Các chƣơng trình, dự án xóa dói giảm nghèo ở huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 55 - 107)

6. Bố cục của luận văn

2.7.Các chƣơng trình, dự án xóa dói giảm nghèo ở huyện Định Hóa

2.7.1. Tạo cơ hội để người nghèo phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo

Để hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững , vấn đề cơ bản là phải tạo cho họ có điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. Nhận thức rõ điều đó, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi và các dự án về kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.7.1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Đây là chính sách nhằm cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm. Trƣớc hết ƣu tiên cho những chủ hộ là phụ nữ, hộ có ngƣời khuyết tật, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo thuộc diện chính sách, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, làm nhà ở, mua sắm máy móc phục vụ cho sản xuất...Ngân hàng chính sách xã hội huyện có nhiệm vụ cung cấp tín dụng ƣu đãi chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các hộ nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện nhanh chóng phù hợp với ngƣời nghèo. Phƣơng thức cho vay rất linh hoạt chủ yếu là tín chấp thông qua nhóm tín dụng- tiết kiệm hoặc các nhóm tƣơng trợ, tự nguyện của ngƣời nghèo, các doàn thể xã hội nhƣ Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.... Tùy từng vùng, từng dự án có thể cung cấp vốn vay bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Tổng nguồn vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện trong 5 năm(2001- 2005) cho vay là: 31.858 triệu đồng, với 7.879 lƣợt hộ đƣợc vay. Trong đó gồm các nguồn chủ yếu: Nguồn vốn vay giải quyết việc làm theo dự án 120 đến cuối năm 2005 là 3.069,7 triệu đồng, với số hộ đƣợc vay là 549 hộ; bình quân 5,5 triệu đồng/ hộ; giải quyết việc làm cho 1.463 lao động; Nguồn tín dụng quay vòng XĐGN của Cộng hoà liên bang Đức tài trợ (KFW) là 2.146 Triệu đồng, cho 04 xã vùng dự án với 684 hộ đƣợc vay, bình quân 3 triệu đồng/ hộ.

Từ 2006 đến 30/9/2010 tổng nguồn vốn cho vay là 210.330 triệu đồng, với 22.640 lƣợt hộ đƣợc vay để đầu tƣ vào mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh và chăm lo đời sống, cụ thể: Cho vay vốn hộ nghèo là 105.341 triệu đồng với 13.015 lƣợt hộ đƣợc vay; vốn cho học sinh - sinh viên vay là 25.855 triệu đồng cho 2.168 lƣợt ngƣời đƣợc vay; vay giải quyết việc làm 8.243 triệu đồng cho 605 lƣợt hộ đƣợc vay; vay xuất khẩu lao động là 1.786 triệu đồng cho 101 ngƣời đƣợc vay; vay dự án nƣớc sạch là 5.760 triệu đồng cho 1.436 hộ vay, cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là 1.610 triệu đồng cho 329 hộ đƣợc vay; cho 2.017 hộ nghèo vay làm nhà ở với số tiền là 16.136 triệu đồng ; vay thƣơng nhân 2.806 triệu đồng với 96 hộ đƣợc vay; vay ủy thác đầu tƣ 500 triệu cho 100 hộ đƣợc vay. Nguồn tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng xóa đói giảm nghèo (KFW) của CHLB Đức đã cho 2.264 lƣợt hộ nghèo tại 06 xã trên địa bàn huyện đƣợc vay với số vốn quay vòng 3.848 triệu đồng (hiện dự án KFW đã rút hết vốn ngày 30/6/2010).

Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm, Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững đồng thời thông qua tổ nhóm giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của các hộ gia đình, hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả.

