Thiết chế tự quản

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 25 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Thiết chế tự quản

- Trung mo phè, trong ngôn ngữ người Lô Lô ở Đồng Văn có nghĩa là

chủ làng hay trưởng làng, thông thường trưởng làng do các dòng họ sinh sống trong làng bầu ra. Người được chọn phải là người cao tuổi, hiểu các lễ nghi phong tục, có uy tín lớn trong thôn. Trung mo phè có trách nhiệm điều tiết các mối quan hệ trong thôn bản, là người đại diện cho thôn bản giải quyết các công việc chung cũng như xử phạt những người vi phạm theo tục lệ và điều hành công việc sản xuất. Trung mo phè cũng là người đại diện cho cộng đồng khi giao thiệp với các cộng đồng khác. Với quyền lực to lớn như vậy, trung mo phè được tất cả dân làng vô cùng kính trọng, theo truyền thống trung mo phè là chức vụ cha truyền con nối, chỉ khi có biến cố thật đặc biệt họ mới tính đến việc thay chủ bản. Hiện chức vụ trung mo phè do người dân bầu chọn. Không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên đó vẫn phải là người hiểu rõ các phong tục và có uy tín trong cộng đồng.

- Những người hành nghề tôn giáo, có thể nói họ là những người rất

quan trọng trong xã hội của người Lô Lô. Họ thay mặt cộng đồng giao thiệp với thế giới thần linh nhằm chữa bệnh cho người ốm bằng các hình thức như bói bệnh, xua đuổi tà ma ra khỏi cơ thể người, thay mặt gia chủ cúng tiễn người chết về với tổ tiên, cúng cho các gia đình trong nhứng dịp lễ tết… Những người hành nghề tôn giáo tại cộng đồng người Lô Lô có sự phân biệt thứ bậc khá rõ ràng. Ở đây chúng tôi trình bày sự phân cấp đó từ thấp đến cao.

Gò khi pí (cúng gia đình), đây là cấp thầy cúng thấp nhất trong hệ thống người hành nghề tôn giáo của người Lô Lô. Thầy gò khi pí thường cúng ho các gia đình trong những dịp lế tết nhỏ.

Khô pi pí (cúng người chết), có thể làm được các công việc của thầy Gò khi

pí, ngoài ra ông là người thay mặt gia chủ cúng tiễn người chết về với tổ tiên.

Mê pu pí (cúng người chết đuối, tự tử, chết trận), làm lễ cho những

người chết bất đắc kì tử như chết trận, chết đuối, tự tử… ông có thể gọi được hồn của những người đó quay về với tổ tiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lao khẻ pí (cúng dòng họ từ ba đời trở xuống), là những thầy cúng cho

các dòng họ nhỏ với giới hạn từ ba đời trở xuống. Lao khẻ pí có thể cúng được cho người chết, cúng cho các gia đình, tuy nhiên năng lực của ông không thể nói chuyện được với tổ tiên.

Giống pu pí (cúng mời thổ công của các gia đình hay cao hơn là thổ công của làng), theo quan niệm của người Lô Lô Đen thì mỗi vùng đất đều có vị thần cai quản, nếu trong làng có dịch bệnh hay gia súc chết thì phải cúng cầu khấn thổ công giúp diệt trừ tai ương.

Kha pu pí là cấp độ cao nhất trong nghề thầy cúng của người Lô Lô, để đạt được cấp độ này là rất khó, không phải ai cũng làm được. Kha pu pí ngoài việc thông thạo mọi cách thức cầu cúng của các thứ bậc khác ông còn là người có thể thay mặt người dân nói chuyện với thế giới tâm linh, nhất là với những người chủ đất trước đây của vùng đất họ đang sinh sống.

Nhìn chung hệ thống tự quản của người Lô Lô Đồng Văn đã và đang hoạt động một cách rất hiệu quả, ở thời điểm hiện nay những yếu tố cổ truyền vẫn còn tồn tại và góp phần tích cực vào sự quản lý của bộ máy hành chính.

