2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.4.6 kiến của người dân về chính sách giao đất, giao rừng
Nhằm xem xét thái độ và tư tưởng của người sử dụng đất đối với chính sách giao đất, giao rừng trên các lĩnh vực: Thủ tục giao đất, mức độ ảnh hưởng của các quyền sử dụng đất đến sản xuất của nông hộ, tâm lý sản xuất, nhu cầu cấp GCNQSDĐ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước sau khi giao đất, giao rừng, tình hình vi phạm tranh chấp, lấn chiếm đất. Từ đó sẽ nhận ra sự khác biệt trong quá trình giao đất, giao rừng của hộ nông dân ở từng xã đại diện qua nhận thức của họ được tổng hợp từ phiếu điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên cảnh quan môi trường
* Vị trí địa lý
Hàm Yên là huyện miền núi, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang 42 km (theo QL 2), nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 210
51' đến 22 023' Vĩ độ Bắc và 104 051' đến 1050 09' Kinh độ Đông bao gồm 18 xã, thị trấn.
* Địa hình
Huyện Hàm Yên có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất là đồi núi thấp, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh. Độ cao trung bình 500-600 m, cao nhất là núi Cham Chu (xã Phù Lưu) có độ cao 1.591m, thấp nhất ở khu vực phía Nam có độ cao 300 m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc được chia làm 2 vùng:
- Vùng núi thấp: Tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam huyện và khu vực ven sông Lô gồm các xã: Thái Hoà, Đức Ninh, Hùng Đức, Thành Long, Bình Xa, Thái Sơn, Minh Dân và thị trấn Tân Yên. Đây là khu vực có độ cao trung bình 300 m, xen giữa những núi thấp là những dải đồng bằng khá rộng, màu mỡ chạy dọc theo lưu vực của sông Lô. Đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
- Khu vực phía Bắc và phía Tây huyện: Bao gồm các xã còn lại có địa hình khá phức tạp gồm các dãy núi kéo dài, có độ cao từ 500-1.000 m. Hầu hết các dãy núi của vùng được hình thành trên các khối đá mác ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc hai bên sườn núi lớn, bị chia cắt mạnh; xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng nên thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khí hậu của huyện Hàm Yên mang đặc điểm chung khí hậu của tỉnh Tuyên Quang, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Tình hình khí hậu thời tiết huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Các vùng khí hậu Lƣợng mƣa Tổng tích ôn Tên vùng
(mm) (0C ) (vùng )
Nhiệt độ thấp, mưa nhiều,
sương muối nhỏ 2.000 > 7.000 cao Nhiệt độ vừa, mưa vừa,
sương muối ít 1.600 - 1.800 7.000 - 8.000 giữa Nhiệt độ vừa, mưa nhiều,
sương muối nặng 2.000 7.000 - 8.400
Hai bên đường QL2
Nguồn số liệu: Đài khí tượng, thuỷ văn huyện Hàm Yên [2] * Nguồn nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện khá lớn với diện tích
mặt nước, sông suối chiếm 2,55% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là nguồn nước mặt từ sông Lô. Ngoài các sông, suối hiện có trên địa bàn, lượng mưa hàng năm cũng khá cao (từ 1.600 - 1.800 mm) cùng với nhiều ao, hồ chứa nước đã tạo cho huyện nguồn nước mặt khá phong phú [14].
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm dồi dào, có ở khắp lãnh thổ
huyện với chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Mực nước ngầm không sâu và tương đối ổn định, thuận lợi cho khai thác, kể cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của người dân [14].
3.1.2 Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1 Thảm thực vật và động vật
Huyện hàm Yên là một trong những huyện có rừng và diện tích đất rừng lớn so với diện tích tự nhiên (diện tích đất rừng chiếm trên 76,03% diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất có rừng chiếm 61,57%), đất đai phù hợp nhiều loại cây, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Thực vật rừng của huyện đa dạng, nhiều loại cây như thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ,...Trong đó có nhiều loại thực vật quý hiếm như trầm hương, nghiễn, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơ mu,... đặc biệt trên địa bàn huyện có khu rừng nguyên sinh (tại xã Yên Thuận, Phù Lưu) có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Động vật rừng của huyện khá phong phú với những loài thú rừng sinh sống ở rừng sâu, xa dân cư.
Môi trường sinh thái ở đây phù hợp với nhiều loại cây trồng phong phú như: Tập đoàn cây lương thực lúa, ngô, khoai, sắn và các cây có bột khác. Tập đoàn cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đỗ tương, lạc, vừng..., các cây công nghiệp dài ngày như chè. Cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, táo, chuối, đu đủ, mít... Cây dược liệu, rau các loại cũng có thể phát triển được.