Qua đó có thể khảng định, công tác quản lý đối tƣợng của chƣơng trình giảm nghèo của huyện đƣợc thực hiện tốt, UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo thụ hƣởng mọi ƣu đãi, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc dành cho họ; đảm bảo mọi quyền lợi liên quan đến hộ nghèo phải đƣợc thực hiện tốt, thƣờng xuyên duy trì chế độ thông tin hai chiều, từ phía UBND các xã, thị trấn và qua sự phản ánh của chính bản thân ngƣời nghèo, mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tƣợng thụ hƣởng chính sách, tránh gây phiền hà, bỏ sót quyền lợi cho ngƣời nghèo.

2.7.1.2. Dự án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo DTTS

Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của tỉnh, UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo, triển khai, hƣớng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức điều tra, bình xét lựa chọn đối tƣợng thụ hƣởng chính sách để xây dựng đề án. Căn cứ vào kết quả bình xét, lựa chọn đối tƣợng thụ hƣởng chính sách từ cơ sở, UBND huyện đã xây dựng Đề án số 219/DA-UBND ngày 11/4/2005 về Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sồng khó khăn trên địa bàn huyện. Theo Đề án đó có 854 hộ đề nghị hỗ trợ làm nhà ở, 838 hộ đề nghị hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán, 77 hộ đề nghị hỗ trợ đất ở, 773 hộ đề nghị hỗ trợ đất sản xuất, và 47 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung đề nghị xây dựng

Sau khi có Quyết định phê duyệt Đề án của UBND tỉnh (QĐ số 922/QĐ- UB ngày 24/5/2005), UBND huyện đã báo cáo Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ xin ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến chỉ đạo và mở Hội nghị triển khai, tổ chức thực hiện. Việc thực hiện đã đƣợc phân kỳ theo từng năm phù hợp với nguồn vốn phân bổ. Việc tổ chức bình xét, lựa chọn đối tƣợng ƣu tiên đầu tƣ đƣợc thực hiện dân chủ công khai ở cơ sở. Kết quả thực hiện từ 2005-2008 toàn huyện đã thực hiện hỗ trợ đƣợc 836 nhà, 789 công trình nƣớc sinh hoạt phân tán hộ gia đình, 7 hộ đƣợc hỗ trợ đất ở, 3 hộ đƣợc hỗ trợ đất sản xuất, đầu tƣ xây dựng 21 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung phục vụ cho 1.226 hộ sử dụng.

Qua triển khai thực hiện chƣơng trình, các chỉ tiêu về hỗ trợ nhà ở và nƣớc sinh hoạt hộ gia đình cơ bản hoàn thành mục tiêu đề án đƣợc duyệt. Riêng chỉ tiêu hỗ trợ đất ở và đất sản xuất thực hiện thấp do quỹ đất công tại địa phƣơng không còn để thực hiện việc hỗ trợ và nguồn kinh phí hỗ trợ quá thấp.

Thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc “ Tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt” thuộc Chƣơng trình 134 đến năm 2010. Tổng nhu cầu toàn huyện có 1.327 hộ đề nghị hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán, 868 đề nghị hỗ trợ đất sản xuất, 147 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung đề nghị đầu tƣ thuộc các thôn, xóm có từ 20% hộ dân tộc thiểu số trở lên. Song song với việc thực hiện tiếp tục chƣơng trình 134, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, của tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo và cử đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban, các thành viên BCĐ là Trƣởng các phòng chuyên môn của huyện và tổ chuyên viên giúp việc BCĐ các đồng chí là cán bộ các phòng chuyên môn, cơ quan thƣờng trực BCĐ là phòng Công thƣơng (phòng Kinh tế-Hạ tầng); Hƣớng dẫn các xã thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Cùng với các chƣơng trình làm nhà Đại đoàn kết, nhà 134, nhà nhân đạo... đã từng bƣớc xóa nhà dột nát, giảm tỷ lệ nhà tạm, nhà tranh tre, nứa là, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Sau 2 năm thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg đã hỗ trợ làm mới 2.793 nhà với kinh phí hỗ trợ 23.461,2 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài nguồn kinh phí thuộc Chƣơng trình 134, 167 nhiều tổ chức cá nhân hỗ trợ nhƣ: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam hỗ trợ 5 tỷ đồng để xây dựng 200 nhà tình nghĩa trên địa bàn huyện (trong đó có 181 hộ gia đình thuộc diện đối tƣợng chính sách ngƣời có công, 19 gia đình hộ nghèo của thị trấn Chợ Chu). Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện huy động quyên góp quỹ “Vì phụ nữ nghèo” dùng để hỗ trợ xây dựng 12 nhà gỗ do phụ nữ nghèo làm chủ hộ với 248 triệu đồng, sửa chữa 04 nhà với kinh phí 20 triệu đồng; Liên đoàn Lao động huyện hỗ trợ xây dựng 01 nhà "mái ấm tình thƣơng" kinh phí 30 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng 02 lớp học Mầm non tại 02 xã với 100 triệu đồng; xây dựng 05 nhà "mái ấm công đoàn" với 65 triệu đồng. Đoàn thanh niên huyện giúp đỡ xây dựng 08 nhà tình nghĩa với 135 triệu đồng, hỗ trợ tu sửa 65 nhà tình nghĩa; Hội chữ thập đỏ huyện hỗ trợ, sửa chữa 34 nhà nhân đạo cho đối tƣợng da cam với 152 triệu đồng. Hội Nông dân huyện phối hợp với Chi nhánh vật tƣ nông nghiệp xây dựng 01 nhà cho đối tƣợng hộ nông dân nghèo với kinh phí 30 triệu đồng.

Nhƣ vậy, đến hết năm 2010 huyện Định Hóa đã cơ bản xóa xong nhà đột nát, nhà tạm cho các hộ nghèo đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số. trƣớc đây chủ yếu là nhà tạm, tranh tre, nứa lá nay đẫ đƣợc thay thế bằng các ngôi nhà lợp tấm lợp , xây cấp 4, một số hộ đƣợc anh em giúp đỡ xây đƣợc nhà cao tầng. Đặc biệt là ở 1 số xóm bản vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhân dân đã đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh.

Kết quả đó đã đem lại cho các hộ nghèo niềm phấn khởi, an tâm sản xuất diện mạo các thôn, xóm, bản thay đổi góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn toàn huyện.

2.7.1.3. Dự án Khuyến nông- khuyến lâm- khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề cho người nghèo.

Dự án này do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các xã thị trấn thực hiện nhằm hỗ trợ ngƣời nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kỹ thuật vào trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tăng thu nhập bền vững. Để dự án đem lại hiệu quả thiết thực UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, tổ chức đoàn thể của huyện và 24 xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông- lâm nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức kỹ năng về khuyến nông, lâm, ngƣ nghiệp, tổ chức hội nghị đầu bờ, tập huấn kỹ thuật trên mô hình thực tế nhƣ mô hình trang trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, mô hình thả cá ruộng.., gắn kết chặt chẽ khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật với giới thiệu phƣơng pháp tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đội ngũ cán bộ khuyến nông đƣợc tăng cƣờng xuống các xã đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình 134, 135. Hội Nông dân huyện đã phối hợp với phòng Dân tộc và các phòng ban của huyện và các xã, thị trấn, điều tra nắm bắt tình hình, tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân vận động những hộ khá giúp dỡ hộ nghèo chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, hỗ trợ cây, con giống. Hƣớng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho ngƣời nghèo là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện XĐGN bền vững. Trong 5 năm 2001- 2010 đã tổ chức đƣợc 566 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tổ chức tham quan học tập mô hình cho 24.803 lƣợt ngƣời là cán bộ thôn bản và các hộ nông dân đầu mối tham gia.

