Các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi được giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 88 - 89)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.4.3Các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất

Quyền lợi của người sử dụng đất là vấn đề rộng lớn và phức tạp; ở đây chỉ đề cập đến khía cạnh cơ bản về các quyền sử dụng đất của nông hộ được Nhà nước quy định khi giao đất nông lâm nghiệp. Qua tìm hiểu ý kiến của người dân về quyền lợi của người sử dụng đất khi được giao, 100% hộ gia đình ở 3 xã đều cho rằng các quyền của người sử dụng đất được đảm bảo hơn. Quyền chuyển đổi: Chuyển đổi sử dụng đất là hình thức đơn giản nhất trong sử dụng đất. Hiện nay bình quân mỗi hộ gia đình đang sử dụng 5.630,90 m2 đất sản xuất nông nghiệp và 3.990,01 m2 đất lâm nghiệp. Tuy nhiên các thửa đất bị phân tán cách xa nhau, manh mún (có thửa diện tích lớn 900 m2

, có thửa diện tích nhỏ 70 m2), nguyên nhân của việc phân chia đất đồng đều „có gần, có xa, có tốt, có xấu‟ đã gây lãng phí đất đai do phải làm nhiều bờ thửa, ảnh hưởng tới quá trình tổ chức sản xuất của hộ gia đình, khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ KHKT (Khoa học kỹ thuật) vào thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khi được hỏi về nhu cầu chuyển đổi, đã có 13 hộ (chiếm 10,83%) số hộ trả lời có nhu cầu chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn để tạo điều kiện phát triển sản xuất của gia đình. Các hộ gia đình cho rằng muốn thực hiện quyền chuyển đổi ruộng đất thì phải có kinh phí để quy hoạch lại đồng ruộng, trong khi đời sống kinh tế của các hộ vẫn còn khó khăn mà nguồn kinh phí địa phương thì hạn chế. Mặt khác do điều kiện địa hình miền núi bị chia cắt nên ruộng đất sản xuất nông nghiệp không đồng đều, chỗ cao, chỗ thấp không thuận lợi cho sản xuất nên việc chuyển đổi ruộng đất thành ô thửa lớn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, công tác chuyển đổi ruộng đất vẫn chưa thực hiện được.

Quyền chuyển nhượng: Qua điều tra 120 hộ gia đình ở 3 xã cho thấy, các hộ gia đình đều trả lời hiện nay chưa có ngành nghề nào đảm bảo tốt cuộc sống ổn định, nên có một số gia đình đã làm dịch vụ nhưng vẫn giữ diện tích

đất được giao để sản xuất bảo đảm lương thực cho gia đình. Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình đều cho biết quyền chuyển nhượng đất vẫn được chính quyền địa phương bảo đảm thực hiện nghiêm túc theo tinh thần của Luật Đất đai. Qua số liệu điều tra có 12 hộ (chiếm 13,33%) đã thực hiện quyền này, trong đó có 5 hộ (5,55%) đã bán một phần đất, hoặc toàn bộ đất đai để chuyển sang ngành nghề khác hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất, hoặc chuyển đi nơi khác, còn lại 9 hộ (10%) đã mua đất để mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình.

Quyền thế chấp vay vốn: Các hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng để vay vốn theo quy định. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình đầu tư vốn phát triển sản xuất, nhất là đối với hộ nghèo.

Qua điều tra trên địa bàn các xã cho thấy quyền lợi về thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng của các hộ gia đình được đảm bảo thực hiện tốt. Có 57/120 hộ (chiếm 47,50%) đã thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng địa phương để vay vốn sản xuất nông lâm nghiệp, còn 63 hộ (chiếm 52,50%) chưa có nhu cầu vay vốn vì họ đã đủ vốn, một phần họ chưa có đầu tư để sản xuất.

Về quyền (cho thuê, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) ít có ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển sản xuất của nông hộ trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi được giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 88 - 89)