Hiệu quả của công tác giao đất giao rừng đến tư tưởng của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi được giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85 - 99)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.3.5Hiệu quả của công tác giao đất giao rừng đến tư tưởng của người dân

3.3.5.1 Nâng cao ý thức kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm áp lực của sự gia tăng dân số đến việc sử dụng đất trong tương lai

Công tác giao đất, giao rừng kéo dài trong nhiều năm, nên đã tác động tích cực đến việc điều chỉnh dân số, công tác tuyên truyền vận động sinh đẻ

có kế hoạch ngày càng có hiệu quả, tỷ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 rất ít, đã góp phần làm giảm áp lực về gia tăng dân số lên tài nguyên đất đai.

Các gia đình được hỏi về vấn đề này đều nói họ không dám có đông con, vì không còn đất dự trữ để chia lần nữa. Đời sống của các hộ gia đình được nâng lên nên họ đã quan tâm đến chăm sóc con cái từ việc ăn, ở, học hành, ý thức được việc sinh đẻ có kế hoạch để có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn.

Các hộ gia đình đông con lo lắng đất đai để lại cho con, họ mua lại đất từ các hộ ít con hoặc các hộ gia đình có nhiều con cái, các hộ không đủ năng lực sử dụng đất.

3.3.5.2 Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng trong việc duy trì các phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, cùng với việc đẩy lùi các tập tục lạc phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, cùng với việc đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tiến tới xây dựng gia đình và làng xóm văn hoá

Hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường đã tác động tích cực đến việc xây dựng củng cố nâng cao trình độ dân trí của người dân. Từng bước đẩy lùi được các phong tục lạc hậu trong đời sống nhân dân, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa.

Qua thực tế điều tra phỏng vấn Cán bộ văn hoá xã chúng tôi nhận thấy số hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá ở các xã năm 2011 trên 85% số hộ tăng lên 22% so với năm 2000, số xóm làng văn hoá năm 2011 tăng lên 15% so với năm 2000. Chính sách giao đất, đã có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và nâng cao nhận thức của tầng lớp thanh thiếu niên, trong việc tránh xa các tệ nạn xã hội.

* Nhận xét, đánh giá

- Chính sách giao đất, giao rừng đã có tác động tích cực đến vai trò trách nhiệm của người sử dụng đất đối với tài nguyên đất, trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với các hoạt động của thị trường, kết hợp tốt hiệu quả kinh tế xã hội đi đôi với hiệu quả môi trường.

- Sau khi giao đất việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, các trang trại đã phát huy được tác dụng tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên

địa bàn. Do vậy, trong tương lai cần nhân rộng nhiều hơn các mô hình đó. - Mức độ, tính chất và đặc điểm của các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai ở các giai đoạn là có sự khác nhau, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý và sử dụng đất. Từ đó, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có biện pháp cụ thể để giải quyết chấm dứt tình trạng trên.

3.4 Ý kiến của ngƣời dân về chính sách giao đất và các quyền sử dụng đất

3.4.1 Tư tưởng của người dân khi được giao đất

Với chính sách giao đất mới như hiện nay của Nhà nước, qua tìm hiểu tư tưởng của người dân có 100% số hộ gia đình được hỏi đồng tình hưởng ứng. Người dân đều cho rằng chính sách này đã tạo điều kiện cho nông hộ có thêm đất sản xuất và quỹ đất của địa phương sẽ được sử dụng tốt hơn.

3.4.2 Về hạn mức giao đất và thủ tục giao đất

Nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng sử dụng đất và thể hiện vai trò định hướng của Nhà nước trong việc phân chia quản lý, sử dụng đất trước mắt và lâu dài thì việc quy định hạn mức về diện tích giao đất và thời gian giao đất, giao rừng là một chủ chương đúng đắn, rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề quy định hạn mức như thế nào cho hợp lý với từng đối tượng và điều kiện thực tế của từng địa phương là điều cần nghiên cứu.

Các hộ đều cho rằng điều kiện để giao đất còn khắt khe, nhất là vấn đề hạn mức đất được nhận còn thấp (nhỏ hơn 2 ha) nên không phù hợp với tập quán canh tác của họ. Đặc biệt một số hộ có nhu cầu nhận thêm đất với diện tích lớn để xây dựng trang trại, nhưng gặp khó khăn trong quy định về hạn mức đất giao. Do đó muốn nhận thêm đất thì phải chuyển sang hình thức thuê đất, khi đó họ sẽ không yên tâm đầu tư sản xuất. Ngoài ra một số hộ muốn nhận thêm đất vì trước kia sau khi giao đất họ đã bán đất, nay do quá trình sản xuất keo, mía mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên họ muốn nhận thêm đất để sản xuất.