Các loại vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò, ngựa, dê, gia cầm (gà, vịt, ngan). Vật nuôi có chất lượng khá nhất của Hàm Yên là trâu bò (trọng lượng cao và thịt ngon)
3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản
Qua điều tra khảo sát, trên địa bàn huyện Hàm Yên có các nguồn tài nguyên khoáng sản sau:
- Đá trắng ở Km 58 QL2 xã Yên Phú - Đá vôi xanh ở Km31 QL2 xã Thái Sơn
- Quặng sắt: Đã tìm thấy ở nhiều điểm trong huyện như tại Làng mường (Phù Lưu) có hàm lượng Fe đến 43,2%, Bằng Cốc, Hùng Đức có hàm lượng Fe 42%. Ngoài ra còn ở rải rác tại các xã Yên Phú, Yên Lâm và ở phía Bắc huyện giáp với tỉnh Hà Giang.
- Chì kẽm: Có ở Phù Lưu, Tân Thành.
- Quặng Pyrit: Có ở Tân Thành. Qua thăm dò điều tra (Đoàn Khảo sát 20A) tại đây có vỉa quặng khá dài có khả năng tổ chức khai thác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cao lanh: Có ở các xã Thái Sơn, Thành Long đã được điều tra, nhưng chưa được đánh giá cụ thể về chất lượng và trữ lượng.
- Cát sỏi xây dựng: Có nhiều điểm, phân bố dọc sông Lô tại các xã Yên Lâm, thị trấn Tân Yên, Thái Sơn, Bình Xa, Thái Hòa, Đức Ninh.
- Mỏ Đá trắng ở xã Yên Phú đang khai thác.
- Đá vôi phân bố ở các xã như Đức Ninh, Thái Hòa, Thái Sơn, Bình Xa, Tân Thành, Nhân Mục, Bạch Xa, Minh Khương.
- Các loại quặng khác như Photphorit ở Yên Phú có thể khai thác làm phân bón [23].
3.1.2.3 Tài nguyên đất đai
Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1:100 000 năm 2001, cho thấy trên địa bàn huyện Hàm Yên có các loại đất chủ yếu sau:
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Phân bố chủ yếu ở các xã: Minh Hương,
Tân Thành, Đức Ninh, Hùng Đức. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Phân bố ở xã Nhân Mục.
Đất có thành phần cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Do điều kiện tưới khó khăn nên loại đất này chỉ gieo trồng được 1 vụ lúa mùa.
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Phân bố ở các xã: Phù Lưu, Tân
Thành và Bình Xa (dọc theo sông Lô). Đất có thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất trên 120 cm. Đất này thường bị ngập vào mùa mưa lũ; mùa khô không được tưới nên hàng năm chỉ gieo trồng các cây màu ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, đỗ... năng suất đạt ở mức trung bình.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Phân bố trên nền địa hình
cao ở xã Thái Sơn và Đức Ninh. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn trên đất này đã được trồng các loại cây ngắn ngày như lúa, hoa màu nhưng năng suất thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố chủ yếu ở các xã: Thành
Long, Bằng Cốc, Bình Xa, Phù Lưu và Bạch Xa. Đất được hình thành từ đá mẹ sa thạch, có độ dày tầng đất từ dưới 50 cm đến trên 120 cm, có thành phần cơ giới cát pha. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc < 250
có thể khai thác trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp lâu năm.
- Đất vàng đỏ trên đá Granit (Fa): Phân bố chủ yếu ở các xã: Yên
Lâm, Nhân Mục, Thành Long và Thái Hoà. Đất được hình thành trên đá mẹ Granit, thành phần cơ giới cát pha, độ dày tầng đất có ở cả 3 cấp: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn, chia cắt xen kẽ với các đồi đá cát và phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bị hạn chế.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố chủ yếu ở các xã: Thái Sơn,
Bình Xa và thị trấn Tân Yên. Đất được hình thành trên đá mẹ phù sa cổ, có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng các loại cây như chè, cây ăn quả, mía... nhưng do dễ bị mất nước nên đất chặt rắn.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Phân bố chủ yếu ở các xã:
Phù Lưu, Tân Thành, Thái Sơn và Yên Thuận. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Loại đất này thường được sử dụng trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs): Phân bố ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đất được hình thành trên đá mẹ philit, gơnai và phiến thạch mica. Thành phần cơ giới đất từ cát pha đến thịt trung bình, độ dày tầng đất có ở cả 3 mức: Dưới 50 cm, từ 50 - 120 cm và trên 120 cm. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây ăn quả, vùng đồi núi có độ
dốc trên 250
cần phải được bảo vệ rừng và trồng rừng là chính. Đất này cũng có ý nghĩa sử dụng lớn trong nhiều mục đích sử dụng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trên địa bàn huyện Hàm Yên hiện có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó phần lớn là dân tộc Kinh (chiếm tới 45,02%) dân số toàn huyện, dân tộc Tày chiếm 22,56%, dân tộc Dao chiếm 22,90%, dân tộc Cao Lan chiếm 5,7%, dân tộc Hoa chiếm 1,08%, dân tộc H‟ Mông chiếm 1,94%, còn lại là các dân tộc khác 0,80% [21].
Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng đã tạo ra nền văn hoá đa dạng về bản sắc.
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của huyện Hàm Yên đã đạt được thành tựu đáng kể, đó là kết quả của cơ chế khoán sản phẩm, cơ chế khoán 10, giao đất giao rừng lâu dài cho hộ nông dân. Sản xuất ở nông thôn có hướng chuyển biến rõ rệt, giảm độc canh cây lương thực, tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá nhỏ đang có xu hướng chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng CN-TTCN, dịch vụ, du lịch; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển và thu được kết quả cao. Đây là biểu hiện của sự chuyển dịch thuận chiều với quá trình CNH - HĐH.
Tỷ trọng nông lâm nghiệp đã giảm, năm 2000 là 62,80%, năm 2005 là 57,70% thì năm 2011 giảm xuống còn 43,46%. Tương ứng với công nghiệp xây dựng và dịch vụ lại tăng lên. Năm 2000 công nghiệp và XDCB là 25,27%, năm 2005 là 22,83% thì năm 2011 tăng 28,44%. Dịch vụ năm 2000 là 11,87%, năm 2005 là 19,45%, đến năm 2011 tăng lên 28,10% (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Cơ cấu GTSX các ngành huyện Hàm Yên qua các năm Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011
GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nông - lâm nghiệp 207,00 62,86 334,48 57,72 489,77 43,46 Công nghiệp và XDCB 83,20 25,27 132,30 22,83 320,55 28,44 Dịch vụ 39,10 11,87 112,70 19,45 316,72 28,10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổng cộng 329,30 100,00 579,48 100,00 1.127,045 100,000
Nguồn số liệu: UBND huyện Hàm Yên (2011) [21]
Từ thực trạng phát triển các ngành CN - TTCN cho thấy công tác giao đất giao rừng cũng có những ảnh hưởng nhất định. Ngành nông, lâm nghiệp của huyện là ngành chủ lực nếu như nó phát triển thuận lợi có nghĩa là đất đai ở đây có đặc tính tốt thuận lợi cho các loại cây trồng đã được chọn, cho năng xuất, sản lượng cao. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch kế hoạch của các ngành.
a. Ngành nông nghiệp
* Ngành trồng trọt: Diện tích, sản lượng, năng suất một số cây trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.3: Hiện trạng diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của huyện Hàm Yên Loại cây trồng chính
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa nước 6.726,90 52,89 35.578,57 7.000,80 56,24 39.372,50 7.045,26 58,36 41.114,80 Ngô 1.198,40 34,76 4.165,64 1.647,50 40,59 6.687,20 2.222,00 47,95 10.654,20 Khoai lang 148,59 53,00 787,53 803,20 57,90 4.650,53 472,10 63,44 2.994,90 Đậu tương 225,00 11,83 266,18 259,00 13,92 360,53 232,00 15,64 362,80 Lạc 344,17 12,96 446,04 329,30 17,49 575,95 377,80 17,50 661,20 Mía 233,46 446,00 10.412,32 97,21 550,00 5.346,55 402,10 571,96 22.998,40 Chè 528,60 43,20 2.283,55 1.049,60 60,00 6.297,60 1.828,30 71,02 12.984,00 Cam 2.246,60 55,00 12.356,30 2.459,90 80,00 19.679,20 2.326,70 81,04 18.855,80 Tổng sản lượng quy thóc 39.744,21 46.059,70 51.769,00 Bình quân lương thực người/năm (kg) 391,31 420,58 467,20
- Nhóm cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2011 là 9.971,36 ha, trong đó diện tích trồng lúa 7.045,26 ha chiếm 70,65%; diện tích trồng màu 2694,10 ha. Trong diện tích trồng màu, cây ngô là 2.222,00 ha còn lại là cây khoai lang là 472,10 ha.
- Nhóm cây lâu năm: Đối với cây công nghiệp lâu năm (cây chè) năm 2011 xu hướng tăng đáng kể nhất có diện tích là 1.828,30 ha. Cây ăn quả lâu năm (cây cam) có diện tích 2.326,70 ha là cây đặc sản hàng hóa của huyện.
* Ngành chăn nuôi: Theo số liệu thống kê đến năm 2011 của huyện
được thể hiện (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Tình hình chăn nuôi của huyện Hàm Yên giai đoạn 2000 - 2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2011
1. Đàn trâu Con 19.304 20.060
2. Đàn bò Con 1.534 1.734
3. Đàn lợn Con 41.159 79.281 4. Gia cầm 1000 Con 430 636 5. Diện tích nuôi thả cá Ha 533,6
Nguồn số liệu: UBND huyện Hàm Yên (2011) [21]
b. Ngành lâm nghiệp
Đây là một ngành được quan tâm nhiều. Bên cạnh vốn từ các chương