Văn hóa – nghệ thuật dân gian

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 67 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Văn hóa – nghệ thuật dân gian

Trống đồng

Một nét văn hóa rất lâu đời và nổi tiếng của người Lô Lô là trống đồng. Nếu như chữ viết chỉ còn trong tâm tưởng của những người già Lô Lô rằng xưa kia tổ tiên họ vốn đã có chữ viết sau bị mất mát đi, nhưng trống đồng thì hiện vẫn còn. Trước đây mỗi dòng họ Lô Lô thường có một bộ trống đồng do người trưởng họ giữ và bảo quản bằng cách chôn xuống đất, vì họ sợ để trên mặt đất dễ bị mất cắp. Bởi trống đồng là vật quý nhất của dòng họ và không phải dòng họ nào cũng có. Cách đây không lâu một chiếc trống đồng ở xã Lũng Cú mà nhiều người biết tới, cao 37 cm, đường kính mặt 61cm, đường kính chân trống 56cm. Trống được cấu tạo tang mở, thân eo, chân choãi. Trống có 4 quai bố trí thành 2 cặp đối xứng nhau qua trục thân. Chính giữa mặt trống là hoa văn hình ngôi sao 12 cánh. Trống được trang trí bằng nhiều loại hoa văn: Đường thẳng song song hướng tâm, vòng tròn chấm hình người hóa trang cách điêu v.v… Trống đồng là loại nhac cụ truyền thống nổi tiếng của người Lô Lô dùng làm nhạc đệm cho nghi lễ múa mà khi có người chết và xưa kia dùng cả vào dịp nhảy múa ở tết tháng 7. Đồng bào thường dùng trống cặp đôi: Hai cái một lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trống đực (giành kê) nhỏ và trống cái (giành đú) to treo quay mặt vào nhau. Và nhiều người Lô Lô Lũng Cú kể là người ta dùng củ rừng gần giống củ chuối làm dùi đánh trống để trống khỏi bị hỏng. Tiếng trống giữ nhịp cho các điệu múa dân gian rỗng rãi không phân biệt giới tính, lứa tuổi, số người; có nhiều điệu đánh trống, có người nói có tới 36 điệu. Ở nhóm Lô Lô Đen Lũng Cú có hơn 10 bài trống đánh theo cách nhịp vui nhộn làm nền cho người múa(1)

. Âm hưởng trầm vang của trống đồng đã đi vào tình cảm, vào phong tục tập quán và in cả dấu ấn trong dân ca của họ:

“Nàng trống xinh thật là xinh Chàng trống đẹp thật đẹp!” Dân ca

Cùng với trống đồng thì vốn nghệ thuật dân gian của dân tộc Lô Lô thật đáng khâm phục. Nó được biểu hiện ở tất cả các mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của họ từ các mẫu hoa văn trên trống đồng nhất là trên y phục của phụ nữ, rồi chuyện cổ tích, điệu múa, bài ca v.v… Hầu như các mặt sinh hoạt chủ yếu về vật chất và tinh thần từ dĩ vãng xa xăm cho đến cuộc sống thường nhật đều được phản ảnh trong dân ca của họ. Qua những bài ca thần thoại “Trời, đất, con người”, “Mẹ Trời, mẹ Đất” hay “Chuyện mặt Trời, mặt Trăng” v.v… phản ánh rõ vũ trụ quan tối thiểu và tinh thần đấu tranh chống thiên nhiêu của họ. Hàng loạt bài ca ca ngợi tinh thần lao động cần cù và dào dạt tình yêu cuộc sống. Những mốc lớn của cuộc đời mỗi con người: Cưới hỏi, tang ma v.v… đã đi vào dân ca một cách hết sức tự nhiên. “Tiếng hát tình yêu”, đã như một dạng trường ca, mô tả trọn vẹn cuộc đời của một đôi lứa từ khi tìm hiểu đến bước thành vợ thành chồng, rồi làm bổn phận của cha mẹ xây dựng hạnh phúc cho con.

Sinh hoạt dân ca Lô Lô thường vào lúc nông nhàn nhân tuần trăng sáng, đặc biệt vào dịp trong làng có đám cưới, đám ma. Lời ca làm cho đám cưới thêm vui và đám ma nhẹ bớt nỗi u buồn và cũng như múa ma, để tiễn biệt người quá cố về với tổ tiên. Đó là triết lý Lô Lô và trở thành tập quán. Họ hát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đối đáp nam nữ hoặc tự sự. Dân ca và các bài hát cúng đều được sáng tác theo thể thơ năm chữ và từng cặp hai câu bổ sung nhau. Ví dụ:

Sắp đến lúc làm nương Sắp đến lúc làm ruộng”

Lời ca nhìn chung là mộc mạc, gần gũi với ngôn ngữ nói hàng ngày. Cái

gây xúc động cho người nghe chính là nội dung bài ca. Tuy nhiên, nhiều đoạn cũng đã đạt tới trình độ nghệ thuật khá cao. Ví dụ trong bài “Đón khách”:

Tối nay là tối gì?

Mà thoang thoảng hương bay. Đêm nay là đêm gì ?

Mà ấm áp cỏ cây…”

Hay đoạn dân ca nói về nỗi nhớ của tình yêu trong sáng thủy chung thật tha thiết :

“Nhớ, giữ nhớ trong nhà, Nhớ, giữ nhớ trong tim, Nhớ, giữ nhớ ngày đêm, Nhớ trong lòng, trong da, Nhớ, mang nhớ ra ruộng, Nhớ, mang nhớ lên nương.’’

Một cách diễn tả thật mộc mạc mà sâu sắc và tinh tế. Dân ca Lô Lô chứa đựng tự thân to lớn, nó là viên ngọc quý đóng góp vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam

Tiểu kết chƣơng 3

Dân tộc Lô Lô có dân số vào loại ít ở nước ta (chưa đến 4.000 người), nhưng có chiều dày lịch sử và truyền thống văn hóa khá rực rỡ. Đồng bào tự hào chính đáng là dân tộc có công khai khẩn đất đai vùng cao biên viễn cực Bắc của Tổ quốc. Công lao đó được các daanh tộc anh em trong vùng ghi nhận trong cõi tâm linh sâu thẳm của tập quán cúng ma Lô Lô trong lễ xuống đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoặc thượng điền. Văn hóa Lô Lô có những dấu son đậm nét. Trước hết phải kể đến trống đồng Lô Lô – một loại hiện vật tuyệt vời, hiện hữu còn tồn tại mà âm thanh rền vang của nó là tiếng nói hùng hồn của truyền thống văn hóa rực rỡ từ ngàn xưa để lại. Nữ phục Lô Lô chẳng những làm tôn thêm vẻ đẹp của phụ nữ mà còn thể hiện đậm đà màu sắc, nó phản ánh toàn bộ cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Dân ca Lô lô xứng đáng đứng ngang hàng với dân ca của các dân tộc anh em, và là viên ngọc quý đóng góp vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Thế nhưng trước ngày giải phóng, dân tộc này (người Lô Lô) đã đứng trước ngưỡng của sự diệt vong, do chế độ cũ gây nên. Người Lô Lô lúc đầu có hàng nghìn người, nhưng đến năm 1939 - 1940 chỉ còn hơn 300 người). Từ sau ngày giải phóng đồng bào được Đảng, Nhà nước quan tâm giúp đỡ, được làm chủ cuộc sống của mình, họ đã phát huy vốn văn hóa truyền thống, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, học hỏi các dân tộc anh em v.v…xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no hạnh phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Người Lô Lô cũng như các dân tộc thiểu số khác, cư trú trên mảnh đất Đồng Văn, Hà Giang từ lâu đời. Trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Lô Lô là một trong số các dân tộc còn bảo lưu được các đặc trưng văn hóa truyền thống. Cùng với các dân tộc anh em khác trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, người Lô Lô đã có nhiều đóng góp trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các đặc trưng văn hó của họ đã và đang làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Lô Lô biết canh tác nông nghiệp từ sớm. Họ đã khai phá những sườn đồi thành những ruộng bậc thang để trồng lúa, góp phần giải quyết nhu cầu về lương thực của đồng bào. Do diện tích ruộng bậc thang không nhiều, nguồn nước phục vụ tưới tiêu không đủ, người Lô Lô trồng ngô trên các bãi nương hốc đá là chủ yếu. Ngô là cây lương thực rất quan trọng đối với đồng bào. Khai thác ruộng bậc thang và làm nương thổ canh hốc đá là những sáng tạo của đồng bào trong việc chinh phục và khai thác tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

Thông qua các phong tục tập quán của người Lô Lô, ta thấy, tính cố kết cộng đồng ngày càng bền chặt. Những luật tục, quy ước của làng là nền tảng duy trì trật tự kỷ cương của làng xóm. Bởi đồng bào Lô Lô không thể tồn tại độc lập mà phải gắn bó, nương tựa vào nhau. Luật tục của dân tộc Lô Lô được rút ra từ hoạt động thực tiễn của đồng bào nên nó rất sát thực và có giá trị lớn trong đời sống người dân. Đó thực sự là kho báu mà bất cứ người dân nào cũng luôn mang theo bên mình và không ngừng sáng tạo, phát triển nó cho phù hợp với từng điều kiện nhất định của cuộc sống.