Trạm Khuyến nông của huyện đã tham mƣu cho UBND huyện xay dựng kế hoạch đƣa các mô hình khuyến nông- khuyến lâm về 17 xã và 13 thôn đặc biệt khó khăn. Bằng nguồn chƣơng trình 135/CP, nhiều hộ gia đình đƣợc hƣởng lợi từ mô hình trang trại, gia trại Nhờ việc chuyển giao kỹ thuật và ngƣời nghèo đƣợc vay vốn, 1 số gia điình trực tiếp đƣợc hỗ trợ trâu, bò, lợn..Vì vậy, năm 2002 GTSX của ngành chăn nuôi đạt 51.101 triệu đồng; năm 2009 đạt đƣợc là 196.000 triệu đồng(giá HH) tăng so với năm 2002 là 144.899 triệu đồng. Tổng đàn gia súc gia cầm tăng đàn lợn từ 46.642 con năm 2002 tăng lên 70.000 con năm 2009, đàn bò từ 2.025 con năm 2002 lên 4.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con năm 2009, tỷ lệ bò lai sind hiện có khoảng 15%. Ngoài ra việc chăn nuôi gia cầm cũng đƣợc quan tâm thông qua các ô hình nhƣ nuôi gà Mía, gà siêu đẻ... Đến năm 2010 trong huyện có khoảng 40 trang trại, gia trại.

Định Hóa có tới trên 80% làm nông nghiệp vì vậy, huyện quan tâm chỉ đạo Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông, phối hợp với Hội nông dân, chi nhánh Vật tƣ của huyện nghiên cứu đƣa các giống lúa, chè năng xuất cao về trồng thực nghiệm với những mô hình điểm sau đó nhân rộng mô hình ra toàn huyện nhƣ: Lúa lai, nếp cái hoa vàng, ngô lai..do đó, năng xuất tăng rõ rệt năm 2002 đạt 43.7 tạ/ha, năm 2005 đạt 45,5 tạ/ha, năm 2009 tăng leen49,5 tạ/ha. Đặc biệt năng xuất ngô tăng nhanh từ 11,0 tạ/ha năm 2002, năm 2009 đạt 37,0 tạ/ha. Đến năm 2010 diện tích ngô lai chiếm tới 90%. Với sản lƣợng lƣơng thực tăng hiều cây trông vật nuôi đem lại hiệu quả cao đã giúp các hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.

Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: Ban QL DA 135 đã vận dụng thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện hai DA trên nhƣ:

Dự án 661 đƣợc triển khai trên địa bàn huyện bắt đầu từ năm 1998. Trong giai đoạn 2006-2010, Dự án tiếp tục đƣợc triển khai trên địa bàn huyện. Hằng năm, UBND tỉnh giao kế hoạch Dự án về huyện qua 02 đơn vị: Hạt Kiểm lâm Định Hóa và Ban quản lý Dự án 661 rừng phòng hộ Định Hóa thực hiện nay ghép chung là Ban quản lý Rừng cảnh quan ATK Định Hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dƣới sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT, Ban Quản lý Dự án 661 của tỉnh, sự chỉ đạo của Thƣờng trực Huyện ủy, HĐND và UBND huyện, Dự án đã đƣợc triển khai tích cực và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Tính đến 31/8/2010 toàn huyện đã trồng mới đƣợc 4.889,84 ha, giao khoán bảo vệ 17.487,69 ha, giao khoán chăm sóc 2.535 ha rừng trồng và khoanh nuôi, tái sinh rừng đƣợc 4.272,4 ha.

Việc thực hiện Dự án đã đem lại những kết quả tích cực đáng kể, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn 2006-2010, cụ thể đƣợc thể hiện qua các mặt: Về môi trƣờng: Dự án đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nâng độ che phủ của rừng lên đáng kể, diện tích đất trống, đồi trọc cơ bản đã đƣợc phủ xanh, đảm bảo môi trƣờng sinh thái, chống sói mòn đất và hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy. Về mặt kinh tế: Dự án góp phần trực tiếp vào việc

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 55 - 107)