ở Đồng Văn là cấu trúc tiểu gia đình phụ quyền (gia đình cá thể, gia đình hạt nhân). Hầu hết các gia đình nhỏ phát triển theo hướng cặp vợ chồng và con cái (hai thế hệ) hoặc vợ chồng, con và ông bà (ba thế hệ). Người Lô Lô ở đây có các loại gia đình như sau:
-Tiểu gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình.
-Tiểu gia đình mở rộng gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình và có thêm bố mẹ chồng hoặc một trong hai người đó.
-Tiểu gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái còn nhỏ, bố mẹ chồng và các em trai của chồng.
-Tiểu gia đình không trọn vẹn gồm chồng (hoặc vợ) cùng con cái chưa xây dựng gia đình.
Phải nói thêm rằng loại hình gia đình mở rộng có thể gồm hai hoặc ba anh em trai cùng vợ con sống chung với bố mẹ hoặc một trong hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người cũng có khi thêm em trai, em gái chưa lập gia đình. Tất cả các thành viên trong gia đình mở rộng đều sống chung một mái nhà, làm chung, ăn chung.
Quy mô gia đình của người Lô Lô ở Đồng Văn là tương đối lớn, mỗi hộ gia đình dao động từ 5 - 7 người, số lượng hộ có từ 3 - 4 người rất ít và chiếm tỉ lệ thấp. Tiểu gia đình người Lô Lô là một đơn vị kinh tế độc lập, tài sản gia đình gồm có nhà ở, ruộng nương và công cụ sản xuất.
Việc tổ chức sản xuất và phân công lao động trong gia đình theo nguyên tắc giới và tuổi tác rất rõ rệt. Đàn ông khỏe mạnh thường đảm nhận công việc nặng nhọc liên quan tới quá trình làm nương như chọn đất, chặt cây, cày ruộng, làm lều canh, gặt lúa, chuyển thóc, đập lúa…Họ cũng là người đảm đương công việc làm nhà, chế tác công cụ sản xuất. Phụ nữ chia sẻ với nam giới một số việc trong công tác nương rẫy như phát các cây nhỏ, chọn giống, gieo hạt, làm cỏ, nhổ mạ, cấy lúa, gặt lúa khi vào thời vụ và tuốt lúa. Ngoài ra trong gia đình người phụ nữ còn phải đảm nhận việc nội trợ như lấy nước, kiếm củi, giặt giũ, chăn nuôi, chăm sóc con cái…Trong những thời điểm nông nhàn họ còn phả vào rừng hái lượm.
Người Lô Lô ở Đồng Văn theo chế độ phụ quyền, gia trưởng. Điều này thể hiện rõ qua quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Trong phân công lao động, người chủ nhà luôn chỉ đạo tổ chức lao động cho phù hợp với lứa tuổi và giới tính của từng thành viên trong gia đình. Chủ gia đình (đàn ông) luôn chủ trì các nghi lễ cúng tổ tiên của gia đình và tham gia các nghi lễ của dòng họ cũng như làng bản. Khi cha mẹ qua đời, chủ nhà là người điều hành lễ đưa hồn cha mẹ về thế giới bên kia. Và đương nhiên chủ nhà là người giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình của mình. Đối với quan hệ bên ngoài, chủ gia đình là người giao thiệp với trưởng làng, tiếp khách đến nhà và đặc biệt khi khách lã người dân tộc khác.
Trong gia đình người Lô Lô con cái gọi bố là pộ, mẹ là mo, ông nội là
pù trư, bà nội là pì trư, anh trai là vì, chị gái là vì sa ni, em gái là lừ sa ni. Họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lệ, trong đó phân biệt giữa cháu trai là pa chu sắc po, cháu gái là pa chu sắc mi o, cháu dâu là ký o, cháu rể là xa mí o.
Trong sinh hoạt thường ngày, người Lô Lô rất tôn kính người già, bậc cao tuổi. Con cái luôn biết nghe lời ông bà, cha mẹ. Trong bữa cơm hàng ngày, cha, mẹ luôn ngồi ở vị trí cao nhất, được tôn kính hơn cả ông, bà trong gia đình. Khuôn phép trong gia đình được giữ vững và trở thành nề nếp sinh hoạt. Người bậc trên phải nhường nhị, gương mẫu với người bậc dưới. Người cha là trụ cột trong mọi hoạt động của gia đình. Người mẹ có vai trò quản lý chi tiêu, lo việc ăn uống, may mặc và chăm sóc mọi thành viên trong gia đình.
Với người Lô Lô, việc dạy dỗ con cái phần nhiều là do bố, mẹ đảm trong một nhà thì thường được ông bà trực tiếp dạy dỗ. Trẻ em trai thường được dạy các công việc: làm nhà, săn bắn, chặt gỗ…, các bé gái thường được dạy các công việc bếp núc, thêu thùa, gieo trồng, chăm sóc ngô lúa, hoa màu…
Khi có con dâu, mẹ chồng có nhiệm vụ dạy bảo con dâu trong sinh hoạt, trong nội trợ và sản xuất. Quan hệ giữa bố chồng và nàng dâu có nhiều kiêng cấm nghiêm ngặt: bố chồng không ngồi nói chuyện với con dâu (đặc biệt khi chỉ có 2 người), bố chồng không được vào buồng của con dâu, con dâu (cháu dâu) không được ngồi đối diện với bố chồng (ông của chồng)…
Việc phân chia tài sản thừa kế trong các gia đình trên cơ sở có sự thỏa thuận giữa cha mẹ và con cái. Người con nào nào chăm sóc cha mẹ khi về già thì được nhiều tài sản hơn. Việc thờ tự và bảo quản trống đồng thường được giao cho con trai cả. Ruộng nương, trâu, bò… chia đều cho các con trai. Con gái được bố mẹ cho của hồi môn khi đi lấy chồng. Trong trường hợp không có con trai thì tài sản được để lại cho con nuôi. Nếu không có con nuôi thì để lại cho các cháu trong nội tộc. Đặc biệt, trống đồng là báu vật không được dể thất lạc sang dòng họ khác.
Đối với các mối quan hệ từ hôn nhân thì người Lô Lô ở Đồng Văn có sự phân biệt, nếu là bên nhà trai gọi là chịu pạ, bên nhà gái gọi là mì pa, con dâu gọi nhà chồng là sắc pó pa. Người con rể gọi bố vợ là pì pô, mẹ vợ là mì mo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Con dâu gọi bố chồng là riềng pơ, mẹ chồng là riềng mo. Các cháu gọi ông ngoại là mì pô, bà ngoại là mì pê. Ông ngoại gọi cháu là tô cá lệ. Nếu trong nhà có người lập gia điình thì anh rể được gọi là sa nhí, em rể là lú xa nhí, chị dâu là mi và em dâu gọi là mi lứ.