Do đặc điểm của nhóm đối tượng nên chúng tôi đưa ra một số sản phẩm tích lũy cho tương lai đáp ứng nhu cầu cần thiết của nhóm đối tượng trên.
Tiết kiệm: những người thuộc nhóm đối tượng này hầu hết có gia đình 3 người hoặc đầy đủ vì vậy nhu cầu tiết kiệm cho những phát sinh là rất cần thiết.
3.2.1.1. Tiết kiệm cho tương lai:
Là sản phẩm tiết kiệm tích lũy VNĐ hoặc USD. Khách hàng gửi tiền nhiều lần và đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định (1,2,3 năm…hoặc lâu hơn). Mỗi lần gửi một khoản tiền nhỏ để tích góp được số tiền lớn đểgiúp bạn chuẩn bị tài chính thật tốt, đặt nền tảng vững chắc cho tương lai vững vàng và tươi sáng, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm của nhiều đối tượng khách hàng. Số tiền tích lũy định kỳ này sẽ giúp những người có thu nhập ổn định thực hiện ước mơ mua nhà, xe…, đầu tư cho con em hoặc chính mình.
Do nhu cầu này khá phổ biến với thế hệ X nên nhiều ngân hàng đưa ra các sản phẩm tiết kiệm cho tương lai, bản chất thì giống nhau nhưng tên gọi và hình thức có thể hơi khác nhau. Nguyên nhân đó là do sản phẩm ngân hàng có tính vô hình, ngân hàng cần tăng cường các biểu hiện vật chất trực tiếp hoặc có liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Ngân hàng An Bình ( ABbank) đưa ra sản phẩm là “Tích lũy cho lương lai”
Bảng 3.1: Bảng lãi suất tiết kiệm “ Tích lũy cho tương lai” của ABbank
Với ngân hàng Đông Á (DongAbank) đưa ra sản phẩm “ Tiết kiệm cho tương lai”. Khác với ngân hàng An Bình, ngân hàng Đông Á chỉ nhận tiền gửi là VND và lãi suất bằng lãi suất kỳ hạn 6 tháng lãi cuối kỳ của khung lãi suất tiết kiệm Ưu Việt.
3.2.1.2. Sản phẩm tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm
Ngân hàng kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm.
Có thêm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút hơn nhiều khách hàng
mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm.
Tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản, ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm… Ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời… nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định.
Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đối cho ngân hàng, đồng thời, các nhân viên ngân hàng cũng có thêm động lực và thu nhập. Ngoài ra, “văn hóa bán hàng” thu nhận được trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ tác động tích cực trở lại đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kỳ. Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay.
Giúp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phía bảo hiểm. Có thể thấy trong các thoả thuận hợp tác của các Công ty Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam với các ngân hàng đều bao hàm các thoả thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào ngân hàng. Đối với Công ty bảo hiểm tạo ra nguồn khách hàng mới, cơ hội cho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ quy mô lớn. Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Có thể thấy, những khách hàng của ngân hàng là những khách hàng tiềm năng lớn đối với các Công ty bảo hiểm vì họ thường có thu nhập trung bình khá trở lên và ít nhiều có thói quen sử dụng dịch vụ tài chính. Đa dạng hóa các kênh phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh nhất là trong giai đoạn thị trường bão hoà, đồng thời giảm bớt sự biến động
lợi nhuận theo thời gian.
Ví dụ: Ngân hàng VietinBank và Công ty Bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva (VietinAviva) đã đưa ra sản phẩm “Tiết kiệm Tích lũy – Phát lộc Bảo tín” vào tháng 6/2012, kết hợp giữa sản phẩm tiết kiệm tích lũy của VietinBank và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Phát lộc Bảo tín của VietinAviva.
