2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
3.1.2.3 Tài nguyên đất đai
Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100 000 năm 2001, cho thấy trên địa bàn huyện Hàm Yên có các loại đất chủ yếu sau:
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Phân bố chủ yếu ở các xã: Minh Hương,
Tân Thành, Đức Ninh, Hùng Đức. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Phân bố ở xã Nhân Mục.
Đất có thành phần cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Do điều kiện tưới khó khăn nên loại đất này chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa mùa.
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố ở các xã: Phù Lưu, Tân
Thành và Bình Xa (dọc theo sông Lô). Đất có thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Đất này thường bị ngập vào mùa mưa lũ; mùa khô không được tưới nên hàng năm chỉ gieo trồng các cây màu ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, đỗ... năng suất đạt ở mức trung bình.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Phân bố trên nền địa hình
cao ở xã Thái Sơn và Đức Ninh. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn trên đất này đã được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, hoa màu nhưng năng suất thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố chủ yếu ở các xã: Thành
Long, Bằng Cốc, Bình Xa, Phù Lưu và Bạch Xa. Đất được hình thành từ đá mẹ sa thạch, có độ dày tầng đất từ dưới 50 cm đến trên 120 cm, có thành phần cơ giới cát pha. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc < 250
có thể khai thác trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp lâu năm.
- Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): Phân bố chủ yếu ở các xã: Yên
Lâm, Nhân Mục, Thành Long và Thái Hoà. Đất được hình thành trên đá mẹ Granit, thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất có ở cả 3 cấp: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn, chia cắt xen kẽ với các đồi đá cát và phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố chủ yếu ở các xã: Thái Sơn,
Bình Xa và thị trấn Tân Yên. Đất được hình thành trên đá mẹ phù sa cổ, có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng các loại cây như chè, cây ăn quả, mía... nhưng do dễ bị mất nước nên đất chặt rắn.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Phân bố chủ yếu ở các xã:
Phù Lưu, Tân Thành, Thái Sơn và Yên Thuận. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đất được hình thành trên đá mẹ philit, gơnai và phiến thạch mica. Thành phần cơ giới đất từ cát pha đến thịt trung bình, độ dày tầng đất có ở cả 3 mức: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả, vùng đồi núi có độ
dốc trên 250
cần phải được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính. Đất này cũng có ý nghĩa sử dụng lớn trong nhiều mục đích sử dụng khác.