2.1.3. Luật tục và qui ƣớc

Nhằm mục đích duy trì nếp sống tự quản, mỗi làng bản đều có những luật tục, quy ước riêng. Luật tục là thuật ngữ được chuyển dịch từ từ "droit

coutumier" (tiếng Pháp) và "customary law" (tiếng Anh). Người ta còn dùng

các thuật ngữ khác để chỉ luật tục như "folk law" (luật dân gian), "indigenous

law" (luật bản địa), "local law" (luật địa phương), "primitive law" (luật

nguyên thủy), "unwritten law" (luật không thành văn)… "Droit coutumier"

"customary law" là từ ghép gồm hai bộ phận: droit, law = luật với

coutumer, custom = phong tục. Cách cấu tạo từ này có hàm ý đây là hình thức trung gian giữa phong tục, tập quán và pháp luật, trung gian giữa luật và tục. Luật tục là loại hình pháp lí có đầy đủ tính dân gian, tính nguyên thuỷ, tính địa phương, tính dân chủ - cộng đồng, nó ra đời và tồn tại trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chế độ xã hội tiền giai cấp, lúc bấy giờ toàn dân làm chủ luật lệ của mình ở tất cả các khâu: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Luật tục là một hệ thống các quy tắc xử sự không thành văn, quy định về mối quan hệ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và con người với con người trong cộng đồng, thể hiện ý chí của toàn thể cộng đồng, được thực hiện một cách tự giác theo thói quen nhưng vẫn có tính bắt buộc trong phạm vi cộng đồng.

Theo Từ điển Luật học: “Luật tục là tập tục, phong tục tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau”.

Theo PGS, TS. Ngô Đức Thịnh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian) sau nhiều năm nghiên cứu về luật tục đã khái quát về luật tục như sau:

Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn quan hệ xã hội, quan hệ con người với thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng. Luật tục là hình thức phát triển của phong tục, tục lệ và là những hình thức sơ khai của luật pháp”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hương, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam: “Luật tục là những chuẩn mực xã hội, giới hạn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân và cả cộng đồng sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Luật tục không phản ánh ý chí và nguyện vọng của một giai cấp, một tầng lớp xã hội mà phản ánh ý chí và nguyện vọng của toàn thể cộng đồng, vì thế nó không phải công cụ nhằm duy trì địa vị thống trị xã hội của một giai cấp mà là công cụ điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với gia đình – dòng họ, giữa cá nhân với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

buôn làng, với xã hội, với tự nhiên và cả với các lực lượng siêu nhiên nhằm ổn định một trật tự có lợi cho toàn thể cộng đồng. Luật tục bao hàm và cụ thể hoá các chuẩn mực về đạo đức, pháp lý xã hội, tạo nên các giá trị văn hoá, tinh thần, truyền thống của dân tộc, không ngừng được củng cố trong tiến trình phát triển lịch sử”.

Giống như cộng đồng làng bản của nhiều tộc người anh em ở miền núi, trong mỗi cộng đồng làng của người Lô Lô từ lâu đã hình thành các luật tục, qui ước. Những luật tục, qui ước của đồng bào Lô Lô không có văn bản cụ thể mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác nhưng lại được mọi thành viên trong cộng đồng chấp nhận. Ai cũng tự giác tuân thủ nguyên tắc, qui định ấy như điều luật bất thành văn. Nếu có người vi phạm sẽ bị xử phạt ngay lập tức, mức độ xử phạt còn tùy theo qui định và hành vi của người đó. Chính những qui ước này đã tạo ra và duy trì trật tự, nề nếp cho mỗi bản làng.

Quy ước về quan hệ giữa nam và nữ được qui định khá cụ thể, trong trường hợp người đàn ông quan hệ bất chính với người phụ nữ đã có chồng, khi bắt được, người đàn ông bị phạt số tiền tương đương với chi phí đám cưới cũng như các lễ vật mang sang nhà gái mà gia đình nhà trai bỏ ra cưới cô gái. Sau đó người chồng có thể bỏ vợ mà không phải đền bù bất cứ thứ gì cho nhà gái. Nếu cô ta tiếp tục lấy chồng thì người chồng mới không phải chi phí việc mang lễ sang nhà gái.