Tiết kiệm Tích lũy -Phát lộc Bảo tín đáp ứng được cả hai nhu cầu “tiết kiệm” và “bảo hiểm” bởi khi sử dụng sản phẩm này khách hàng không chỉ được hưởng mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn mà còn được hưởng thêm quyền lợicủa sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Phát lộc Bảo tín để mục tiêu tích lũy trong tương lai luôn được đảm bảo dù có xảy ra rủi ro không mong muốn.
Ngày 18/3/2013, Ngân hàng Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) triển khai sản phẩm tiết kiệm Bảo an tương lai dành cho khách hàng trên toàn quốc.Đây là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kết hợp sản phẩm bảo hiểm. Tham gia tiết kiệm Bảo an tương lai, khách hàng được hưởng lãi suất hấp dẫn cố định trong suốt kỳ hạn gửi. Nếu không may gặp rủi ro bất ngờ, khách hàng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tương ứng với khoản tiền dự kiến tích lũy đến hết kỳ hạn đã đăng ký tham gia sản phẩm.
3.2.1.3. Tiết kiệm không kỳ hạn:
Là tài khoản mà khách hàng có thể quản lý và bảo mật tài sản của mình. Khách hàng có quyền gửi tiền thêm, rút tiền một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất cứ khi nào Khách hàng muốn với các tiện ích và lãi suất hấp dẫn để đáp ứng những nhu cầu phát sinh không dự tính trước.
Việc các ngân hàng thương mại càng chạy đua tăng lãi suất, khuyến mại tiết kiệm đã tạo cho khách hàng gửi tiền tâm lý chưa vội gửi tiền để chờ đợi lãi suất tăng thêm hoặc chỉ gửi kỳ hạn ngắn để có thể linh hoạt sử dụng vốn. Bởi đối với người gửi tiền, việc chọn hình thức gửi là rất quan trọng khi hầu hết các ngân hàng đều có ràng buộc người gửi tiền là không được rút trước hạn.
Nếu khách hàng có tài chính nhàn dỗi nhưng không muốn gửi tiết kiệm có kỳ hạn, và có sự biến động liên tục của lãi suất thị trường thì hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào
bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm, khách hàng không đăng ký kỳ hạn gửi ban đầu, dùng để thanh toán, giao dịch, được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Lãi suất của hình thức tiết kiệm này tuy có thấp hơn nhiều với loại có kỳ hạn, nhưng rất linh hoạt.
Ví dụ:sản phẩm không kỳ hạn của ngân hàng Agribank
Đặc điểm:
Kỳ hạn: không kỳ hạn
Đồng tiền:VNĐ, USD, EUR
Số tiền gửi tối thiểu ban đầu: 100.000 VNĐ, 10 USD, 10 EUR Gửi: KH gửi tiền nhiều lần vào tài khoản, gửi tại quầy giao dịch. Rút: Không hạn chế số lần giao dịch rút tiền, rút tạo quầy giao dịch Phí: theo biểu phí hiền hành của Agribank
Lãi: Lãi suất thay đổi, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, được công bố công khai tạo điểm giao dịch
Cách tính lãi:tính lãi theo tích số dư
Tiền lãi một tháng =Σ số dư các ngày trong tháng / 30 xLãi suất tháng Trả lãi: Lãi được tính và nhập gốc vào ngày làm việc cuối tháng.
Tiện ích:
Được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại Agribank; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại Agribank.
Được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ để chuyển khoản thanh toán tới ngân hàng khác.
Khách hàng có thể giao dịch tại các chi nhánh thuộc Agribank theo Quy định gửi nhiều nơi rút nhiều nơi của Agribank.
3.2.2. Nhóm sản phẩm thanh toán
Thế hệ X là những khách hàng có nghề nghiệp ổn định, kinh tế chính trong gia đình vì vậy họ quyết định nhưng sản phẩm, dịch vụ sẽ sử dụng đáp ứng nhu cầu của họ.
