2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
3.2.4.4 Tình hình đầu tư
Tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh trình độ phát triển
sản xuất theo từng giai đoạn lịch sử [2]. Trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung
nghiên cứu tình hình đầu tư tư liệu sản xuất và đầu tư một số cây trồng chính. Qua kết quả thu được từ việc phỏng vấn hộ gia đình cho thấy việc giao đất giao rừng ổn định lâu dài đã tạo ra một cơ sở pháp lý chắc chắn nhất giúp người nhận đất, chủ động đầu tư sản xuất kinh doanh. Các hộ gia đình được hưởng quyền lợi nhất định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để đánh giá cụ thể của việc giao đất giao rừng về phương diện này, những nội dung sau đây đã được nghiên cứu, đó là:
- Việc đầu tư cho tư liệu sản xuất - Mức độ đầu tư và đối tượng đầu tư
- Hướng ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất. Nhu cầu về vốn phát triển sản xuất trong hộ gia đình.
a. Đầu tư cho tư liệu sản xuất
Qua điều tra, phỏng vấn 120 hộ ở 3 xã cho biết tình hình mua sắm và sử dụng công cụ cho khâu làm đất, bảo vệ thực vật và vận chuyển. Trong khâu vận chuyển đã phát triển xe công nông và xe ô tô thay thế dần xe trâu bò kéo và xe quệt. Do điều kiện địa hình phức tạp đồi núi dốc nhiều và phong tục tập quán canh tác của đồng bào đã được cải thiện về ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc cơ giới hóa dần được đưa vào sử dụng phổ biến giảm sức lao động của con người.
Khâu làm đất năm 2000 các hộ cơ bản sử dụng bằng sức người và sức kéo của trâu bò. Đến năm 2011 thì khâu này được xem là bước phát triển mạnh trong quá trình sản xuất của người dân, máy cày đã được thay cho sức người và trâu bò. Ngoài ra ở các xã đều có một số máy móc cơ giới như công nông, máy tuốt lúa, máy phát điện... tuy vậy số lượng vẫn còn ít. Tình hình đầu tư tư liệu sản xuất của các hộ phỏng vấn ở 3 xã được thể hiện ở bảng 3.15
Bảng 3.15: Tình hình đầu tƣ tƣ liệu sản xuất của các hộ gia đình ở 3 xã điều tra (trƣớc và sau khi giao đất giao rừng)
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra
Bên cạnh đó số lượng đàn trâu bò vẫn gia tăng một phần để phục vụ cho việc làm đất tại những chỗ có địa hình phức tạp mà máy móc không thể đưa vào làm được, nhưng một số năm gần đây chăn nuôi chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hoá lấy thịt...tận dụng nguồn thức ăn từ sản phẩm sản xuất nông nghiệp và cung cấp phân bón cho cây trồng.
Cùng với sự đột phá của khâu làm đất, thì khâu vận chuyển cũng phát triển nhanh chóng trong quá trình sản xuất. Các phương tiện thô sơ dần được thay thế bằng các phương tiện cơ giới. Các hộ đã mua sắm xe ô tô, công nông để vận chuyển nguyên vật liệu và trở hàng nông, lâm nghiệp.
Khâu bảo vệ thực vật được các hộ gia đình hết sức quan tâm vì đây là vấn đề quan trọng quyết định một phần trong đảm bảo hiệu quả sản xuất của nông hộ. Người dân đã quan tâm đến việc mua sắm thiết bị bảo vệ thực vật nhằm chủ động cho công tác sản xuất, các hộ gia đình đã chủ động mua bình thuốc sâu để
Loại tư liệu sản xuất
Đơn vị tính
Trong đó
Xã Yên Phú Xã Minh Khương Xã Đức Ninh
Năm 2000 Năm 2011 2011/ 2000 (%) Năm 2000 Năm 2011 2011/ 2000 (%) Năm 2000 Năm 2011 2011/ 2000 (%)
Xe công nông Cái 2 5 250,00 1 5 500,00 3 3 100,00
Xe cải tiến Cái 3 7 233,33 4 5 125,00 6 10 166,67
Bình thuốc sâu Cái 5 12 240,00 5 9 180,00 9 15 166,67
Máy xay xát Cái 3 7 233,33 2 5 250,00 4 9 225,00
Máy tuốt lúa Cái 2 3 150,00 1 3 300,00 3 5 166,67
Máy cày Cái 2 3 150,00 1 2 200,00 4 5 125,00
sử dụng, một số hộ đã chung nhau để mua.