Theo quan niệm của người Lô Lô ở Đồng Văn, nếu trai chưa vợ và gái chưa chồng có quan hệ tình dục với nhau đều không bị cấm đoán, tuy nhiên nếu người con gái chưa chồng mà có thai thì người đàn ông làm cho cô ta có thai phải chịu phạt cho làng và cho nhà gái số tiền tương đương với việc tổ chức đám cưới. Khi cô gái sinh con nếu người con trai không chịu cưới thì người mẹ sẽ mang trả đứa trẻ cho bố nó chăm sóc, trong trường hợp người bố không muốn thì hàng tháng phải đóng một khoản tiền để nuôi con, khoản tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào quyết định của làng bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong mối quan hệ với làng xóm người dân cũng có những qui định khá chặt chẽ. Trường hợp đánh chửi nhau nếu phải đưa ra làng xét xử thì cả hai bên đều bị xử phạt, mỗi bên bị xử phạt một cân thịt, một chai rượu để làng cúng và hòa giải cho hai gia đình. Nếu đánh nhau để xảy ra thương tích ngoài việc phải chịu các hình phạt chung của làng, người gây thương tích phải có trách nhiệm chăm sóc thuốc thang, ăn uống cho người bị hại. Nếu người bị đánh chết, gia đình người gây tội phải chịu phạt một con bò cho gia đình người bị hại và lo toàn bộ chi phí cũng như các công việc liên quan tới tang lễ của người chết.

Khi có người lạ ngủ qua đêm, chủ gia đình phải báo cho trưởng làng biết. Nếu không báo, trong làng xảy ra trộm cắp mà bắt được quả tang thì cả gia đình đó và kẻ trộm phải bồi thường. Ngoài ra, gia đình đó còn phải nộp phạt, tiền nộp vào quỹ của làng.

Đối với trường hợp trộm cắp nếu bắt được kẻ vi phạm phạt một cân thịt và một chai rượu cho làng, ngoài ra còn phải chịu phạt số tiền tương đương với đồ đã ăn cắp cho gia chủ, tuy nhiên nếu tiếp tục vi phạm làng sẽ có hình thức xử lý như sau: Người ăn cắp phải đeo một con gà trước ngực, tay cầm mõ bị chủ làng đưa tới từng nhà, đến trước cửa vừa gõ vừa nói “tôi trót ăn trộm của

mọi người, tôi hứa từ nay sẽ không tái phạm nữa”

Nếu trong làng có hỏa hoạn, trộm cướp, nghe thấy tiếng gọi hoặc báo hiệu khác, mọi người đều phải tập trung tại nơi quy định hoặc đến thẳng hiện trường để giúp gia đình bị nạn… Ai cố tình không tham gia thì sẽ bị quở trách trước dân làng và bị phạt tiền, nộp vào quỹ của làng.

Cũng giống các dân tộc khác, người Lô Lô rất coi trọng việc bảo vệ sức kéo, nếu một người làm chết trâu của người khác ngoài việc mất rượu thịt cho làng người đó còn phải đền lại trâu cho nhà chủ hoặc số tiền tương đương với con trâu đã chết. Đối với việc chăn thả gia súc mỗi hộ có một khu vực cai quản riêng của gia đình mình, trâu bò của hộ khác vào phá sẽ phạt theo các mức đã qui định của làng. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm sẽ bị làng tịch thu tài sản của hộ cố tình vi phạm các qui định của làng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với những người phá hoại môi trường, cảnh quan của làng như phát rẫy ở đầu nguồn nước, chặt cây ở khu rừng cấm, làm bẩn nguồn nước sinh hoạt… thì phải làm lễ rửa tội tại miếu của làng, đồng thời bị phạt tiền nộp vào quỹ của làng. Nếu còn tái phạm thì bị đuổi khỏi làng.

Đối với việc qui ước về khai thác đất đai của người Lô Lô có quy định rõ, nếu ai đã chọn được mảnh đất trước thì người đó có quyền sở hữu mảnh đất đó. Họ đánh dấu cho mọi người biết rằng đất nơi đây đã có chủ, những người tới sau không được chọn khu đất đã có đánh dấu quyền sở hữu, nếu cố tình chiếm ngay lập tức sẽ bị đưa ra làng và ông trung mo phè thay mặt làng bản phạt người đó. Người bị phạt phải chi tiền trả công chăm sóc mảnh đất cho người chủ và phải trao trả lại mảnh đất đó.

Người Lô Lô cấm chặt phá những cây to ở xung quanh làng, đặc biệt là ở khu rừng đầu nguồn. Điều này vừa để bảo vệ rừng, tạo bầu không khí mát mẻ, vừa để giữ gìn nguồn nước.

Người làng khác muốn đến khai phá đất đai để làm nương rẫy hay khai thác lâm thổ sản trên đất của làng thì phải hỏi ý kiến của người đại diện làng đó. Khi có sự đồng ý của người đại diện làng thì mới được khai thác. Nếu vi phạm lần đầu thì bị nhắc nhở, sau đó, nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ bị phạt. Ví dụ: Nếu chặt 1 cây gỗ hay 1 cây tre sẽ bị phạt 3 cây, quy ra tiền, nộp vào quỹ của làng.

Nương rẫy của các gia đình khi để hưu canh thì phải tự bảo vệ, nếu không sẽ trở thành đất chung của làng.

Đến mùa sản xuất, gia súc và gia cầm phải nhốt, chỉ được chăn thả tại nơi quy định của làng. Gia đình nào để gia súc, gia cầm phá hoại ngô, lúa và hoa màu của gia đình khác thì phải bồi thường thiệt hại, nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 3 lần. Theo quy định, nếu bị thiệt hại nhẹ thì chủ con vật nuôi đem rượu đến mời chủ nhà bị hại cúng và để xin lỗi. nếu chủ nhà uống rượu tức là chấp nhận sự xin lỗi, còn không uống thì phải nộp phạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, qua quá trình lao động sản xuất lâu dài đồng bào Lô Lô đã tích lũy và tổng hợp được một số quy định về các mối quan hệ trong cộng đồng, về việc bảo vệ tài nguyên đất, nước, rừng. Những luật tục, quy ước của đồng bào đã đề cập đến nhiều mặt trong cuộc sống. Những luật tục, quy ước về các mối quan hệ ứng xử trong cộng đồng có tác dụng gắn kết cộng đồng cao, đảm bảo trật tự trong làng xóm, trong cộng đồng. Quy định về sở hữu đất đai, về bảo vệ sức kéo… đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất của đồng bào.

2.2. Dòng họ

Dòng họ của người Lô Lô theo chế độ phụ hệ. Dòng họ (sía hộ) của họ bao gồm các gia đình thành viên có cùng huyết thống (trực hệ), tính theo ông cụ tổ 4, 5 đời. Mối quan hệ dòng họ rất mật thiết và có sự sắp xếp tôn ti, trật tự giữa các thế hệ và thứ bậc các chi trong từng thế hệ. Trật tự đó không những được thể hiện thông qu các hoạt động của dòng họ trong đời sống thường ngày, trong các hoạt động cúng bái tổ tiên, mà còn thể hiện ở quy định vị trí chôn cất khi họ qua đời.

Người Lô Lô ở Đồng Văn sống theo từng bản với nhiều dòng họ khác nhau cùng sinh sống. Ở mỗi vùng khác nhau đều có những đặc thù về tên gọi của các dòng họ. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay người Lô Lô ở Đồng Văn có khoảng 30 họ khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Huy thì “nhóm Lô Lô Đen có họ: Vàng, Diu, Sình, Làng, Lủ, Nùng, Đào, Chi, Pâu, Chông, Cô, Ly, Bàn, Hoàng, Lang, Lặc, Mèo, Văn… Nhóm Lô Lô Hoa có các họ: Nùng, Phái, Lò, Màn, Làng, Thào, Hô, Lồ, Cáng, Thàng, Liềng, Duyên, Thồng, Doãn,

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 25 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)