Khi hỏi về ý kiến của hộ gia đình đối với các quy định của Nhà nước và địa phương về thủ tục giao đất nông lâm nghiệp, 100% số hộ trả lời rằng thủ tục giao đất hiện nay là hợp lý, đơn giản hơn nhiều; cho phép mọi nông dân

dễ dàng nhận đất sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

3.4.3 Các quyền lợi của người sử dụng đất sau khi nhận đất

Quyền lợi của người sử dụng đất là vấn đề rộng lớn và phức tạp; ở đây chỉ đề cập đến khía cạnh cơ bản về các quyền sử dụng đất của nông hộ được Nhà nước quy định khi giao đất nông lâm nghiệp. Qua tìm hiểu ý kiến của người dân về quyền lợi của người sử dụng đất khi được giao, 100% hộ gia đình ở 3 xã đều cho rằng các quyền của người sử dụng đất được đảm bảo hơn. Quyền chuyển đổi: Chuyển đổi sử dụng đất là hình thức đơn giản nhất trong sử dụng đất. Hiện nay bình quân mỗi hộ gia đình đang sử dụng 5.630,90 m2 đất sản xuất nông nghiệp và 3.990,01 m2 đất lâm nghiệp. Tuy nhiên các thửa đất bị phân tán cách xa nhau, manh mún (có thửa diện tích lớn 900 m2

, có thửa diện tích nhỏ 70 m2), nguyên nhân của việc phân chia đất đồng đều „có gần, có xa, có tốt, có xấu‟ đã gây lãng phí đất đai do phải làm nhiều bờ thửa, ảnh hưởng tới quá trình tổ chức sản xuất của hộ gia đình, khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ KHKT (Khoa học kỹ thuật) vào thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khi được hỏi về nhu cầu chuyển đổi, đã có 13 hộ (chiếm 10,83%) số hộ trả lời có nhu cầu chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn để tạo điều kiện phát triển sản xuất của gia đình. Các hộ gia đình cho rằng muốn thực hiện quyền chuyển đổi ruộng đất thì phải có kinh phí để quy hoạch lại đồng ruộng, trong khi đời sống kinh tế của các hộ vẫn còn khó khăn mà nguồn kinh phí địa phương thì hạn chế. Mặt khác do điều kiện địa hình miền núi bị chia cắt nên ruộng đất sản xuất nông nghiệp không đồng đều, chỗ cao, chỗ thấp không thuận lợi cho sản xuất nên việc chuyển đổi ruộng đất thành ô thửa lớn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, công tác chuyển đổi ruộng đất vẫn chưa thực hiện được.

Quyền chuyển nhượng: Qua điều tra 120 hộ gia đình ở 3 xã cho thấy, các hộ gia đình đều trả lời hiện nay chưa có ngành nghề nào đảm bảo tốt cuộc sống ổn định, nên có một số gia đình đã làm dịch vụ nhưng vẫn giữ diện tích

đất được giao để sản xuất bảo đảm lương thực cho gia đình. Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình đều cho biết quyền chuyển nhượng đất vẫn được chính quyền địa phương bảo đảm thực hiện nghiêm túc theo tinh thần của Luật Đất đai. Qua số liệu điều tra có 12 hộ (chiếm 13,33%) đã thực hiện quyền này, trong đó có 5 hộ (5,55%) đã bán một phần đất, hoặc toàn bộ đất đai để chuyển sang ngành nghề khác hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất, hoặc chuyển đi nơi khác, còn lại 9 hộ (10%) đã mua đất để mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động trong gia đình.

Quyền thế chấp vay vốn: Các hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng để vay vốn theo quy định. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình đầu tư vốn phát triển sản xuất, nhất là đối với hộ nghèo.

Qua điều tra trên địa bàn các xã cho thấy quyền lợi về thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng của các hộ gia đình được đảm bảo thực hiện tốt. Có 57/120 hộ (chiếm 47,50%) đã thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng địa phương để vay vốn sản xuất nông lâm nghiệp, còn 63 hộ (chiếm 52,50%) chưa có nhu cầu vay vốn vì họ đã đủ vốn, một phần họ chưa có đầu tư để sản xuất.

Về quyền (cho thuê, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) ít có ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển sản xuất của nông hộ trong điều kiện hiện nay.

3.4.4 Tình hình hỗ trợ sản xuất cho nông hộ sau khi nhận đất

Sau khi giao đất các địa phương đã có các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất như: Chính sách ưu đãi vay vốn phát triển sản xuất của ngân hàng chính sách người nghèo, chương trình kết hợp của các địa phương với các dự án thông qua nhiều hình thức như tập huấn khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, giống cây trồng vật nuôi, thu mua sản phẩm đầu ra cho nhân dân. Tuy nhiên, sự hỗ trợ còn dàn trải, không thường xuyên và đồng bộ. Mặt khác chính sách đầu tư đảm bảo đời sống cho người dân làm nghề rừng hiện tại chưa có, nên các gia đình này gặp nhiều khó khăn, vì họ không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đủ đất để sản xuất lương thực hoặc trồng cây nhanh cho sản phẩm phục vụ nhu cầu trước mắt.

