2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
3.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện Hàm Yên đã đạt được thành tựu đáng kể, đó là kết quả của cơ chế khoán sản phẩm, cơ chế khoán 10, giao đất giao rừng lâu dài cho hộ nông dân. Sản xuất ở nông thôn có hướng chuyển biến rõ rệt, giảm độc canh cây lương thực, tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá nhỏ đang có xu hướng chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng CN-TTCN, dịch vụ, du lịch; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển và thu được kết quả cao. Đây là biểu hiện của sự chuyển dịch thuận chiều với quá trình CNH - HĐH.
Tỷ trọng nông lâm nghiệp đã giảm, năm 2000 là 62,80%, năm 2005 là 57,70% thì năm 2011 giảm xuống còn 43,46%. Tương ứng với công nghiệp xây dựng và dịch vụ lại tăng lên. Năm 2000 công nghiệp và XDCB là 25,27%, năm 2005 là 22,83% thì năm 2011 tăng 28,44%. Dịch vụ năm 2000 là 11,87%, năm 2005 là 19,45%, đến năm 2011 tăng lên 28,10% (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Cơ cấu GTSX các ngành huyện Hàm Yên qua các năm Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011
GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nông - lâm nghiệp 207,00 62,86 334,48 57,72 489,77 43,46 Công nghiệp và XDCB 83,20 25,27 132,30 22,83 320,55 28,44 Dịch vụ 39,10 11,87 112,70 19,45 316,72 28,10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổng cộng 329,30 100,00 579,48 100,00 1.127,045 100,000
Nguồn số liệu: UBND huyện Hàm Yên (2011) [21]
Từ thực trạng phát triển các ngành CN - TTCN cho thấy công tác giao đất giao rừng cũng có những ảnh hưởng nhất định. Ngành nông, lâm nghiệp của huyện là ngành chủ lực nếu như nó phát triển thuận lợi có nghĩa là đất đai ở đây có đặc tính tốt thuận lợi cho các loại cây trồng đã được chọn, cho năng xuất, sản lượng cao. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch kế hoạch của các ngành.
a. Ngành nông nghiệp
* Ngành trồng trọt: Diện tích, sản lượng, năng suất một số cây trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.3: Hiện trạng diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của huyện Hàm Yên Loại cây trồng chính
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa nước 6.726,90 52,89 35.578,57 7.000,80 56,24 39.372,50 7.045,26 58,36 41.114,80 Ngô 1.198,40 34,76 4.165,64 1.647,50 40,59 6.687,20 2.222,00 47,95 10.654,20 Khoai lang 148,59 53,00 787,53 803,20 57,90 4.650,53 472,10 63,44 2.994,90 Đậu tương 225,00 11,83 266,18 259,00 13,92 360,53 232,00 15,64 362,80 Lạc 344,17 12,96 446,04 329,30 17,49 575,95 377,80 17,50 661,20 Mía 233,46 446,00 10.412,32 97,21 550,00 5.346,55 402,10 571,96 22.998,40 Chè 528,60 43,20 2.283,55 1.049,60 60,00 6.297,60 1.828,30 71,02 12.984,00 Cam 2.246,60 55,00 12.356,30 2.459,90 80,00 19.679,20 2.326,70 81,04 18.855,80 Tổng sản lượng quy thóc 39.744,21 46.059,70 51.769,00 Bình quân lương thực người/năm (kg) 391,31 420,58 467,20
- Nhóm cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2011 là 9.971,36 ha, trong đó diện tích trồng lúa 7.045,26 ha chiếm 70,65%; diện tích trồng màu 2694,10 ha. Trong diện tích trồng màu, cây ngô là 2.222,00 ha còn lại là cây khoai lang là 472,10 ha.
- Nhóm cây lâu năm: Đối với cây công nghiệp lâu năm (cây chè) năm 2011 xu hướng tăng đáng kể nhất có diện tích là 1.828,30 ha. Cây ăn quả lâu năm (cây cam) có diện tích 2.326,70 ha là cây đặc sản hàng hóa của huyện.
* Ngành chăn nuôi: Theo số liệu thống kê đến năm 2011 của huyện
được thể hiện (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Tình hình chăn nuôi của huyện Hàm Yên giai đoạn 2000 - 2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2011
1. Đàn trâu Con 19.304 20.060
2. Đàn bò Con 1.534 1.734
3. Đàn lợn Con 41.159 79.281 4. Gia cầm 1000 Con 430 636 5. Diện tích nuôi thả cá Ha 533,6
Nguồn số liệu: UBND huyện Hàm Yên (2011) [21]
b. Ngành lâm nghiệp
Đây là một ngành được quan tâm nhiều. Bên cạnh vốn từ các chương trình, dự án đã huy động được nguồn lực đáng kể để phát triển lâm nghiệp và trồng rừng kinh tế bằng nguồn vốn tự có của nhân dân (chủ yếu là trồng rừng sau khai thác). Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 64.751,94 ha (chiếm 77,95% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất rừng sản xuất 47.025,05 ha (chiếm 52,22% tổng diện tích tự nhiên), rừng phòng hộ 11.556,98 ha (chiếm 12,83% tổng diện tích tự nhiên), rừng đặc dụng 6.169,91 ha (chiếm 6,85% tổng diện tích tự nhiên).
c. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp tiếp tục tăng, các thành phần kinh tế đều có bước phát triển khá, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đã
đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện.
