6. Bố cục của luận văn
2.1. Quan điểm và định hƣớng của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo đã đang là một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối có tính toàn cầu. Ngày nay, khi loài ngƣời đang bƣớc vào thế kỷ 21, thế kỷ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự giàu có của nhiều tập đoàn, nhiều cá nhân tăng lên đồng thời cũng có nhiều quốc gia, nhiều vùng, nhiều dân tộc, nhiều gia đình rơi vào cảnh đói nghèo, khốn quẫn. Trên thế giới hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo. Đói nghèo có thể đƣợc xem xét dựa trên khía cạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội. chính trị… Có thể theo nghĩa hẹp chỉ gói gọn trong vấn đề thu nhập, chi tiêu, dinh dƣỡng, giáo dục… hay theo nghĩa rộng hơn là sự phát triển toàn diện về mọi mặt của con ngƣời.
Các hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9- 1993 đã đƣa ra định nghĩa đói nghèo nhƣ sau: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng.
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, một hiện tƣợng xã hội có tính lịch sử và phổ biến đối với mọi quốc gia, dân tộc. Hiện nay, trên thế giới vẫn còn hơn 1 tỷ ngƣời sống dƣới mức nghèo khổ. Đó là một trong những trở ngai lớn nhât, một thách thức đối với sự phát triển của loài ngƣời và thế giới hiện đại. Do đó, XĐGN là vấn đề đƣợc các quốc gia, các tổ chức quan tâm. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thiên niên kỷ năm 2000, Liên Hợp Quốc đã thông qua bản tuyên bố và cam kết đạt mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối với Việt Nam, vấn đề XĐGN đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, luôn coi XĐGN là một chủ trƣơng lớn, một quyết sách lớn và nhất quán. Chủ trƣơng này đƣợc thực hiện ngay từ những ngày đầu sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đƣợc thành lập, cùng với giặc ngoại xâm Đảng ta và Bác Hồ đã coi đói cũng là một thứ “giặc”. Quan điểm đó ngày càng đƣợc hoàn thiện trong quá trình phát triển đất nƣớc. không những đáp ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Phù hợp với xu hƣớng phát triển chung của thời đại, phù hợp với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc đề ra.
Chủ trƣơng nhất quán về XĐGN của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc khảng định tại các Đại hội Đảng lần thứ VI,VII,VIII, IX“ Cùng với quan Điểm đổi mới toàn diện, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm sự phân hóa giàu nghèo. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN bền vững, chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản. Tập trung nguồn lực xóa cơ bản các hộ đói, giảm nhanh các hộ nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn”[15, tr.12].
Đói nghèo là một thứ giặc, ngƣời đói nghèo là nạn nhân trực tiếp của xã hội. Vì vậy, mọi cấp, mọi ngành, mọi ngƣời phải quyết tâm chống đói nghèo với mọi khả năng lƣơng tâm và trách nhiệm của mình. Đặc biệt đói nghèo là một vấn đề xã hội lớn phức tạp, vừa cấp bách vừa lâu dài. là mục đích của phát triển KT- XH là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội, tạo đà cho kinh tế phát triển bền vững, lâu dài. Công tác XĐGN là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sách, cơ chế, chƣơng trình, dự án và kế hoạch nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn...đƣợc cụ thể qua các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo nhƣ: Chƣơng trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (đƣợc gọi là chƣơng trình 135) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 nhằm tăng cƣờng hoạt động xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; Chƣơng trình 134; Dự án nƣớc sinh hoạt, khuyến nông - khuyến lâm, khuyến ngƣ, Dự án đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN….
Đảng và Nhà nƣớc ta xác định XĐGN phải gắn liền với tăng trƣởng kinh tế. Đây là cơ sở quan trọng cho xoá đói giảm nghèo. Bất cứ quốc gia nào cũng phải lấy cái nền quan trọng là tăng trƣởng kinh tế. Chỉ có tăng trƣởng kinh tế mới cho phép các quốc gia tích luỹ để đầu tƣ cho xoá đói giảm nghèo vì xoá đói giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực lớn trong nhiều năm. Tăng trƣởng kinh tế phải vì ngƣời nghèo vùng nghèo thì mới làm cho khoảng cách giàu nghèo thu hẹp lại. Nếu tăng trƣởng kinh tế không vì ngƣời nghèo thì lại làm cho khoảng cách giàu nghèo sâu sắc hơn. Nhƣ vậy, không phù hợp với định hƣớng Chủ nghĩa xã hội. Đồng thời phải gắn xoá đói giảm nghèo với công bằng xã hội. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển cho các xã nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là các xã vùng cao biên giới, hải đảo vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Mục tiêu phấn đấu của Quốc gia là xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thì chính là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lý tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở các xã nghèo giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Giúp họ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: Y tế, giáo dục, văn hoá. Chiến lƣợc xoá đói giảm nghèo chính là nhằm giải quyết những cái thiếu hụt mà các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chƣơng trình chiến lƣợc khác chƣa giải quyết hết đƣợc. Ƣu tiên đầu tƣ vào các xã nghèo, ngƣời nghèo chính là góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Để làm tốt công tác này trƣớc hết các hộ đói nghèo phải tự vƣơn lên làm chủ cuộc sống của mình. Nhà nƣớc và cộng đồng trợ giúp một phần tạo điều kiện về nguồn vốn tập huấn chuyển giao kỹ thuật hƣớng dẫn cho nhân dân cách làm ăn, xây dựng chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh, huyện và cụ thể hóa chƣơng trình XĐGN đến tận các xã, thị trấn. Cơ sở xã thị trấn, các thôn xóm, phố là nơi tổ chức trợ giúp đến từng hộ nghèo. Ƣu tiên các hộ nghèo đói thuộc diện chính sách trƣớc. Đầu tƣ theo hƣớng làm đâu đƣợc đấy kết hợp lồng ghép nhiều nguồn lực và sức mạnh cộng đồng nhiều hộ giúp một hộ cùng nhau phát triển.
Từ quan điểm chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc, căn cứ tình hình kinh tế- xã hội của địa phƣơng Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Định Hóa đã ban hành các chỉ thi, nghị Quyết và xây dựng chƣơng trình XĐGN của huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các khóa XX, XXI, XXII đều xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế- xã hội phải quan tâm thực hiện tốt chính sách xã hội. phải thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình giàm nghèo bằng các quỹ XĐGN, các dự án hỗ trợ của Nhà nƣớc, phấn đấu đến năm 2005 xóa hộ đói. Đến năm 2015 hộ nghèo còn dƣới 15%, hàng năm giải quyết việc làm cho 1700 lao động.
Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia và chƣơng trình giảm nghèo của tỉnh, huyện đã xây dựng chƣơng trình giảm nghèo thành lập Ban chỉ đạo chƣơng trình của huyện, phân công cho các phòng, ban, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến xã, thị trấn và các thôn, bản, phố xóm. Tập huấn bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác XĐGN từ huyện đến cơ sở nhất là cán bộ xã, thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Căn cứ vào kết quả phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mơi giai đoạn 2001- 2005; 2006- 2010 của tỉnh Thái nguyên và kết quả rà soát thực tế các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Trong nhiệm vụ công tác trọng tâm toàn khóa củ a BCH Đẳng bộ huyện khóa XX, XXI đã chỉ đạo xây dựng các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo 2001- 2005; Chƣơng trình giảm nghèo 2006- 2010.
Ngày 10 tháng 4 năm 2002 Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Định Hóa ra Thông báo số: 32-TB/BTV về việc “Thông qua Chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Định Hóa giai đoạn 2001- 2005”.
Ngày 15 tháng 4 năm 2002 Ủy ban nhân dân huyên Định Hóa ban hành Chƣơng trình số: 180/CTr- UBND “ chương trình xóa đói giảm nghèo 2001- 2005 huyện Định Hóa”. Để kịp thời chỉ đạo thực hiện ngày 29/4/2002 UBND huyện đã cban hành QĐ số: 128/ QĐ- UBND “ V/v thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2002- 2005 huyện Định Hóa”.
Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. Huyện Định Hóa đẫ triển khai tiến hành công tác điiều tra hộ nghèo theo chuẩn mới. Ngày 20/12/2005, UBND huyện Định Hoá Phê duyệt kết quả điều tra xác định hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2006-2010 huyện Định Hoá; Ngày 23/10/2006 Huyện ủy ra thông báo số: 58- TB/HU, Thông báo “V/v thông qua chương trình giảm nghèo của huyện Định Hóa giai đoạn 2006- 2010”. Trên cơ sở đó UBND huyện Định Hóa đã ban hành chƣơng trình giảm nghèo huyện Định Hóa giai đoạn 2006- 2010.
Các chỉ thị, nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện đã nêu rõ những quan điểm định hƣớng lớn của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo từ 2001- 2010 đó là: Thực hiện XĐGN gắn với tăng trƣởng kinh tế bền vững đồng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tăng cƣờng công tác xã hội hóa XĐGN, phát huy nội lực khuyến khích ngƣời nghèo vƣơn lên theo hƣớng tự cứu mình, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ƣơng và quốc tế, Ƣu tiên đầu tƣ vào các vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001- 2005 nhƣ xã Linh Thông, Bảo Linh, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Quy Kỳ và một số xã khó khăn. Giai đoạn 2006- 2010 tập trung đầu tƣ 17 xã và 13 thôn đặc biệt khó khăn, lấy sản xuất lƣơng thƣc, thực phẩm và phát triển kinh tế đồi rừng là mục tiêu trọng tâm tăng diện tích trồng chè, trồng rừng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chăn nuôi. Từng bƣớc xây dựng các làng nghề, các trang trại gia trại...Qua đó để giúp bà con nhân dân xóa đói giảm nghèo bên vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân đƣa huyện Định Hóa thoát khỏi tình trạng kém phát triển