Tiền gửi thanh toán (TGTT) là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử...nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách. Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
Với tiền gửi không kỳ bạn có thể :
•Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt: nhận tiền do người khác chuyển đến, thanh toán (cho Khách hàng hoặc đối tác) với các công cụ như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,...
•Xác nhận khả năng tài chính cho chủ tài khoản hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, ... ở nước ngoài.
•Gửi tiền hoặc rút tiền từ tài khoản.
•Sử dụng các dịch vụ thanh toán tự động (điện, nước, điện thoại, ...) •Mở tài khoản một nơi, giao dịch nhiều nơi.
3.2.2.2. Nhóm sản phẩm thẻ
a)Sản phẩm thẻ ATM
Với xu hướng giảm thiểu lượng lưu thông tiền mặt trên thị trường để tránh rủi ro, cũng như không phải mang tiền mặt nhiều theo người thì sản phẩm thẻ là rất hữu ích. Ngoài ra còn nhiều tiện ích khác như trả lương vào tài khoản thẻ, trả tiền điện nước sinh hoạt….có thẻ kiểm soát được tài chính chi tiêu hàng tháng.
Cũng là sản phẩm thẻ nhưng mỗi ngân hàng đưa ra các loại thẻ khác nhau, hình thức, tên gọi tạo nên sự khác biệt, khi nhìn vào chiếc thẻ bạn đang cầm có thể biết được bạn thuộc tầm lớp nào.
Thẻ ATM thực chất là thẻ rút tiền mặt, một loại thẻ cơ bản dùng để rút tiền từ tài khoản cá nhân, thông qua các máy ATM. Có chiếc thẻ ATM trong ví, bạn không cần lúc nào cũng giữ thật nhiều tiền bên mình. Khi nào cần tiền, bạn chỉ cần rút thẻ, chạy đến máy ATM và tiền sẽ sẵn sàng "chìa ra" mọi lúc mọi nơi cho bạn.
Chiếc thẻ ATM không chỉ là công cụ cung cấp tiền, chiếc thẻ ATM còn có thể được sử dụng để thực hiện những thao tác kiểm tra số dư, chuyển khoản,
thanh toán hoá đơn… cũng trên máy ATM. Cơ chế hoạt động của chiếc thẻ này là rút tiền của chính mình vốn đang được giữ trong tài khoản ngân hàng. Nếu còn tiền, bạn còn rút được, hết tiền thì đành thôi.
b)Sản phẩm thẻ tín dụng:
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người mà ngân sách của mỗi người thì có hạn, khi khách hàngmuốn mua sắm mà chưa có lương, hoặc lương chưa đủ mua thì sản phẩm thẻ tín dụng sẽ giúp khách hàng mua được sản phẩm mong muốn, công cụ dự phòng tài chính đột xuất hoặc khó khăn.
Một chiếc thẻ ngân hàng khác vừa có khả năng rút tiền mặt như thẻ ATM, vừa tích hợp tiện ích thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ như: mua hàng tại siêu thị, thanh toán bữa ăn tại nhà hàng… là thẻ ghi nợ. Vẫn trên cơ chế hoạt động "tiền của mình, thoải mái xài", mỗi lần thực hiện giao dịch rút tiền hoặc thanh toán bằng thẻ, tài khoản ngân hàng của bạn sẽ được trừ ngay lập tức và bạn có thể kiểm tra lại liệt kê giao dịch trong bảng sao kê hàng tháng.
Cái tên thẻ ghi nợ xuất phát từ tiếng Anh (debit card) làm cho mọi người ngầm tưởng mình xài tiền ngân hàng và bị mắc nợ. Tuy nhiên, thực tế bạn đang xài tiền của mình, "còn thì xài - hết thì thôi", nên chiếc thẻ này còn được gọi là thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán có hai loại: nội địa và quốc tế, trong đó thẻ thanh toán nội địa chỉ được sử dụng giao dịch trong phạm vi Việt Nam và còn thẻ thanh toán quốc tế được dùng để rút tiền và thanh toán ở bất cứ nơi đâu trên thế giới có thể chấp nhận thẻ.
