Các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 51 - 107)

6. Bố cục của luận văn

2.6. Các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo

2.6.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về XĐGN

Để nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức và ngƣời dân về trách nhiệm vƣợt nghèo vƣơn lên làm giàu, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện và các đoàn thể, các hội nhƣ HLHPN, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... từ huyện đến cơ sở chức các hoạt động tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về XĐGN; Tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tăng cƣờng thông tin hai chiều về thực hiện chƣơng trình XĐGN từ xóm- xã- đến huyện và ngƣợc lại; Tổ chức các nhóm tự nguyện giúp ngƣời nghèo vƣợt nghèo, nhƣ: nhóm tƣơng trợ vƣợt nghèo, nhóm tự quản sử dụng nƣớc sạch, nhóm hợp tác ngƣời nghèo… để tự giúp nhau vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Tổ chức các lớp tập huấn tại trung tâm học tập cộng đồng để tập huấn KHKT cho ngƣời nghèo, hộ nghèo.

2.6.2. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập

Thực hiện các dự án khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngƣ và xây dựng mô hình điểm: Do phòng Nông nghiệp & PTNN thực hiện, nhằm hỗ trợ ngƣời nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật về sản xuất huyện đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho ngƣời nghèo vay vốn để tăng gia sản xuất, thƣc hiện nghiêm túc chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo. Ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tự vƣợt nghèo. Tăng cƣờng, khuyến khích cho lao động đi lao động hợp tác tại các nƣớc đƣợc vay vốn.

Chính sách trợ cƣớc trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho hộ nghèo và nhân dân các xã thuộc khu vực III ; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn và các xã nghèo. Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình dự án đối với hộ nghèo. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống, phát triển sản xuất và đời sống nhân dân nhƣ: Thủy lợi nhỏ, trƣờng học, trạm y tế, đƣờng dân sinh, điện, nƣớc sinh hoạt, chợ...; Các dự án hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề truyền thống: Dự án Định canh định cƣ; Các dự án về đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, hƣớng dẫn kinh nghiệm làm ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ; Nhân rộng các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn giúp dân chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi có hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch đầu tƣ và phát triển kinh tế xã hội; Thu hút các nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng của tỉnh phục vụ cho công tác xóa đói giảm nghèo.

Đối với Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ về phát triển kinh tế xã hội các ngành kinh tế trọng yếu thông qua các chƣơng trình, dự án cụ thể

Chƣơng trình Dự án 120 gồm các dự án: Đầu tƣ cho dự án tiểu thủ công nghiệp; Dự án trồng chè; Dự trồng cây ăn quả; Dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản: Dự án phát triển kinh tế hộ giâ đình...Thông qua chƣơng trình Dự án tổ chức khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao KHKT sản xuất, giống mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Xây dựng phƣơng án hỗ trợ ngƣời nghèo phát triển sản xuất để thoát nghèo.

Chƣơng trình 135 giai đoạn I, II: Do cơ sở hạ tầng còn kém nên nguồn kinh phí chủ yếu sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: Đƣờng, Điện; Trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

,Trạm y tế, Khai hoang sản xuất, Nƣớc sạch ...

Chƣơng trình Định canh Định cƣ: Mục tiêu giúp nhân dân vùng sâu, vùng xa làm kinh tế: Khai hoang đất trồng lúa, trồng chè, trồng cây lâm nghiệp bảo vệ rừng. Hàng năm Nhà nƣớc đầu tƣ hàng tỷ đồng tạo đƣợc nhiều vùng Định canh Định cƣ mới giúp bà con vùng sâu, vùng xa có cuộc sống ổn định góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Từ năm 2002- 2005 Nhà nƣớc đầu tƣ cho các xã Bảo Linh, Quy Kỳ, Linh Thông để thực hiện chƣơng trình.

Chƣơng trình 661: Mục tiêu xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn , sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ đất lâm nghiệp, Dự án thực hiện trong 10 xã: Linh Thông, Tân thịnh, Lam Vỹ, Phúc Chu, Tân Dƣơng, Phƣợng Tiến, Kim Phƣợng, Kim Sơn, Bảo Linh.

2.6.3.Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Chính sách hỗ trợ Y tế cho ngƣời nghèo, nhằm hỗ trợ cho ngƣời nghèo đƣợc tiếp cận dịch vụ y tế, đảm bảo 100% số ngƣời nghèo đƣợc khám chữa bệnh miễn phí. Hỗ trợ ngƣời nghèo về nhà ở tiếp tục thực hiện Đề án xoá nhà dột nát cho hộ nghèo theo chuẩn cũ (Ngoài CT 134). Tiếp tục thực hiện chính sách theo Quyết định số 134/CP về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và triển khai thực hiện các dự án nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng: Nhằm thực hiện phục vụ nhân dân ở các khu vực vùng sâu vùng xã có nƣớc sạch phục vụ cho đời sống, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng; Chính sách an sinh xã hội: Nhằm trợ giúp cho các đối tƣợng yếu thế để họ tự vƣơn lên, thoát nghèo hoà nhập với cộng đồng.

Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia Dân số- Gia đình và Trẻ em đến năm 2005: Tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tập trung vào vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều hộ nghèo. Nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, giảm tỷ lệ sinh bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quân hàng năm 0,4%o, đạt tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005 không quá 1,16%. Chính sách tín dụng ƣu đãi (Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo): Đảm bảo cho vay đúng đối tƣợng, đúng dự án; Duy trì nguồn vốn,thu nợ nguồn vốn đến hạn để tái đầu tƣ đảm bảo cho hộ nghèo có đủ vốn sản xuất, kinh doanh.

2.6.4. Huy động nguồn lực

Một trong những giải pháp quan trọng để chƣơng trình thực hiện có hiệu quả chính là giải pháp huy động nguồn lực. Vì không có nguồn lực thì các chỉ tiêu đƣa ra đều khó có khả năng thực hiện. Vì vậy, Huyện tiếp tục đề ra những giải pháp huy động vốn của Trung ƣơng, địa phƣơng, các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nƣớc, tổ chức lồng ghép với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Chƣơng trình 135, chƣơng trình 134

Trong những năm qua các dự án thuộc Chƣơng trình 135 ở huyện gồm: Dự án cơ sở hạ tầng; Dự án xây dựng trung tâm cụm xã; Dự án quy hoạch, sắp xếp lại dân cƣ ở những nơi cần thiết; Dự án ổn định và phát triển nông - lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm; Dự án đào tạo cán bộ, các chƣơng trình lồng ghép huy động giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Tổng số vốn của các chƣơng trình giai đoạn 2001- 2005 là: 123.734,72 triêu đồng (Bình quân mỗi xã được đầu tư 500 triệu đồng/năm; năm 2000 huyện có 5 xã được hưởng CT 135; năm 2001 được bổ xung thêm 13 xã; tháng 10/2003 được bổ xung thêm 5 xã, tổng cộng là: 23 xã; Toàn bộ 24/24 xã, TT được công nhận là xã ATK)[53,tr.5]; Giai doạn 2006- 2010 tổng nguồn vốn huy động là 364.138,2 triệu đồng. Trong đó, vốn đù tƣ thuộc chƣơng trình 135 giai đoạn II(2006- 2010) là: 123.213 triệu đồng[57, tr.4]. Ngoài những nguồn vốn đƣợc cấp theo chƣơng trình, thông qua MTTQ và các đoàn thể vận động quỹ “ vì người nghèo”, “Mái ấm tình thương”... đã nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của toàn thể cán bộ, nhân viên ở các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và toàn thể nhân dân. Đặc biệt là các nhà doanh nghiêp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nƣớc.

2.6.5.Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo

Công tác đánh giá, giám sát việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo đƣợc cấp tỉnh, Huyện uỷ, HĐND huyện quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ; để lấy căn cứ cho việc thực hiện so sánh công tác giảm nghèo của năm sau so với năm trƣớc; hàng năm UBND huyện đều có kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn. Ban hành văn bản để chỉ đạo và hƣớng dẫn cách thức tiến hành giám sát, đánh giá chƣơng trình giảm nghèo cho cấp cơ sở theo bộ khung đánh giá, giám sát theo tiêu chí của quốc gia; coi một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chƣơng trình công tác năm là quá trình triển khai công tác giảm nghèo tại địa phƣơng.

Thƣờng xuyên chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể của huyện phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác giảm nghèo, bảo đảm mỗi cơ quan, đơn vị là một yếu tố quan trọng góp phần để huyện thực hiện tốt nội dung công tác giảm nghèo. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thành lập đoàn giám sát đi kiểm tra, đánh giá về kết quả, mức độ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại một số xã, thị trấn; kịp thời phát hiện và điều chỉnh những khó khăn vƣớng mắc, nảy sinh trong khi triển khai nhiệm vụ công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở.

2.7. Các chƣơng trình, dự án xóa dói giảm nghèo ở huyện Định Hóa

2.7.1. Tạo cơ hội để người nghèo phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo

Để hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững , vấn đề cơ bản là phải tạo cho họ có điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. Nhận thức rõ điều đó, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi và các dự án về kinh tế - xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.7.1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo

Đây là chính sách nhằm cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm. Trƣớc hết ƣu tiên cho những chủ hộ là phụ nữ, hộ có ngƣời khuyết tật, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo thuộc diện chính sách, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, làm nhà ở, mua sắm máy móc phục vụ cho sản xuất...Ngân hàng chính sách xã hội huyện có nhiệm vụ cung cấp tín dụng ƣu đãi chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các hộ nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện nhanh chóng phù hợp với ngƣời nghèo. Phƣơng thức cho vay rất linh hoạt chủ yếu là tín chấp thông qua nhóm tín dụng- tiết kiệm hoặc các nhóm tƣơng trợ, tự nguyện của ngƣời nghèo, các doàn thể xã hội nhƣ Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.... Tùy từng vùng, từng dự án có thể cung cấp vốn vay bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Tổng nguồn vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện trong 5 năm(2001- 2005) cho vay là: 31.858 triệu đồng, với 7.879 lƣợt hộ đƣợc vay. Trong đó gồm các nguồn chủ yếu: Nguồn vốn vay giải quyết việc làm theo dự án 120 đến cuối năm 2005 là 3.069,7 triệu đồng, với số hộ đƣợc vay là 549 hộ; bình quân 5,5 triệu đồng/ hộ; giải quyết việc làm cho 1.463 lao động; Nguồn tín dụng quay vòng XĐGN của Cộng hoà liên bang Đức tài trợ (KFW) là 2.146 Triệu đồng, cho 04 xã vùng dự án với 684 hộ đƣợc vay, bình quân 3 triệu đồng/ hộ.

Từ 2006 đến 30/9/2010 tổng nguồn vốn cho vay là 210.330 triệu đồng, với 22.640 lƣợt hộ đƣợc vay để đầu tƣ vào mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh và chăm lo đời sống, cụ thể: Cho vay vốn hộ nghèo là 105.341 triệu đồng với 13.015 lƣợt hộ đƣợc vay; vốn cho học sinh - sinh viên vay là 25.855 triệu đồng cho 2.168 lƣợt ngƣời đƣợc vay; vay giải quyết việc làm 8.243 triệu đồng cho 605 lƣợt hộ đƣợc vay; vay xuất khẩu lao động là 1.786 triệu đồng cho 101 ngƣời đƣợc vay; vay dự án nƣớc sạch là 5.760 triệu đồng cho 1.436 hộ vay, cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là 1.610 triệu đồng cho 329 hộ đƣợc vay; cho 2.017 hộ nghèo vay làm nhà ở với số tiền là 16.136 triệu đồng ; vay thƣơng nhân 2.806 triệu đồng với 96 hộ đƣợc vay; vay ủy thác đầu tƣ 500 triệu cho 100 hộ đƣợc vay. Nguồn tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng xóa đói giảm nghèo (KFW) của CHLB Đức đã cho 2.264 lƣợt hộ nghèo tại 06 xã trên địa bàn huyện đƣợc vay với số vốn quay vòng 3.848 triệu đồng (hiện dự án KFW đã rút hết vốn ngày 30/6/2010).

Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm, Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững đồng thời thông qua tổ nhóm giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của các hộ gia đình, hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả.

Qua đó có thể khảng định, công tác quản lý đối tƣợng của chƣơng trình giảm nghèo của huyện đƣợc thực hiện tốt, UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo thụ hƣởng mọi ƣu đãi, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc dành cho họ; đảm bảo mọi quyền lợi liên quan đến hộ nghèo phải đƣợc thực hiện tốt, thƣờng xuyên duy trì chế độ thông tin hai chiều, từ phía UBND các xã, thị trấn và qua sự phản ánh của chính bản thân ngƣời nghèo, mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tƣợng thụ hƣởng chính sách, tránh gây phiền hà, bỏ sót quyền lợi cho ngƣời nghèo.

2.7.1.2. Dự án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo DTTS

Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của tỉnh, UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo, triển khai, hƣớng dẫn UBND các xã, thị trấn tổ chức điều tra, bình xét lựa chọn đối tƣợng thụ hƣởng chính sách để xây dựng đề án. Căn cứ vào kết quả bình xét, lựa chọn đối tƣợng thụ hƣởng chính sách từ cơ sở, UBND huyện đã xây dựng Đề án số 219/DA-UBND ngày 11/4/2005 về Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sồng khó khăn trên địa bàn huyện. Theo Đề án đó có 854 hộ đề nghị hỗ trợ làm nhà ở, 838 hộ đề nghị hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán, 77 hộ đề nghị hỗ trợ đất ở, 773 hộ đề nghị hỗ trợ đất sản xuất, và 47 công trình nƣớc sinh hoạt tập trung đề nghị xây dựng

Sau khi có Quyết định phê duyệt Đề án của UBND tỉnh (QĐ số 922/QĐ- UB ngày 24/5/2005), UBND huyện đã báo cáo Ban Thƣờng vụ Huyện uỷ xin ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiến chỉ đạo và mở Hội nghị triển khai, tổ chức thực hiện. Việc thực hiện đã đƣợc phân kỳ theo từng năm phù hợp với nguồn vốn phân bổ. Việc tổ chức bình xét, lựa chọn đối tƣợng ƣu tiên đầu tƣ đƣợc thực hiện dân chủ công khai ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 51 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)