Những chuyển biến xã hội

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 84 - 107)

6. Bố cục của luận văn

3.2.Những chuyển biến xã hội

Công vận động XĐGN không chỉ làm chuyển biến về kinh tế mà đã có những tác động trực tiếp đƣa đến những chuyển biến về mặt xã hội. Trong 10 năm thực hiện công cuộc XĐGN(2001- 2010) với hai chƣơng trình Chƣơng trình XDGN(2001- 2005), Chƣơng trình giảm nghèo (2006- 2010) đã đạt và vƣợt các mục tiêu đề ra: 100% các xã, thị trấn có Ban chỉ đạo XĐGN (đạt 100% KH), 100% ngƣời nghèo, DTTS, nhân dân các xã ĐBKH đƣợc cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, 100% hộ gia đình chính sách và ngƣời có công với cách mạng đã đƣợc thoát nghèo, 100% cán bộ xã, thôn đƣợc tập huấn công tác XĐGN đạt (100% KH), số ngƣời dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý đạt 96,82%(tăng so với chỉ tiêu 1,82%, chỉ tiêu đề ra 95%) số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đáp ứng 100% (đạt 100%KH); Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 23,76%(năm 2001) xuống còn 9.15%(năm 2005), bình quân giai đoạn 2001- 2005 giảm 3,65%, trung bình mỗi năm giảm 844 hộ(mục tiêu chƣơng trình đề ra mỗi năm giảm 2% khoảng 300- 400 hộ/năm) Theo tiêu chí mới số hộ nghèo toàn huyện năm 2006 là 41,63% đến năm 2010 giảm xuống còn 16,3%, bình quân mỗi năm giảm 5,06% (mục tiêu chƣơng trình đề ra là mỗi năm 4% trở lên)

Thông qua việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu XĐGN giai đoạn 2001- 2010 đã giải quyết cơ bản những mục tiêu đề ra: Giải quyết việc làm mới cho 15.828 lao động đạt gần 100%KH, xóa trên 3000 nhà dột nát cho hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghèo, hộ gia đình chính sách, có công với cánh mạng... Việc thực hiện các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, chƣơng trình hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn giải quyết việc làm, đặc biệt là thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, các hộ sản xuất đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã bƣớc đầu tạo cho đồng bào biết cách làm ăn mới, những cây trồng vật nuôi đem lại năng xuất cao đã đƣợc nhân rộng trong các thôn, xóm. hạn chế nạn phá rùng làm rẫy, giải quyết việc làm cho các hộ nghèo có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.

Thực hiện các chƣơng trình XĐGN Đảng và Nhà Nƣớc đặc biệt quan tâm đến Giáo dục- Đào tạo và Y tế. Để đảm bảo cho học sinh ở vùng sâu vùng xa vùng dân tộc thiểu số không thất học đã có chế độ thu hút, ƣu đãi đối với giáo viên giảng dạy, cán bộ y tế công tác tại các xã ĐBKH, đối với các em học sinh mầm non đƣợc hỗ trợ tiền ăn bán trú, các em học sinh tiểu học, THCS, THPT con hộ nghèo cũng đƣợc hỗ trợ sách, vở, miễn giảm học phí, đồng bào đân tộc ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn đƣợc khám chữa bệnh miễn phí. Cơ sở vạt chất nhà trƣờng đƣợc quan tâm xây dựng. Do đó, giáo dục và đào tạo qua 10 năm qua phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100% ở tất cả các cấp học trong đó, giáo viên mầm non trên chuẩn chiếm 5,6%. Tiểu học tỷ lệ giáo viên trên chuẩn là 68,7%, Trung học cơ sở tỷ lệ giáo viên trên chuẩn là 30,5%, Trung học phổ thông tỷ lệ giáo viên trên chuẩn gần 10%. Ngoài khối giáo dục phổ thông toàn huyện còn có 01 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên đƣợc thành lập từ năm 1999, nhiệm vụ là: Thu hút trẻ trong độ tuổi đi học không đủ điều kiện vào trƣờng công lập; Bồi dƣỡng và nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ địa phƣơng; Tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; liên kết với một số trƣờng đại học và cao đẳng sƣ phạm trong tỉnh mở các lớp bồi dƣỡng, chuẩn hóa trình độ cho cán bộ và giáo viên. Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đạo công tác giáo dục từ cấp mầm non đến Phổ thông trung học. Duy trì tốt công tác phổ cập tiểu học đúng đội tuổi, phổ cập trung học cơ sở và đang thực hiện Đề án phổ cập bậc trung học giai đoạn 2008-2014. Cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng với các chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng lớp học giai đoạn I, II lồng ghép với các nguồn vốn thuộc chƣơng trình 135, nguồn vốn xã hội hóa giáo dục. Tính đến năm 2010 toàn huyện có 34/74 trƣờng đạt trƣờng chuản quốc gia mức độ I.(Năm 2002 toàn huyện mới có 01 trƣờng đạt chuẩn quốc gia), 100% trƣờng học có thƣ viện, tỷ lệ dạt thƣ viện chuẩn là 38,3%.

