6. Bố cục của luận văn
2.6.4. Huy động nguồn lực
Một trong những giải pháp quan trọng để chƣơng trình thực hiện có hiệu quả chính là giải pháp huy động nguồn lực. Vì không có nguồn lực thì các chỉ tiêu đƣa ra đều khó có khả năng thực hiện. Vì vậy, Huyện tiếp tục đề ra những giải pháp huy động vốn của Trung ƣơng, địa phƣơng, các đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nƣớc, tổ chức lồng ghép với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Chƣơng trình 135, chƣơng trình 134
Trong những năm qua các dự án thuộc Chƣơng trình 135 ở huyện gồm: Dự án cơ sở hạ tầng; Dự án xây dựng trung tâm cụm xã; Dự án quy hoạch, sắp xếp lại dân cƣ ở những nơi cần thiết; Dự án ổn định và phát triển nông - lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm; Dự án đào tạo cán bộ, các chƣơng trình lồng ghép huy động giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Tổng số vốn của các chƣơng trình giai đoạn 2001- 2005 là: 123.734,72 triêu đồng (Bình quân mỗi xã được đầu tư 500 triệu đồng/năm; năm 2000 huyện có 5 xã được hưởng CT 135; năm 2001 được bổ xung thêm 13 xã; tháng 10/2003 được bổ xung thêm 5 xã, tổng cộng là: 23 xã; Toàn bộ 24/24 xã, TT được công nhận là xã ATK)[53,tr.5]; Giai doạn 2006- 2010 tổng nguồn vốn huy động là 364.138,2 triệu đồng. Trong đó, vốn đù tƣ thuộc chƣơng trình 135 giai đoạn II(2006- 2010) là: 123.213 triệu đồng[57, tr.4]. Ngoài những nguồn vốn đƣợc cấp theo chƣơng trình, thông qua MTTQ và các đoàn thể vận động quỹ “ vì người nghèo”, “Mái ấm tình thương”... đã nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của toàn thể cán bộ, nhân viên ở các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và toàn thể nhân dân. Đặc biệt là các nhà doanh nghiêp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nƣớc.
2.6.5.Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo
Công tác đánh giá, giám sát việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo đƣợc cấp tỉnh, Huyện uỷ, HĐND huyện quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ; để lấy căn cứ cho việc thực hiện so sánh công tác giảm nghèo của năm sau so với năm trƣớc; hàng năm UBND huyện đều có kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn. Ban hành văn bản để chỉ đạo và hƣớng dẫn cách thức tiến hành giám sát, đánh giá chƣơng trình giảm nghèo cho cấp cơ sở theo bộ khung đánh giá, giám sát theo tiêu chí của quốc gia; coi một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chƣơng trình công tác năm là quá trình triển khai công tác giảm nghèo tại địa phƣơng.
Thƣờng xuyên chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể của huyện phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác giảm nghèo, bảo đảm mỗi cơ quan, đơn vị là một yếu tố quan trọng góp phần để huyện thực hiện tốt nội dung công tác giảm nghèo. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thành lập đoàn giám sát đi kiểm tra, đánh giá về kết quả, mức độ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại một số xã, thị trấn; kịp thời phát hiện và điều chỉnh những khó khăn vƣớng mắc, nảy sinh trong khi triển khai nhiệm vụ công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở.