Quan niệm về thế giới thần linh

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 55 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Quan niệm về thế giới thần linh

Người già xóm Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc nói về quan niệm trời đất xưa của họ thật thú vị. Họ cho rằng, trên trời cũng có người, có vua, có dân. Vua trời cai quản cả trên trời và dưới mặt đất. Người trời vẫn có thể xuống được thế gian. Chuyện xưa kể rằng, ngày xưa đã lâu lắm rồi có một lần, rồng hút cạn nước sông, tôm cá rất nhiều, có 7 nàng tiên từ trời bay xuống bắt cá. Các cô xếp cánh vào một chỗ, đeo mỗi cô một cái ống đựng cá, rồi mải mê nhặt tôm bắt cá. Có một anh chàng trần gian say đắm nàng tiên út. Anh ta đã bí mật cất cánh tiên và cưa đáy ống đựng tôm cá của cô tiên út đi, làm cô bắt tôm cá mãi mà vẫn không đầy. Khi các người chị bắt đầy ống đã lấy cánh bay về trời thì cô em út vẫn còn mải mê bắt tôm cá. Khi trời đã tối, nàng tiên cá quay ra tìm đôi cánh của mình thì không thấy đâu cô đành phải theo anh chàng trần gian về nhà anh ta. Rồi sau đó hai người lấy nhau. Ngày qua tháng lại họ đã có tới hai mặt con. Hàng ngày người vợ tiên đi làm, chồng ở nhà trông con; thấy con khóc anh ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mang đôi cánh tiên của vợ ra tập bay cho các con chơi. Những đứa trẻ được chơi trò ấy lâu ngày trở nên quen thuộc. Một hôm anh chồng đi làm, còn cô vợ tiên ở nhà trông con, mấy đứa trẻ khóc hoài đòi làm trò chơi như bố. Mẹ tiên dò hỏi các con biết bố giấu đôi cánh ở trong bồ thóc. Nàng tìm được đôi cánh và trước khi bay về trời, nàng dặn con: Khi nào bố dùng đũa đánh vào đầu thì con ngồi vào cái sàng ở ngoài sân và khóc, mẹ sẽ đưa các con đi. Dặn con xong nàng bay về trời. Người chồng khi đi làm về thấy vợ đã bay về trời rồi, anh buồn bã ngẩn ngơ luyến tiếc, đành lủi thủi một mình nuôi con. Có một lần anh dùng đũa đánh con, nhớ lời mẹ, đứa trẻ ra ngồi vào cái sàng ở ngoài sân và khóc. Nàng tiên biết vậy buông dây kéo đứa trẻ lên. Người bố thấy vậy cũng vội vàng túm chân đứa trẻ kéo lại. Hai người giằng co nhau, chân đứa trẻ bị đứa trẻ bị đứt ra. Khi nàng tiên kéo con lên thấy vậy đau xót nói với con rằng, bây giờ chân con đã đứt, đưa lên trời con cũng khổ mà thả lại trần gian con cũng cực, mẹ đành để con sống giữa bầu trời, nhận ánh sáng của bầu trời mà ban lại cho mặt đất. Và đứa trẻ đã ở lại Mặt Trăng mà người thế gian vẫn nhìn thấy nó mỗi khi trăng tỏ.

Qua câu chuyện cảm động này chúng ta thấy người Lô Lô rất giàu óc tưởng tượng. Câu chuyện tình bi thương đó có cốt truyện gần giống các câu chuyện vẫn gặp của nhiều dân tộc khác, nói về các nàng tiên xuống trần bị người trần gian dấu đi đôi cánh và ở lại lấy người trần gian.

Người Lô Lô Hoa cũng quan niệm có một thế giới người lùn trong lòng đất. Thế giới người trên mặt đất và người lòng đất có thể đi lại với nhau được. Nhưng người trong lòng đất thì rất nhỏ bé, họ chỉ chặt được cái cây to bằng ngón út, ăn cơm thì lấy vỏ hạt làm bát v.v…và người Lô Lô cũng tin rằng dưới các vực sông suối là nơi trú ngụ của rồng và rồng là vua của các loài thủy tộc. Như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô quan niệm rất nhiều loại ma. Con người khi chết biến thành ma nhà; rừng núi, sông suối, ruộng nương, các cây to, hòn đá lớn v.v… đều có ma riêng trú ngụ. Các loại ma được cúng bái chu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 51 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đáo thì phù hộ cho con người nếu không có thể gây hại. Vì vậy, khi một người bị ốm thì họ nhờ thầy mo xem do loại ma nào làm hại thì cúng loại ma đó. Ở người Lô Lô thì thầy cúng cũng kiêm luôn vai trò thầy bói. Phổ biến ở vùng này có hai cách bói: bói trúng và bói dây. Bói trứng: Thầy cúng cầm quả trứng đã luộc khấn gọi tên các loại ma, rồi lấy dao bổ đôi quả trứng ra nhìn rõ lòng đỏ quả trứng hiện lên như hình cái cây, hòn đá, con gà, con lợn… thì thầy cúng phán rằng người đó đau ốm là do loại ma tương ứng với các hình đó làm. Hoặc thầy cúng cũng có thể bộc sợi dây vào hòn đá hoặc cái lưỡi cày rồi gọi tên các loại ma, thấy dây chỉ rung động ứng với loại ma nào thì thầy phán là do loại ma đó làm. Có thầy cúng cẩn thận bói bằng cả hai cách trên, thấy kết quả trùng nhau thì thầy nói đích thị là do loại ma đó gây nên. Mỗi loại ma các thầy lại có cách cúng thích hợp như ma nhà thì cúng ở nhà, ma rừng núi thì mang đến rừng núi cúng v.v…

Những quan niệm về vũ trụ, về hồn vía, về các loại ma và cách cúng bói là những tập quán xưa cũ phần lớn chỉ còn trong trí nhớ của người già; trong cuộc sống thực tế ngày nay đã thay đổi nhiều, duy chỉ còn phong tục thờ cúng tổ tiên dường như xưa nay không có gì thay đổi lớn.

3.2.2 Tôn giáo, tín ngƣỡng

Thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là phong tục lâu đời của người Lô Lô. Theo quan niệm

truyền thống của đồng bào thì tổ tiên là ông bà, cha mẹ v.v… đã sinh thành, nuôi dưỡng mình và đã qua đời. Họ phận chia tổ tiên thành hai bậc: tổ tiên gần gọi là dùy khế gồm những người từ ba đời trở lại (cha mẹ, ông bà, cụ v.v…) đã qua đời. Tổ tiên xa là những thế hệ tổ tiên trên bậc dùy khế cách mình 4 – 5 đời trở lên. Bậc tổ tiên xa này gọi là pờ xi.

Phong tập Lô Lô chỉ lập bàn thờ dùy khế, còn pờ xi thì chỉ đọng lại ở tâm tưởng kính trọng biết ơn của các bậc con cháu. Vì thế, nhà người Lô Lô nào cũng có bàn thờ dùy khế. Bàn thờ được tạo ra bằng miếng gỗ hoặc nóc tủ kê sát vách của gian chính giữa đối diện với cửa chính. Trên đó có đặt bát hương để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cắm hương khi hành lễ. Đặc biệt trên bàn thờ có đẽo các miếng gỗ hình nhân, trên đó có vẽ mặt với đầy đủ mắt, mũi, mồm v.v… tượng trưng cho người đã quá cố; cắm theo từng thế hệ một. Nếu người quá cố chỉ có một vợ, một chồng thì cắm hai nhình nhân; nếu họ có tới hai vợ thì cắm ba hình nhân; nhưng nếu ông bố chết mà mẹ vẫn còn thì lại chỉ cắm có một hình nhân v.v… Các hình nhân tượng trưng cho tổ tiên này được cài vào vách bàn thờ theo thứ bậc thế hệ tính từ trái sang phải: Đầu tiên là bố mẹ, rồi đến ông bà và cuối cùng là các cụn sinh ra ông bà. Phần nhiều các bàn thờ tổ tiên của người Lô Lô cũng chỉ thể hiện đến đời thứ ba cách gia trưởng. Nên người lạ đến nhà người Lô Lô nhìn vào bàn thờ tổ tiên của họ là người ta có thể biết được bố mẹ của chủ nhà còn hay đã mất, tình trạng hôn nhân của các thế hệ trước của chủ nhân ra sao và chủ nhân có phải là người trưởng tộc họ hay không v.v… Cách bày đặt bàn thờ tổ tiên của người Lô Lô thật độc đáo, là nét văn hóa chưa thấy ở các dân tộc khác ở Việt Nam.

Việc cúng lễ tổ tiên của đồng bào được tiến hành vào dịp tết Nguyên Đán, tết tháng 7 và những dịp trong nhà có các công việc lớn như làm nhà mới, dựng vợ gả chồng cho con v.v… họ đều dâng lễ cúng trình tổ tiên. Nếu trong nhà có người ốm, học cũng cúng tổ tiên để xin phép tổ tiên che chở, phù hộ độ trì. Lễ vật cúng thường là gà, cơm, hoa quả, rượu, thắp hương. Tuy nhiên, hành lễ ở nhà người trưởng họ (thầu chư) là chính.

Đối với tổ tiên xa pờ xi, việc thờ cúng không có quy định gì chặt chẽ. Như trên đã nói người Lô Lô thường chỉ thờ ba đời. Khi có một đời tiếp theo qua đời thì sau đưa đám xong, con cháu thịt gà làm mâm cỗ rước hình nhân bằng gỗ trên bàn thờ tổ tiên của đời cao nhất vào hang núi khô ráo để. Kể từ hôm đó, đời này gia nhập nhóm tổ tiên pờ xi và không có thờ cúng gì chặt chẽ nữa. Người già trong nhóm Lô Lô Đen ở Lũng Cú Đồng Văn kể rằng, theo phong tục cổ xưa thì mỗi nam giới ở đây trong đời phải ba lần đứng ra tổ chức mổ bò cùng pờ xi. Nhưng tập tục này không thấy nhắc đến ở vùng Lô Lô khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các nghi lễ liên quan đến sản xuất và sức khỏe

Người già Lô Lô Lũng Cú kể rằng, cách ngày nay vào khoảng 50 – 60 năm làng họ vẫn còn một ngôi nhà chung ở gần giữa xóm thờ thổ công, cứ vào tháng 7 dân làng lại làm lễ cúng thổ công, cúng cho tổ tiên họ và cúng các loại ma xa gần, cầu cho mùa màng tốt tươi, con người được mạnh khỏe. Theo lệ tục, cứ 2 năm cúng 1 lần thì chúng nhỏ vào ngày 24 – 7 với lễ vật ít hơn và tổ chức múa hát 3 ngày, nhưng nếu ba năm mới cúng một lần thì cúng lớn vào ngày 25 - 7 và tổ chức múa hát 5 ngày liền. Thanh niên nam nữ mặc quần áo mới và múa hát theo nhịp trống đồng. Trong những ngày lễ hội dân làng nghỉ việc đồng áng chỉ làm việc nhà. Suốt những ngày diễn ra đám cúng, ở đầu làng và các đường vào làng người ta cắm những cây trúc trên ngọn có cài mấy cái lông gà ám hiệu cho khách lại không được vào làng. Khách lạ tới coi như đám cúng không thành và người đó phải mua lễ vật khác cho dân làng làm lại. Cây nêu ám hiệu cấm kỵ ở đầu làng và các lối vào làng cũng cấm luôn người dân trong làng không được ra khỏi làng trong những ngày đó, với quan niệm ra khỏi làng hoặc khách lạ đến là tha bệnh và ma quái vào làng.

Tổ chức cúng chung toàn làng xong, mỗi gia đình lại thịt gà làm cỗ mang ra đầu ruộng cúng thần đất, thần rừng núi, tổ tiên phù hộ cho mùa màng tốt tươi, con người được khỏe mạnh.

Ở nhóm Lô Lô Hoa xã Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc cũng có nhắc đến tục cúng chung của cả làng xưa, cũng vào tháng 7 nhưng ở vào thời kỳ đã xa xăm lắm rồi. Ngược lại, người Lô Lô ở xã Xín Cái cũng thuộc huyện Mèo Vạc cách đây không lâu vẫn còn tục cứ 24 - 3 hàng năm cả làng đóng gạo, tiền góp mua lễ vật ( gà, lợn) và mỗi gia đình mang theo xôi, rượu tập hợp tại khu rừng cấm của làng cúng thổ thần, ma rừng, ma núi cầu cho mùa màng tốt tươi, chuột bọ không phá hoại sản xuất. Ở vùng này cũng có tục ăn cơm mới vào tháng 8. Lúa chín họ cắt về hong khô làm gạo và lấy những hạt gạo đầu mùa này cúng dâng lên tổ tiên. Song tục ăn cơm mới này không thấy được nhắc đến ở xóm Lô Lô xã Mèo Vạc cùng huyện, và cả nhóm Lô Lô Đen ở Lũng Cú cũng không thấy nhắc đến tục này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trước kia, khi cày cấy xong thì người Lô Lô thịt gà làm lễ mang ra đầu bờ ruộng cúng ma ruộng, ma rừng, ma sông suối v.v… phù hộ cho mùa màng tốt tươi. Người Lô Lô Hoa Mèo Vạc lại quan niệm đó là cúng cho ông Pình – một người Lô Lô cổ xưa có công khai ruộng và diệt sâu bọ cho lúa. Ông bị chết, dân tưởng nhớ tới ông và tổ chức cúng lễ mỗi khi cày cấy xong.