Cùng với việc phát triển giáo dục vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ cả về cơ sở vật chất và đội ngũ mạng lƣới y tế của huyện gồm huyện có 01 trung tâm y tế, 01 bệnh viên Đa khoa và 01 phòng khám đa khoa phía nam (Bình Yên), 01Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đinh, 24 trạm ytế thuộc các xã, thị trấn. Số bác sỹ tính bình quân là 6,3 bác sỹ/10.000 dân, bình quân mỗi trạm y tế có 8,5 cán bộ, 24/24 trạm y tế đều có bác sỹ. Hết năm 2010 huyện có 15/24 xã đạt chuẩn về y tế. Về trang thiết bị Bệnh viện đa khoa và Trung tâm y tế huyện có đủ thiết bị tối thiểu cho cơ sở hoạt động nhƣ: Máy X quang kỹ thuật số, máy siêu âm, máy tạo ô xi, máy sinh hóa máu... Công tác khám chữa bệnh của ngành y tế huyện trong thời gian qua đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Chƣơng trình chăm sóc sức khỏe ban dầu và phòng chống suy dinh dƣỡng của trẻ, tiêm chủng mở rộng đƣợc duy trì đều đặn. Trong những năm qua với sự hoạt dộng tích cực của hệ thông y tế thôn bản nên trẻ em đƣợc tiêm chủng và phụ nữ có thai đƣợc tiêm phòng uốn ván đạt tỷ lên 95,4%. Công tác kế hoach hóa gia đình và trẻ em đã hoạt động tích cực, tổ chức các lớp tuyên truyền, các buổi nói chuyện chuyên đề vì vậy tỷ lệ sinh con giảm đáng kể so với năm 2001 thì tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 5,17% đến năm 2010 tỷ lệ sinh con thứ 3 là 2,8%(giảm 2,27% so với năm 2001). Với những chính sách hỗ trợ về y tế đã tạo điều kiện cho đồng bào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc khám chữa bệnh và chăm sức khỏe tốt hơn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh giảm đáng kể đặc biệt trẻ em con hộ nghèo.

