Hệ thống tổ chức và cán bộ thực hiện công tác XĐGN

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 46 - 51)

6. Bố cục của luận văn

2.5.2. Hệ thống tổ chức và cán bộ thực hiện công tác XĐGN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện Chƣơng trình XĐGN huyện đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN cấp huyện và Ban chỉ đạo các xã, thị trấn. Chú trọng nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo (BCĐGN) ở các cấp; phân công các thành viên BCĐGN bám sát mục tiêu chƣơng trình; phụ trách theo dõi cơ sở, tổ chức hƣớng dẫn thực hiện, thực hiện tốt công tác chế độ báo cáo. Lấy đơn vị xã, thị trấn làm địa bàn để chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo; Lấy hộ gia đình để xóa đói giảm nghèo. Những hộ nghèo phải có ý chí vƣơn lên để thoát nghèo.

Vì vậy, mỗi xã, thị trấn phải có chƣơng trình, kế hoạch, giải pháp thiết thực cụ thể đến từng phố xóm, kế hoạch thực hiện cả giai đoạn, có phân kỳ hàng năm, 6 tháng, 1 năm phải sơ tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm thống kê các hộ thoát nghèo, phân tích cụ thể nguyên nhân thoát nghèo, kịp thời nhân rộng điển hình. Đặc biệt các hộ gia đình thoát nghèo phải bền vững không chạy theo thành tích. Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để lồng ghép Chƣơng trình giảm nghèo của huyện đến 2010. Tăng cƣờng công tác phối, kết hợp để tổ chức triển khai thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo đạt hiệu quả. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, mở các lớp tập huấn cho hộ nghèo học tập, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ sản xuất; Mở các lớp dạy nghề để tạo việc làm và phát triển sản xuất tại phƣơng. Đồng thời có cơ chế quản lý phù hợp để Ban chỉ đạo XĐGN các cấp, cơ quan thƣờng trực Chƣơng trình và ác cơ quan quản lý các hợp phần của chƣơng trình ở cấp huyện và các xã, thị trấn có đủ thẩm quyền, đủ chức năng và điều kiện để quản lý chƣơng trình; quan tâm đến nguồn kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác XĐGN và cán bộ khuyến nông ở cấp xã nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Đây là yếu tố quan trọng để bảo đảm tính mục tiêu của chƣơng trình và đƣa ra chính sách, dự án vào cuộc sống. Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách sẽ là một trở ngại lớn cho việc xác định đối tƣợng và tiếp cận của hộ nghèo với các chính sách dự án của chƣơng trinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo phân công trách nhiệm cho các cơ quan đơn vị và các thành viên trong BCD chƣơng trình XĐGN

Phòng Nội vụ - LĐTB&XH(Tên gọi giai đoạn 2001- 2005), hiện nay là phòng Lao động thƣơng binh và xã hội. Là đơn vị thƣờng trực BCĐ xoá đói giảm nghèo và lao động việc làm, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn và các ngành có liên quan chỉ đạo và hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình; phối hợp với các đơn vị xã, thị trấn kiện toàn đội ngũ cán bộ giảm nghèo ở xã, thôn, xóm. Tham mƣu với UBND huyện, chỉ đạo Trung tâm dạy nghề của huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc đào tạo nghề ngắn hạn cho ngƣời nghèo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh và trợ giúp xã hội, chính sách lao động- việc làm và các chính sách thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Đồng thời phối hợp Chi cục Thống kê huyện và các xã, thị trấn rà soát điều tra thực trạng hộ nghèo theo hƣớng dẫn của Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội, tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ hàng năm về Ban chỉ đạo XĐGN huyện, UBND huyện và sở Lao động- Thƣơng binh xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Phòng Tài chính- Kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phƣơng cân đối nguồn lực hàng năm để đầu tƣ cho các dự án; xây dựng dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn; phối hợp với các ngành hƣớng dẫn các đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện các dự án và lồng ghép các chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện và các chƣơng trình, dự án XĐGN trên cùng một địa bàn từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện.

Xây dựng cơ chế tài chính, cân đối nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, chƣơng trình; Cấp phát, hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Nhà nƣớc. Chỉ đạo và cấp phát đầy đủ kịp thời đúng dự toán, đúng mục tiêu đối với các dự án, chƣơng trình đƣợc phê duyệt.

Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội: Thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý của ngành, thẩm định, tổ chức cho vay, hƣớng dẫn ngƣời nghèo sử dụng vốn có hiệu quả; cung cấp tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách có nhu cầu vay vốn.

Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn: Xây dựng phƣơng án hỗ trợ sản xuất và phát triển kinh tế đối với hộ nghèo; phối hợp với các đơn vị và các xã, thị trấn tổ chức thực hiên các dự án: khuyến nông- khuyến lâm - khuyến ngƣ cho hộ nghèo và các chính sách, dự án có liên quan đến phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp. Thực hiện chính sách và kế hoạch định canh định cƣ phát triển vùng kinh tế mới.

Phòng Tài nguyên môi trƣờng: Phối hợp với các ngành, xã, TT hƣớng dẫn thực hiện chính sách về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho ngƣời nghèo.

Phòng Giáo dục: Phối hợp với các ngành, các cơ quan, đơn vị hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho ngƣời nghèo và các đối tƣơng chính sách thông qua việc lồng ghép và thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia vê Giáo dục và Đào tạo.

Phòng Y tế: Chủ trì và phối hợp với các ngành, các xã, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế đối với ngƣời nghèo theo tinh thần Quyết định 139 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Phòng Dân tộc: Có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và các xã, thị trấn tổ chức thực hiện quản lý thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án liên quan cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo theo Chƣơng trình 135. Triển khai thực hiện Quyết định 134 và các chính sách theo Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT.

Uỷ Ban Dân số - Gia đình & Trẻ em: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình gắn với chƣơng trình giảm nghèo.

Phòng Tƣ pháp: Tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho ngƣời nghèo.

MTTQ và các tổ chức đoàn thể: Đề nghị UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể(Liên đoàn Lao động, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh các cấp tham gia thực hiện chƣơng trình, mỗi tổ chức trợ giúp đoàn viên, hội viên của mình có hiệu quả thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực; Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các cuộc vận động nhân đạo, tiếp tục tổ chức phát động có hiệu quả cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, xoá nhà dột nát cho hộ nghèo, tích cực tham gia thực hiện chƣơng trình giảm nghèo ở địa phƣơng.

Các cơ quan thông tin, tuyên truyền: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý nghĩa mục tiêu của Chƣơng trình giảm nghèo; phổ biến các chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc, của tỉnh, của huyện có liên quan đến thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo. Tuyên truyền các mô hình giảm nghèo, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác giảm nghèo, cũng nhƣ kết quả của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Uỷ ban nhân dân huyện: Kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo - Lao động & việc làm của huyện (BCĐ GN-LĐ&VL) phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể, các thành viên phụ trách cơ sở, giúp đỡ các xã, TT trong công tác giảm nghèo. Huy động nguồn lực, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể của huyện tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu của chƣơng trình tại địa phƣơng theo chỉ đạo của UBND huyện. Trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách, dự án theo phân cấp. Thực hiện công tác định kỳ báo cáo kết quả hoạt động chƣơng trình về BCĐ giảm nghèo và UBND tỉnh.

Uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn: Kiện toàn Ban giảm nghèo của xã, thị trấn. Trƣởng ban là Chủ tịch UBND(hoặc phó CT UBND) cấp xã. Các thành viên là trƣởng các ngành, đoàn thể; thƣờng trực Ban giảm nghèo là cán bộ Lao động - TB&XH.

Ban giảm nghèo của xã, thị trấn: Xây dựng Chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo. Xây dựng Chƣơng trình và tổ chức thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo từng năm của địa phƣơng mình. Phân công các thành viên phụ trách các thôn, bản và các hộ nghèo. Chỉ đạo các thôn (bản) phân công các chi hội đoàn thể, cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo, giúp các hộ nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản. Vận động và giúp đỡ tạo cơ hội cho ngƣời nghèo đƣợc học nghề, tiếp cận với KHKT trong sản xuất, tạo việc làm, thực hiện kế hoạch hoá gia đình,…Thực hiện công tác báo cáo định kỳ kết quả hoạt động chƣơng trình về BCĐ giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghèo và UBND huyện.

Trách nhiệm của thôn, bản và tổ dân phố chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm, nắm chắc nguyên nhân dãn đến đói nghèo của từng hộ, phân công cán bộ, đảng viên, hội viên động viên giúp đỡ từng hộ nghèo theo những điều kiện hoàn cảnh từng hộ cụ thể. Vận động dòng họ cộng đồng dân cƣ động viên hộ nghèo phát triển sản xuất, khuyến khích hộ nghèo tự vƣơn lên chủ động thoát nghèo bền vững góp phàn xây dựng làng bản văn hóa , đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ. Thực hiện nghiêm túc định kỳ báo cáo kêt quả hoạt động công tác giảm nghèo về Ban giảm nghèo xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)