Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 39 - 107)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1. Nguyên nhân

Qua khảo sát, nghiên cứu cụ thể các xã nghèo, hộ nghèo, ngƣời nghèo phân tích thực trạng đói nghèo của huyện Định Hóa thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhƣng tựu chung lại gồm mấy nguyên nhân sau đây:

* Nguyên nhân khách quan

Đất canh tác ít, đất sản xuất không nhiều chủ yếu đất rừng và núi đá, canh tác khó dẫn đến năng suất thấp, ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời dân. Đặc biệt đối với những ngƣời nông dân đất đai là tƣ liệu sản xuất chính, việc tích luỹ tái sản xuất mở rộng bị hạn chế. Vì vậy, tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn cao hơn thị trấn tập trung củ yếu ở các xã vùng sâu, vùng cao nhƣ Bảo Linh, Linh Thông, Tân Thịnh...

Đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh… ảnh hƣởng đến mùa màng. Vị trí địa lý ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh các cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng hoặc có nhƣng chất lƣợng kém và nhỏ bé. Do điều kiện địa lý họ bị bó buộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong không gian mà ở đó mọi thứ đều kém phát triển, hạn chế tầm hiểu biết và nhận thức về tiến bộ xã hội, những thành tựu khoa học... một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Nguyên nhân về mặt tự nhiên này cho thấy rõ nguyên nhân đói nghèo ở nông thôn cao hơn thị trấn. Vì vậy, lao động trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất phi nông nghiệp không thuận lợi vì họ bị rơi vào thế cô lập với bên ngoài khó tiếp cận đƣợc với các nguồn lực phát triển nhