Hội nhập quốc tế là động lực buộc các ngân hàng pahir thay đổi, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng quản lý và phát triển dịch vụ ngân hàng.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức từ hội sở chính đến các chi nhánh, sắp xếp lại theo hướng theo hướng quy hoạch và mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch, các kênh phân phối khác của các tổ chức tín dụng, chú trọng đa dạng hóa các kênh phân phối từ xa và các kênh phân phối điện tử, tự động, phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, dần dần hạn chế các nghiệp vụ giao dịch tại quầy.
Kinh doanh theo nguyên tắc thi trường buộc các tổ chưc staif chính phải có cơ chế quản lý và sử dụng lao động hợp lý, đặc biệt là chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nhằm thu hút lao động có trình độ, qua đó nâng cao hoạt động và năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính.
Mở cửa dịch vụ ngân hàng và nới lỏng hạn chế đối với các tổ chức tài chính nước ngoài là điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành tài chính- ngân hàng, các ngân hàng trong nước sẽ có điều kiện tiếp cận những công
nghệ hiện đại, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn chuyên nghiệp. Vì vậy, các ngân hàng cần tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Như là: hệ thống mạng banknet: Agribank, BIDV,Vietinbank, ACB, DongAbank, Sacombank, SHB, Eximbank…..hoặc mạng lưới lớn nhất, đang hoạt động hiệu quả do Vietcombank chủ trì gồm: Chohung Vina Bank, Techcombank, Habubank, VIB, ngân hàng lien doanh Việt- Lào, Southern Bank và Vietcombank.
Mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của các ngân hàng trong nướcsẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Tăng khả năng sinh lời trực tiếp từ việc nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh.Điều chỉnh lãi suất đầu vào, đầu ra phù hợp trên nguyên tắc huy động vốn và phân bổ tín dụng hiểu quả và an toàn.
Ngân hàng cần đầu tư phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng. Cầntập chung xây dựng dữ liệu toàn hệ thống, điều này có nghĩa là toàn bộ dữ liệu của ngân hàng sẽ được tập trung ở trung tâm dữ liệu, mọi sự thay đổi sẽ được cập nhật trực tuyến và tức thời. Đảm bảo được thong tin khách hàng ở cùng hệ thống ngân hàng được chính xác và thuận tiện đáp ứng yêu cầu giao dịch phân tán và tự động như các dịch vụ ngân hàngđiện tử, triển khai giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, dễ dàng giao tiếp với các hệ thống bên ngoài, như mạng thanh toán liên ngân hàng, mạng ATM, mạng thanh toán Visa…
Xây dựng hệ thống viến thông nối các chi nhánh, phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông nâng cao đường truyền dữ liệu để đạt hiểu quả cao nhất và chính xác nhất.
Cần tiến hành phân khúc thị trường và khách hàng để xác định hợp lý thị trường và khách hàng mục tiêu, qua đó có chiến lược phù hợp.
Cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu của mình với thong qua các hoạt đông tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các tiện ích mà sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang lại.
Hình ảnh thương hiệu của 1 sản phẩm rất quan trọng cho quá trình phát triển và tồn tại của sản phẩm đó. Do đó, một hoạt động cần được đẩy mạnh song song với quá trình phát triển đa dạng hóa sản phẩm đó là việc xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu ngân hàng trở thành 1 thương hiệu mạng và gần gũi với khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Marketing ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận.
Khi mà số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng trên thị trường là tương đương và có sự chênh lệch không đáng kể thì marketing mặc dù không phải là một hoạt động quá mới mẻ nhưng hoàn toàn có thể trở thành một vũ khí chiến lược giúp các ngân hàng có thể vượt qua các đối thủ để giành lấy ưu thế trên thị trường. Tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác về sản phẩm dịch vụ để khách hàng có thể thể nhận ra NH, không rời bỏ NH để đến với Nh khác và khách hàng tự tìm đến với nhân hàng là một thành công lớn với NH.
KẾT LUẬN
Quá trình Marketing ngân hàng thể hiện sự thống nhất cao độ giữa nhận thức và hành động của nhà ngân hàng về thị trường, nhu cầu khách hàng và năng
lực của ngân hàng. DO vậy, ngân hàng cần phải định hướng hoạt động của các bộ phận và toàn thể đội ngũ nhân viên ngân hàng vào việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng yếu tố quyết định sự sống còn của ngân hàng trên thị trường.
Nhiệm vụ then chốt của Marketing ngân hàng là xác định được nhu cầu mong muốn của khách hàng là cách thức đáp ứng một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh.Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ Marketing của mỗi ngân hàng.
Marketing tham gia vào viêch giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ nhất: phải các định được loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cần cung ứng rathị trường. Bộ phận Marketing sẽ giúp chủ ngân hàng giải quyết vấn đề thong qua các hoạt động như tổ chức thu thập thong tin thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, cách thức sử dựng dịch vụ và lựa chọn ngân hàng của khách hàng, nghiên cứu xác định nhu cầu sản phẩm dịch vự ngân hàng của khách hàng và xu thế biết đổi, ngiên cứu chủng loại sản phẩm dịch vụ mà các định chế tài chính khác đang cung ứng trên thị trường.
Thứ hai: tổ chứ tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch và hoàn thiện mối quan hệ trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường. Quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng với sự tham gia đồng thời của 3 yếu tố:Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ; đội ngũ nhân viên trực tiếp và khách hàng.
Thứ ba: Giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và ban giám đốc ngân hàng. Bộ phận Marketing giúp ban giám đốc ngân hàng giải quyết tốt các mối quan hệ trên thông qua việc xây dựng và điều hành các chính sách lãi, phí,… phù hợp đối với từng loại khách hàng, khuyến khích nhân viên phát minh sáng kiến, cải tiến các hoạt động, thủ tục nghiệp vụ nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích trong sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Giải quyết tốt các vấn đề trên không chỉ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ngân hàng, mà còn trở thành công cụ để duy trì và phát triển mối quan hệ
giữa ngân hàng và khách hàng.
Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường Thị trường vừa là đối tượng phục vụ, vừa là môi trường hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng và thị trường có mối quan hệ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Vì thế, hiểu được nhu cầu thị trường để gắn chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với thị trường sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả cao.
Điều này sẽ được thực hiện tốt thông qua cầu nối Marketing. Bởi Marketing giúp ban giám đốc ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm dịch vụ và sự biến động của chúng. Nhờ có Marketing mà ban giám đốc ngân hàng có thể phối hợp, định hướng được hoạt động của tất cả các bộ phận và toàn thể nhân viên ngân hàng vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Marketing góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Marketing ngân hàng là tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Quá trình tạo lập vị thế cạnh tranh của ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ ở thị trường mục tiêu. Cụ thể, Marketing ngân hàng cần phải :
Thứ nhất : Tạo được tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ. Tính độc đáo phải mang lại lợi thế của sự khác biệt trong thực tế hoặc trong nhận thức của khách hàng.
Thứ hai : Làm rõ tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng. Nếu chỉ tạo ra sự khác biệt sản phẩm không thôi thì vẫn chưa đủ để tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Điều quan trọng là sự khác biệt đó phải có tầm quan trọng đối với khách hàng, có giá trị thực tế đối với họ và được họ coi trọng thực sự.
Thứ ba : Tạo khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của ngân hàng. Sự khác biệt phải được ngân hàng tiếp tục duy trì, đồng thời phải có hệ thống biện pháp để chống lại sự sao chép của đối thủ cạnh tranh.
Việt Nam có số lượng ngân hàng khá nhiều, có 6 ngân hàng quốc doanh, 1 quỹ tín dụng nhân dân, 38 ngân hàng tương mại cổ phần, 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, 6 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Đây con số không nhỏ so với một quốc gia đang phát triển như
Việt Nam, điều này đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng hết sức khốc liệt, ngoài việc duy trì các khách hàng truyền thống thì phát triển thêm khách hàng mới và chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ luôn là ưu tiên hàng đầu đối với các ngân hàng.Thông qua việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, Marketing giúp ngân hàng phát triển và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Việc nghiên cứu còn hạn hẹp cả về không gian lẫn thời gian,thực tế còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi được những khiếm khuyết. em mong rằng những ý tưởng đưa ra sẽ được các thầy cô giáo, bạn bè đóng góp ý kiến cho bài viết này có kết quả thành công hơn.
Cuối cùng , em xin chân thành cảm ơn thầy cô, bạn bè đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 06 tháng 06 năm 2013 Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://cafef.vn
2. www.luattaichinh.wordpress.com
3. http://www.sbv.gov.vn
4. http://www.gso.gov.vn (tổng cục thống kê Việt Nam)
5. http://www.dongabank.com.vn 6. http://www.agribank.com.vn 7. http://www.abbank.vn 8. https://www.citibank.com.vn 9. http://vnexpress.net/ 10.http://www.homecredit.vn/ 11.Luật các tổ chức tín dụng 2010
12.Giáo trình marketing ngân hàng – Học Viện Ngân Hàng. 13.Thời báo ngân hàng các số năm 2012.
14.Luận văn các khóa chuyên ngành Tài chính – Học Viện Ngân Hàng. 15.Giáo trình Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Peter S .Rose .
16.Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng TS Nguyễn Minh Kiều NXB Tài Chính