b. Đầu tư cho sản xuất cây trồng
Qua kết quả điều tra cho thấy, trước đây các hộ gia đình sử dụng mô hình sản xuất là 1-2 vụ lúa thì đến khi được giao đất giao rừng, mô hình sử dụng đất phổ biến ở các hộ gia đình là: Lúa - Màu - Lâm nghiệp. Theo kết quả điều tra tuy diện tích lúa so với cây màu và lâm nghiệp là thấp, song cây lúa vẫn được ưu tiên phát triển hơn cây hoa màu. Tuy nhiên việc đầu tư cho cây lúa vẫn được ưu tiên hàng đầu. Qua phỏng vấn các hộ gia đình tại sao lại đầu tư nhiều vào cây lúa, đa số các hộ gia đình đều trả lời “Cây lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn được chú trọng bởi vì nó đảm bảo an toàn lương thực cho gia đình”. Sản xuất lâm nghiệp được đầu tư chủ yếu là công lao động cho việc phát dọn và trồng mới. Tiền chi cho cây giống hoặc phân bón không lớn ở đa số các hộ.
c. Mức độ đầu tư
+ Để đánh giá mức độ đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp, người nông dân đã so sánh tổng lượng đầu tư của họ trong 2 thời kỳ trước và sau khi được giao đất giao rừng. Trong tổng số 120 hộ được hỏi ý kiến thì có 81% cho rằng lượng đầu tư của họ sau khi được giao đất giao rừng tăng nhiều so với khi chưa được giao đất giao rừng, 12% số hộ có mức đầu tư tăng ít, còn lại 7% số hộ có mức đầu tư không tăng thêm.
Về mức đầu tư, trong tổng số 120 hộ ở 3 xã thì số hộ đầu tư vào loại cao trên 20 triệu đồng) chiếm 16% hộ đầu tư trung bình (từ 10-15 triệu đồng) chiếm 62%, đặc biệt có hộ ở xã Yên Phú phát triển mô hình làm trang trại và chăn nuôi có mức đầu tư tới 50-70 triệu đồng/năm (chủ yếu là đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp nhất là trồng rừng và cây ăn quả).
Hiện nay chi phí mua vật tư nông nghiệp vẫn chiếm phần chính hàng năm ở nhiều hộ gia đình. Phần chi phí mua sắm thêm tư liệu sản xuất chỉ có ở một số hộ. Mức độ đáp ứng yêu cầu vật tư, phân bón trong sản xuất hiện nay đạt 65- 70% các hộ có mức đầu tư cao và 25-30% các hộ đầu tư ở mức trung bình.
Trong việc cải tạo đất đã được chú ý nhiều trong một số hộ gia đình, kể từ khi thực hiện chính sách giao đất giao rừng tới hộ gia đình. Trong các hộ gia đình được hỏi tại 3 xã cho thấy có 21/40 hộ ở xã Yên Phú, 19/40 hộ ở xã Đức Ninh và 15/40 hộ ở xã Minh Khương trả lời rằng họ đầu tư cho mục đích này. Tuy nhiên việc đầu tư không phải vì diện tích được đưa vào sử dụng nhiều, do đất đã được giao lâu dài ổn định cho hộ nông dân sản xuất nên bà con yên tâm đầu tư cải tạo cho chính mảnh đất của mình.
+ Sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức trong vấn đề đầu tư:
Các địa phương đều có hoạt động cho vay vốn phát triển sản xuất của các tổ chức Nhà nước và tập thể, nhưng lượng tiền vay còn ít và thời gian vay lại ngắn nên rất khó khăn cho đầu tư sản xuất, việc hoàn trả tiền vay không kịp vì không đủ thời gian để thu sản phẩm. Các gia đình thường vay với số tiền phổ biến là 12.000.000 – 15.000.000 đồng.
Tuy nhiên sau khi các gia đình được giao đất, giao rừng và được cấp GCNQSDĐ, các hộ dễ được tham gia vào hoạt động của các chương trình dự án hoặc tổ chức kinh tế xã hội. Do đó họ nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn từ các chương trình về giống, vật tư kỹ thuật và vốn vay với lãi xuất thấp: Vốn vay ưu đãi cho người nghèo (Ngân hàng người nghèo), Chương trình 327, Chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ (661), PAM. Nhờ đó mà khuyến khích người dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ gia đình ở vùng nông thôn Miền núi.