Bảng 3. 22: Ý kiến của nông hộ sau khi đƣợc giao đất giao rừng ở 3 xã điều tra

Nội dung Yên Phú Minh Khƣơng Đức Ninh Số hộ được phỏng vấn (hộ) 40 40 40

1. Việc giao đất thuận tiện cho SX ?

- Số hộ trả lời " Có ": 40 40 40 - Số hộ trả lời " Không ":

2. Thủ tục giao đất đơn giản ?

- Số hộ trả lời " Có ": 33 40 40 - Số hộ trả lời " Không ": 7

3. Phƣơng pháp giao đất hợp lý với SX?

- Số hộ trả lời " Có ": 29 30 34 - Số hộ trả lời " Không ": 11 10 6

4. Gia đình muốn nhận thêm đất ?

- Số hộ trả lời " Có ": 6 9 12 - Số hộ trả lời " Không ": 34 31 28

5. Gia đình muốn trả lại đất ?

- Số hộ trả lời " Có ": - Số hộ trả lời " Không ": 40 40 40

6. GĐ muốn thuê thêm đất để SX ?

- Số hộ trả lời " Có ": 1 3 3 - Số hộ trả lời " Không ": 39 37 37 7. Ảnh hƣởng quyền SDĐ đến ĐT và SX - Thế chấp 19 21 17 - Chuyển đổi 3 5 5 - Chuyển nhượng 11 5 12

- Cho thuê 1 2

- Thừa kế 6 7 5

- Góp vốn 1

8. Nhu cầu giấy chứng nhận QSDĐ ?

- Số hộ trả lời " Có ": 40 40 40 - Số hộ trả lời " Không ":

9. Đồng ý với chính sách giao đất ?

- Số hộ trả lời " Có ": 34 33 25 - Số hộ trả lời " Không ": 6 7 15

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra * Nhận định, đánh giá

- Đại đa số nhân dân đồng tình với chính sách giao đất giao rừng, họ đã phấn khởi và tự nguyện nhận đất được giao. Nhất là các hộ gia đình là người vùng đồng bằng lên khai hoang định cư tại các xã Đức Ninh, Yên Phú do họ nắm được chủ trương, có trình độ hiểu biết về chính sách của Đảng và Nhà nước ta qua các phương tiện thông tin truyền thông cho nên ở các tiểu vùng này công tác giao đất, giao rừng đạt hiệu quả cao hơn ở vùng có đa số là đồng bào người dân tộc thiểu số sinh sống.

- Trong các quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì quyền được vay vốn tại ngân hàng, tổ chức tín dụng của Nhà nước có tác dụng rất lớn trong đầu tư vốn để sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhà nước cần phải hỗ trợ kinh phí để thực hiện quy hoạch dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, từ đó tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các điều kiện thủ tục cho vay vốn tại ngân hàng để phát triển sản xuất vẫn còn khắt khe về điều kiện, mức vốn vay và thời gian cho vay.

3.5 Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất, giao rừng và giải pháp trong

quá trình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng

3.5.1 Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất giao rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại cả về phía cơ quan quản lý Nhà nước và cả phía người được nhận đất. Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa chính tại địa phương và 120 hộ gia đình ở 3 xã đã cho thấy những tồn sau:

3.5.1.1 Về phía cơ quan quản lý Nhà nước

Công tác giao đất, giao rừng mới chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí, diện tích thửa đất, khu rừng của họ ngoài thực địa, nhưng chưa xác định được vị trí, ranh giới rõ ràng trên bản đồ. Qua phỏng vấn thì có 25/120 (20,83%) trả lời họ chưa nắm rõ cụ thể vị trí thửa đất của nhà mình trên bản đồ. Nguyên nhân của vấn đề này là do khi giao đất, giao rừng công tác trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu thửa đất giáp ranh và việc giải thích cho người dân chưa được rõ ràng.

Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình sản xuất thì công tác tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách tổ chức sản xuất, chọn cây trồng thích hợp chưa kịp thời và thường xuyên. Đặc biệt là vùng có đa số ngưòi dân là người đồng bào dân tộc thiểu số như ở tiểu vùng Tây Bắc (đại diện là xã Minh Khương). Do trình độ nhận thức của người dân ở đây còn hạn chế về mặt hiểu biết và cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một số hộ gia đình qua sản xuất một vụ nếu thấy hiệu quả sản xuất không cao thì họ tự chuyển đổi sang các trồng cây khác.

Diện tích đất giao cho các hộ gia đình không quá 2 ha/hộ (NĐ: 64/CP), diện tích vượt quá phải chuyển sang thuê đã gây khó khăn cho các hộ sản xuất vì trên thực tế các hộ ở vùng cao diện tích sử dụng vượt quá 3-5 ha. Vì vậy đã không khuyến khích được người dân tham gia sản xuất.

Đất đai không tập chung, manh mún, việc chuyển đổi đất cho nhau để tiện canh, tiện cư gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất phân chia không đồng đều giữa các hộ gia đình, hộ thực sự cần đất để sản xuất thì chỉ được giao 5.000m2

- 10.000 m2, có hộ nhận đến 5 ha nhưng chưa đủ năng lực sản xuất và quản lý.

Sản phẩm đầu ra của nhân dân chưa được Nhà nước bảo hộ, bao tiêu một cách thường xuyên và hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thiếu, chênh lệch giá cả .

Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến tiến

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của nông hộ sau khi được giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85 - 99)