Ngoài ra lãnh đạo huyện đã chỉ đạo phòng Lao động thƣơng binh và xã hội thực hiện tốt chính sách xã hội và bảo trợ xã hội thƣờng xuyên quan tâm đến các đối tƣợng chính sách, ngƣời già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa. Thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về các chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội; tính đến hết tháng 10/2010, toàn huyện đã chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho 35.119 lƣợt đối tƣợng với 6.156,9 triệu đồng; trợ cấp thiên tai hỏa hoạn cho trên 100 hộ gia đình với tổng kinh phí trên 489,5 triệu đồng. Tiếp nhận 107,5 tấn gạo để hỗ trợ ngƣời nghèo ăn tết và cứu đói giáp hạt; hỗ trợ ngƣời nghèo ăn tết Kỷ Sửu cho 5.716,4 triệu đồng với 7565 hộ và 28582 khẩu; cứu đói tết nguyên đán cho 2.300 lƣợt hộ ở 24 xã, thị trấn với 6.795 lƣợt khẩu với tổng số tiền 1.019,250 triệu đồng. Tiếp nhận trên 130 xe lăn từ các nhà tài trợ để cấp phát miễn phí cho đối tƣợng tàn tật hệ vận động; trích quỹ Bảo trợ và chăm sóc trẻ em huyện để trao học bổng cho 216 trẻ em nghèo vƣợt khó học giỏi, học khá với tổng kinh phí 54,7 triệu đồng. Thực hiện những chính sách này đã kịp thời động viên cho những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giúp hộ bớt đi những khó khăn trƣớc mắt tin yêu cuộc sống, tin tƣởng vào đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Do đời sống vật chất đƣợc cải thiện, dân trí đƣợc nâng lên. Do đó trong những năm qua phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa triển khai đến các thôn, xóm đã đƣợc đồng bào đón nhận và thực hiện khá tốt đến năm 2010 toàn huyện có 258/435 xóm, phố có nhà văn hóa, 100% xóm, phố có hƣơng ƣớc, quy ƣớc. Năm 2010 toàn huyện có 68,56% hộ đƣợc công nhận gia đình văn hóa, làng bản văn hóa là 17,8%, cơ quan văn hóa là 86,03%..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tình hình tội phạm, vi phạm luật pháp đƣợc kiềm chế. Các tệ nạn xã hội nhƣ trộn cắp, cờ bạc, rƣợu chè, bạo lực gia đình..giảm đáng kể. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc giữ vững, tiềm lực quốc phòng- an ninh đƣợc tăng cƣờng. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục đƣợc xây dựng, củng cố kiện toàn, hột động có chát lƣợng hiệu quả, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.

Những kết quả mà công cuộc XĐGN trong giai đoạn 2001- 2010 đem lại đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đời sống đồng bào đƣợc nâng lên cả về vật chất và tinh thần, tăng thêm niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nƣớc.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc công cuộc xóa đói, giảm nghèo giai đoạn vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, tồn tại cần phải đƣợc nghiêm túc nhìn nhận nhƣ sau:

Việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện đã đạt và vƣợt yêu cầu của kế hoạch đề ra nhƣng so với các vùng, miền khác trong và ngoài tỉnh thì tỷ lệ giảm nghèo vẫn còn thấp. Công tác giảm nghèo của huyện chƣa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh và tái nghèo vẫn tồn tại ở một xã, dẫn đến tỷ lệ phần trăm giảm hộ nghèo cuối năm so với đầu năm còn thấp. Việc phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn về công tác giảm nghèo đôi khi còn thiếu đồng bộ, chƣa có sự thống nhất cao trong khi triển khai một số nhiệm vụ. Một số xã trong huyện tuy có đề ra mục tiêu giảm nghèo nhƣng chƣa có các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu nên không đạt chỉ tiêu đề ra là hàng năm giảm tỷ lệ 4 % hộ nghèo trở lên.

Một số Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp xã hoạt động hiệu quả chƣa cao; chỉ đạo chƣa kịp thời; việc rà soát, bình xét đánh giá về hộ nghèo chƣa thật khách quan, chính xác của một số thôn, xóm, bản tại địa phƣơng, gây nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phản ứng của một số hộ gia đình vì họ thấy chƣa có sự công bằng giữa các gia đình với nhau, chƣa phản ánh đúng thực tế mặt bằng chung của địa phƣơng.

Qua nghiên cứu công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001- 2010 của huyện Định Hóa thấy rằng nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại đó là: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn vừa qua đã tác động trực tiếp đến nƣớc ta nói chung và huyện Định Hóa nói riêng, là một trong những nhân tố ảnh hƣởng mạnh đến công tác giảm nghèo, giá cả vật tƣ, hàng hoá tăng cao, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ đã gây ra khó khăn, thách thức đến đời sống các gia đình hộ nghèo.