Bên cạnh đó các hộ gia đình sau khi có GCNQSDĐ đã huy động vốn để đầu tư sản xuất bằng cách thế chấp vay ngân hàng.
Bảng 3.16: Tình hình vay vốn của các hộ gia đình ở 3 xã điều tra (Trƣớc và sau khi đƣợc giao đất, giao rừng)
Tên xã Năm 2000 Năm 2011 Số tiền (triệu đồng) Số hộ vay vốn (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ không vay vốn (hộ) Tỷ lệ (%) Bình quân (triệu đồng/hộ) Số tiền (triệu đồng) Số hộ vay vốn (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ không vay vốn (hộ) Tỷ lệ (%) Bình quân (triệu đồng/hộ) Yên Phú 99,00 18 45 22 55 5,5 434,00 31 78 9 23 14,00 Minh Khương 75,00 15 38 25 63 5,0 266,00 28 70 12 30 9,50 Đức Ninh 114,00 19 48 21 53 6,00 425,00 34 85 6 15 12,50 Tổng số 288,00 52 43 68 57 5,50 1.125,00 93 78 27 23 12,00
d. Hướng ưu tiên đầu tư
Giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm sản xuất và chủ động đầu tư kinh doanh, vì khi các gia đình được nhận đất do Nhà nước giao họ sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định và họ cũng tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật.
Bảng 3.17: Hƣớng ƣu tiên đầu tƣ của hộ gia đình ở 3 xã điều tra
Mục đích ƣu tiên đầu tƣ
Xã Yên Phú Xã Minh Khƣơng Xã Đức Ninh
Số hộ phỏng vấn Số hộ trả lời có Tỷ lệ (%) Số hộ phỏn g vấn Số hộ trả lời có Tỷ lệ (%) Số hộ phỏng vấn Số hộ trả lời có Tỷ lệ (%) 1.Sản xuất nông nghiệp 40 35 87,50 40 32 80,00 40 37 92,50 2.Sản xuất lâm nghiệp 40 37 92,50 40 25 62,50 40 31 77,50 3.Mua sắm đồ dùng trong gia đình 40 19 47,50 40 15 37,50 40 17 42,50 4.Xây dựng nhà cửa 40 20 50,00 40 17 42,50 40 21 52,50 5.Học hành 40 32 80,00 40 22 55,00 40 33 82,50 6.Cải tạo đất 40 23 57,50 40 21 52,50 40 25 62,50
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra
Từ kết quả bảng 3.17 cho thấy đầu tư vào sản xuất nông nghiệp vẫn được các hộ gia đình quan tâm nhất, cao nhất là ở tiểu vùng trung tâm Phía Nam (xã Đức ninh chiếm 92,50%), tiếp đến là sản xuất lâm nghiệp tại tiểu vùng sinh thái Tây Bắc (xã Yên Phú chiếm 87,50%). Tuy nhiên việc đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp nhiều hộ cho rằng đây là việc đầu tư lâu dài và đòi hỏi nhiều vốn, trong khi đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn nên công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc còn khó khăn.
Song song với việc đầu tư sản xuất thì công tác cải tạo đất và mua sắm đồ dùng trong gia đình cũng được các hộ gia đình quan tâm nhiều.
* Nhận xét, đánh giá:
- Chính sách giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình chủ động sản xuất theo mô hình phù hợp với từng gia đình. Các gia đình đã đầu tư cho sản xuất tăng nhiều do đó năng xuất và sản lượng tăng, sản phẩm hàng hoá tăng nhiều về số lượng và phong phú về chủng loại.
- Đời sống của các hộ gia đình ngày càng khá lên, người dân tin tưởng vào chính sách của Nhà nước. Người dân chủ động nhận thêm đất và tăng mức đầu tư cho các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp đem lại hiệu quả cao.
- Quyền được vay vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thông qua việc thế chấp GCNQSDĐ được thực hiện một cách có hiệu quả, có tác dụng rất lớn đến quá trình sản xuất của nông hộ.
- Trình độ và khả năng canh tác của người dân nâng lên, quá trình sản xuất đã khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động, bên cạnh đó gắn liền với việc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách giao đất còn có hạn chế như: thủ tục vay vốn còn rườm rà, thời hạn và định mức vay còn hạn chế, không phù hợp với chu kỳ sản xuất của một số loại cây trồng dài ngày. Từ đó, người dân khó quay vòng vốn để trả lãi suất cho ngân hàng, gây ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư sản xuất của người dân.