Luật tục của người Lô Lô có quy định về quyền sở hữu về đất đai và tài nguyên. Đó là quyền sở hữu công cộng của cộng đồng đi liền với quyền sử dụng, chiếm dụng của cá nhân mỗi thành viên trong cộng đồng. Trong cộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng có những dấu hiệu riêng biểu thị đất đai, mảnh rừng, cây cối… đã được cá nhân chiếm dụng, mọi người đều tôn trọng quyền chiếm dụng đó. Ngoài ra, luật tục còn có nhiều quy định về nhiều mặt của cuộc sống như: Các mối quan hệ trong xã hội, bảo vệ sức kéo…

Đồng bào Lô Lô có một kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Người Lô Lô xem trống đồng là một báu vật thiêng liêng mà cha ông truyền lại, là biểu tượng sức sống của dân tộc, nối cõi thường với tâm linh. Không chỉ tự hào là một trong những dân tộc có mặt sớm ở vùng đất này, tự hào về nền văn hoá trống đồng cổ, chữ viết tượng hình xa xưa... mà đồng bào còn tự hào về vốn văn hoá dân gian phong phú của mình qua những điệu múa, làn điệu dân ca, truyện cổ tích. Những câu chuyện cổ tích đã phác họa được vũ trụ quan sinh động của dân tộc này trước các hiện tượng thiên nhiên và xã hội. Những bài ca, tiếng hát chứa chan tình yêu con người, cuộc sống, thiên nhiên...

Hội cầu mưa là ngày hội vui nhất của người Lô Lô. Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực, trong dịp tổ chức lễ hội, mọi sinh hoạt của người Lô Lô đều hướng vào việc cầu mưa. Họ tâm nguyện, cầu khấn, ước ao sang năm sau sẽ có nhiều hạt mưa rơi xuống tưới cho cánh đồng của mình ngày càng xanh tốt, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm.

Để những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Lô Lô tiếp tục được gìn giữ và phát huy trong cuộc sống là một vấn đề cần được các cấp chính quyền, các ngành chức năng quan tâm. Với số dân ít, sống tương đối tập trung, các làng bản người Lô Lô cần tiếp tục được đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu, sưu tầm vốn văn hoá dân gian của dân tộc này hiện còn đang gìn giữ được. Khuyến khích con em đồng bào học tập, nâng cao trình độ, nhận thức đúng đắn giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã góp phần khơi phát huy những nét văn hóa đặ sắc của đồng bào. Đồng bào nhận thức rõ hơn về giá trị văn hóa truyền thống, lựa chọn những yếu tố tích cực để bảo tồn, phát huy, gắn kết cộng đồng giúp bà con xây dựng đời sống kinh tế - xã hội, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Việc đẩy mạnh bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp với phát triển du lịch tại mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc, sẽ không chỉ đảm bảo lợi ích về kinh tế, mà văn hóa truyền thống của người Lô Lô nơi đây được lưu giữ và phát huy.

Những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lô Lô đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng

Văn (1994 -1995), tập 1, Nxb Sở văn hóa thông tin Hà Giang, Hà Giang.

2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng

Văn (1945 - 2000), tập 2, Nxb Sở văn hóa thông tin Hà Giang, Hà Giang.

3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang, Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

5. Bộ công an, công an tỉnh Hà Giang (2000), Lịch sử công an nhân dân Hà

Giang (1945- 2000), Nxb Giao thông, Hà Nội.

6. Bộ văn hóa Thông tin (2007), Xây dựng điểm chỉ đạo công tác văn hóa thông

tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, Hà Nội.

7. Bộ văn hóa Thông tin, Vụ văn hóa dân tộc(2005), bảo tồn và phát triển văn

hóa dân tộc Mông), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

8. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Nxb VHNT tạp chí văn hoá nghệ thuật, Hà Nội.

9. Phan Hữu Dật (1984), Lễ cầu mùa các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. Phan Hữu Đạt (1999), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế- xã

hội miền núi, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Mai Thanh Hải (1996), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

14. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - khoa văn hóa xã hội chủ nghĩa (2004), Văn hóa và phát triển văn hóa Việt Nam mội số vấn đề lí luận và

thực tiễn, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

15. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Lí luận văn hóa và đường

lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

16. Hội đồng dân tộc của Quốc hội khóa X (2000), Chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà Nước về dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

17. Vũ Thị Minh Hương, Nguyễn Văn Huyên, Phillipe Papin (1999), Địa danh

và các tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kì, Nxb Văn hóa thông tin, Cục lưu

trữ Nhà Nước.

18. Nguyễn Chí Huyên (2000), Các tộc người vùng biên giới phía Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

19. Huyện ủy Đồng Văn (5/8/2005): Báo cáo tình hình truyền đạo, học

đạo,theo đạo trái pháp luật tại huyện Đồng Văn từ 2000 đến nay, Văn

phòng huyện ủy Đồng Văn.

20. Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

21. Nguyễn Khôi (2006), Các dân tộc ở Việt Nam cách dùng họ và đặt tên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

22. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kì, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

23. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong

sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Lã Văn Lô- Hà Văn Thư (1980), Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hoá ở

vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

25. Lã Văn Lô- Nguyễn Hữu Thấu-Mai Văn Trí - Ngọc Anh - Mạc Như Đường (1959), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội. 26. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và văn hóa của người lô lô ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giàng (Giai đoạn 1986 2010) (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)