Là huyện miền núi nên thời tiết thất thƣờng, rét đậm, rét hại kéo dài, mƣa bão, lụt lội ngập úng, hạn hán...đã gây khó khăn trong việc gieo trồng, phát triển sản xuất của bà con nhân dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo.

Trình độ nhận thức của nhân dân trong huyện không đồng đều, tổng số xã 135 của huyện hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ cao với 70,83% (17/24 xã, thị trấn). Một số xã trong huyện đã thành lập BCĐ giảm nghèo, BCĐ tuy có hoạt động nhƣng còn bộc lộ nhiều hạn chế chậm khắc phục nên hiệu quả công tác giảm nghèo chƣa cao.

Đa số hộ nghèo của huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, thiếu kiến thức làm ăn, chƣa có chiến lƣợc phát triển kinh tế hộ gia đình; bên cạnh đó do nhận thức của một số ít bà con thuộc diện hộ nghèo còn hạn chế, một số hộ nghèo đã đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất nhƣng đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không có hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích cho vay. Còn có một số gia đình hộ nghèo có tƣ tƣởng dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào chính sách đầu tƣ, hỗ trợ của nhà nƣớc, không có chí tự vƣơn lên để thoát nghèo, thậm chí không muốn thoát nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số chính sách về công tác giảm nghèo đã có nhƣng chƣa đủ mạnh để giúp cho ngƣời nghèo ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện có thêm điều kiện thuận lợi để nhanh chóng vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Vốn vay ƣu đãi cũng nhƣ một số chính sách ƣu đãi đối với hộ nghèo đƣợc triển khai trên địa bàn một số xã còn tƣơng đối chậm so với yêu cầu đề ra.

Việc bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, thị trấn còn chồng chéo, chƣa thống nhất, một số cán bộ này còn thiếu kinh nghiệm trong công tác, năng lực thực thi công vụ còn hạn chế; trách nhiệm trong công việc chƣa cao, không kịp thời đề xuất với BCĐ giảm nghèo xã những vƣớng mắc trong khi triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Nhiều cấp cơ sở trong huyện thực hiện chế độ báo cáo công tác giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo còn mang tính hình thức; ngoài việc đƣợc cấp huyện giám sát, một số xã trong huyện chƣa nghiêm túc trong việc triển khai công tác tự đánh giá, giám sát về chƣơng trình giảm nghèo ở địa phƣơng. Từ những sự thành công và những hạn chế, tồn tại của Công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn 2001 – 2010. Để chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015 của huyện đạt hiệu quả cao cần tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung sau:

Công tác giảm nghèo cần có sự chỉ đạo trực tiếp, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy Đảng, sự điều hành quản lý cụ thể của các cấp chính quyền; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; đặc biệt là sự phối hợp của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện cho đến cấp xã, thị trấn.

Phải xác định công tác giảm nghèo là một trong những chƣơng trình công tác trọng tâm trong năm ở tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo ở cấp xã, thị trấn cần có kế hoạch xóa đói, giảm nghèo cụ thể sát hợp với tình hình thực tế ở địa phƣơng. Đảm bảo sự phối kết hợp đƣợc các ban, ngành, đoàn thể và nguồn lực cho chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo của địa phƣơng mình phải đƣợc thực hiện tốt; cần có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phân công, giao lĩnh vực cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo một cách cụ thể, từ đó các thành viên có thể huy động và sử dụng cả bộ máy của họ vào cuộc. Sau mỗi năm, hết giai đoạn; cần tổng kết, rút kinh nghiệm về chƣơng trình giảm nghèo, từ đó có định hƣớng và có kế hoạch đầu tƣ, xây dựng nhân rộng các mô hình giảm nghèo tốt, có hiệu quả cho những năm tiếp theo.

Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các cấp hội, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân cùng tham gia vào công tác giảm nghèo. Tạo sự quyết tâm cao nhất ở tất cả các cấp, các ngành

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 84 - 107)