Hình thức nâng cao khác của thẻ thanh toán là thẻ tín dụng (credit card). Đây là loại thẻ có thể "sử dụng trước, trả tiền sau". Với chiếc thẻ này, bạn chẳng cần phải bỏ sẵn tiền vào tài khoản và bị trừ trực tiếp ngay sau mỗi lần mua hàng, hoặc rút tiền như thẻ thanh toán. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho bạn một hạn mức sử dụng dựa trên khả năng tài chính, hay tài sản thế chấp của bạn (hạn mức tín dụng). Nói đơn giản hơn, ngân hàng cung cấp cho bạn một khoản vay ngắn hạn và bạn chỉ được xài khoản vay thông qua việc sử dụng thẻ để thanh toán hoặc rút tiền mặt.
đó trong khoảng thời gian nhất định, thông thường sau 30-45 ngày để không bị tính lãi. Tuy nhiên, nếu chưa thể trả hết, bạn cũng có thể "trả dần" khoản vay và đương nhiên ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất. Dựa trên khả năng tài chính của bạn, ngân hàng sẽ cấp cho bạn thẻ tín dụng chuẩn, hoặc thẻ tín dụng vàng. Hai thẻ này đều có công năng sử dụng như nhau, chỉ khác ở điểm hạn mức tín dụng của thẻ vàng thường cao hơn so với thẻ chuẩn và khi sử dụng thẻ vàng bạn sẽ có nhiều ưu đãi hơn.
3.2.3. Nhóm sản phẩm tư vấn
Đây là nhóm sản phẩm mà các đối tượng là khách hàng của ngân hàng, sẽ được tư vấn, hỗ trợ trong việc quản lý tài chính một cách hợp lý, xây dựng các kế hoạch tài chính trong tương lai.
Bạn chắc chắn có thể tự mình quản lý tiền bạc, bạn cũng sẽ là người duy nhất phải tự mình giải quyết các gánh nặng về tài chính. Tuy nhiên, để đạt được kỹ năng quản lý tài chính cá nhân đúng cách đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm, đôi lúc còn là sự mất mát. Đối với nhiều người, đó không phải là một quyết định khôn ngoan để tiêu tốn giá trị thời gian, công sức và nỗ lực của họ.
Khi bạn nhận ra mình bắt đầu già đi, bận rộn và (hy vọng) trở nên giàu có, mục tiêu tài chính và các sự lựa chọn của bạn sẽ thay đổi và trở nên phức tạp hơn. Một nhà tư vấn quản lý tài chính kinh nghiệm có thể trợ giúp bạn tiết kiệm thời gian và giảm bớt các quyết định mang tính duy ý chí. Nhà tư vấn còn có thể giúp bạn duy trì sự quyết tâm và kỷ luật hơn trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính của mình.
Mọi người đều có nghĩ đến một tương lai mà họ mong muốn trở thành hiện thực. Song, hầu hết các mục tiêu này thường thất bại vì họ không xây dựng được kế hoạch tài chính cho bản thân, hoặc đơn giản là không biết nên bắt đầu từ đâu. Thậm chí khi bạn đã có một kế hoạch, thách thức lớn nhất sẽ là việc gắn bó với nó. Thật dễ dàng để bạn trì hoãn hoặc bị phân tâm bởi sự bận rộn và trách nhiệm của cuộc sống thường ngày. Đôi khi sự khác biệt giữa thành công và thất bại chỉ là sự thúc đẩy thường xuyên từ một ai đó ngoài bạn.
Các bước tiến hành tư vấn khách hàng:
Bước 1:Xác định tình trạng tài chính cá nhân của khách hàng.
Bước 2:Biết tiền của KH đi về đâu và định hướng quản lý tài chính để Quý
vị sống tốt trong khả năng tài chính của mình.