Khi lúa bị sâu bệnh hoặc hạn hán các gia đình Lô Lô đóng góp tiền gạo làm lễ cầu mưa, cầu cho không bị dịch bệnh. Ở Lũng Cú xưa, họ lễ chung ở nhà thổ công trong làng, còn ở Mèo Vạc thì cúng ở ngoài ruộng. Và quan niệm của người Lô Lô Hoa Mèo Vạc cúng cầu Vũ (mưa) là cúng cho ông Cù, một người đi coi ruộng nương và bị chết. Cúng cho ông Cù nếu lễ vật thừa không dùng hết thì phải để lại, sợ mang về thì sự cầu vũ không thành.

Người Lô Lô ở Mèo Vạc còn kể rằng, ngày xưa đã lâu lắm cứ vào tháng 4 hay tháng 5 hàng năm, cả làng góp tiền mua một con dê, rồi một vài người trong xóm dắt dê đi theo sau một thầy mo tay cầm dao. Đoàn người đi lần lượt hết các nhà trong xóm, đến nhà nào nhà nấy mang ra hai chén rượu, bát ngô và hai bó cỏ ngựa tượng trung, với ý nghĩa dâng cho ngựa và đoàn người nhà trời dùng. Cúng xong thầy mo thu 3 hình nhân mà mỗi nhà đã làm sẵn đặt ở trước cửa – ý tống tiễn ma trời gây bệnh ra đi. Đi hết các nhà trong làng họ ra cánh đồng gần làng thịt dê làm lễ cúng ma trời. Quan niệm của người Lô Lô Hoa ở đây thì ma trời có tên là Mùa pùy nậy và ma mặt trăng là Lo pọ nậy. Cúng và ăn uống xong, lễ vật thừa không được mang về nhà sợ ma trời theo về. Còn các hình nhân thì mang lên núi bỏ.

Người Lô Lô quan niệm con người ai cũng có vía (xăng luồi) ở ba trạng thái: Quanh quẩn giữ bàn thờ ma nhà, ở trong cơ thể mình hoặc đi chơi lang thang. Vía đi chơi lang thang lâu thì người sẽ ốm, và vì vậy, phải cúng gọi vía về. Lễ vật cúng vía là bát gạo, con gà hoặc quả trứng. Thầy cúng đặt lễ vật ở cửa cúng gọi vía về, cúng xong ở cửa thì cúng ở bàn thờ tổ tiên, thỉnh cầu tổ tiên bảo ban không cho hồn vía đi xa. Và họ tin rằng, cúng xong như vậy thì người ốm sẽ khỏi và khỏe dần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3. Lễ tết

Tập quán Lô Lô xưa trong một năm có 2 kỳ lễ lớn cũng có thể gọi là 2 cái tết lớn: Tết Cả và tết tháng 7 mà tết Cả (tết năm mới) là cái tết tiêu biểu nhất. Xưa đồng bào ăn tết Cả kéo dài suốt từ 30, mùng 1 đến tận rằm tháng giêng. Ngày 30 tết nhà nào nhà nấy thịt lợn, họ để cả con vật mới mở cúng cho tổ tiên chứng giám lòng thành, sau đó mới làm mâm cỗ cúng vào tối 30, mùng 1 tết. Và họ cũng chỉ cúng vào ngày mùng 1 và 15 tháng Giêng là ngày cuối cùng của tết năm mới. Những ngày khác của tết chỉ bày rượu, bánh trái trên bàn thờ và thắp hương. Người già Lô Lô Lũng Cú kể rằng, xưa ở đây tồn tại một tập tục lạ gọi là “khù mi” (ăn cắp chơi – ăn cắp lấy may). Tối 30 tết, mỗi gia đình phải đi ăn cắp cái gì đó và phải lấy cho đủ con số 12. Ví dụ, lấy ngô đủ 12 bắp; lấy gà, gạo, hoa quả cứ đủ con số 12. Đó là con số ứng với 12 tháng trong năm tới may mắn. Nếu mới lấy được 2, hoặc 3,4 v.v… tức chưa đủ 12 mà đã bị phát hiện thì bỏ chạy và năm sau, tháng ứng với những con số phải bỏ chạy đó thì phải kiêng kị không được làm những công việc lớn sợ rủi ro. Sáng mồng 1 tết họ kiêng phụ nữ đến nhà sợ là không may cho cả năm. Từ mùng 1 đến 15 tháng giêng bà con nghỉ ngơi vui chơi ăn tết, họ hàng,bạn bè đến nhà nhau chúc tết và ngoài bãi cỏ gần làng, người ta tổ chức các trò chơi đánh cù, đánh bóng

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 55 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)