Giá tị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt 124,58 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994). Sản xuất hàng thủ công từng bước được củng cố, một số sản phẩm truyền thống của huyện như sản xuất mành cọ, làm chổi chít và tre nứa đan đã được khôi phục ở xã Phù Lưu, Đức Ninh, Thái Sơn. Một số sản phẩm mới đang được đầu tư phát triển: Dệt thổ cẩm, trang phục dân tộc tại thị trấn Tân Yên; móc sợi ở xã Minh Hương... Sản xuất đá xây dựng, gạch nung, vôi, sản phẩm may mặc... Các hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất TTCN trên địa bàn huyện ngày càng hoạt động có hiệu quả, đúng luật, tạo nhiều việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Thực hiện quy hoạch xây dựng chi tiết hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tân Thành; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần Đông Dương; trồng rừng nguyên liệu giấy tại xã Yên Lâm của Công ty cổ phần Lâm - Nông nghiệp Hùng Thắng; xây dựng thuỷ điện cột nước thấp trên Sông Lô tại Thác Cái xã Yên Phú.
d. Thực trạng cơ sở hạ tầng
* Giao thông- thủy lợi:
- Đường bộ: Trong những năm qua hệ thống đường bộ của huyện đã được Nhà nước đầu tư và huy động các nguồn lực của nhân dân nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới, hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện gồm:
+ Quốc lộ 2: Đây là tuyến đường có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng. Đoạn đi qua trên địa bàn huyện dài 50,2 km. Đường đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi 2 làn xe, có khả năng lưu thông tốt.
+ Tỉnh lộ: Hệ thống đường tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện có các tuyến chính là đường ĐT 190 (ĐT 176 cũ), ĐT 189 có tổng chiều dài là 69,5 km.
+ Đường huyện: Hiện tại đường huyện có 6 tuyến với tổng chiều dài 57,2 km hoàn toàn là đường cấp phối và đường đất.
+ Giao thông nông thôn (đường thôn bản) có 966,6 km (trong đó có 207 km là đường bê tông, còn lại 759,6 km là đường đất).
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Mạng lưới và chất lượng giao thông tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ nên đi đến các vùng trong huyện còn nhiều khó khăn, hệ thống các đường huyện và đường thôn bản không thể đảm bảo lưu thông trong mùa mưa lũ.
- Đường thuỷ: Sông Lô là tuyến giao thông thủy duy nhất, chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 62 km; do đặc điểm địa hình miền núi nên sông có nhiều đoạn cong, có đá ngầm vì vậy vận tải thủy gặp nhiều khó khăn và không thuận lợi bằng vận tải đường bộ.
* Văn hoá – giáo dục – y tế:
- Văn hóa: Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá thông tin được tăng cường, đảm bảo môi trường sinh hoạt văn hoá lành mạnh, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, văn hoá độc hại, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Các phong trào hoạt động văn hoá thông tin được chú trọng phát triển ở tất cả các xã, thị trấn, các cơ quan đoàn thể góp phần xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Các hoạt động Văn hóa - thông tin được duy trì và phát triển phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng với nhiều hình thức phong phú đa dạng, động viên nhân dân các dân tộc trong huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Hoạt động thể dục, thể thao được duy trì và phát triển rộng khắp trên các địa bàn dân cư, các cơ quan, trường học và các câu lạc bộ với nhiều bộ môn. Phong trào toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại được duy trì thường xuyên. Công tác truyền thanh, truyền hình được hoạt động thường xuyên. Chất lượng phát thanh truyền hình được nâng lên, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến kịp thời đến nhân dân. Toàn huyện tính đến năm 2011
số xã, thị trấn được phủ sóng truyền thanh, truyền hình là 18/18 xã, số xã, thị trấn có trạm truyền thanh là 14/18 xã, 90% thôn bản được phủ sóng phát thanh, 80% thôn bản được phủ sóng truyền hình.
- Giáo dục: Năm học 2010 - 2011 tỷ lệ huy động học sinh đi học ở các bậc học đạt: trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 18%, trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 99%, trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 100%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và tỷ lệ huy động học sinh lớp 5 vào lớp 6 đạt 99,77%, tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi: tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,7%. Tốt nghiệp THPT đạt 100%. Công tác phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập tiểu học - chống mù chữ được duy trì thực hiện tốt.
- Y tế: Thực hiện các trương trình về y tế, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm... Hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, nhất là việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tổ chức giám sát chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh. Toàn huyện có 21 cơ sở y tế (Bệnh viện: 1; phòng khám khu vực: 2; trạm y tế xã, thị trấn: 18). Thực hiện khám bệnh cho 162.565 lượt người; trong đó: khám chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm y tế được 86.093 lượt người, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi được 27.405 lượt; công suất sử dụng giường bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh đạt 67,1%, bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân; cấp mới 2.268 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, 23.892 thẻ BHYT cho người nghèo, 19.318 thẻ BHYT cho nhân dân các xã thực hiện Chương trình 135.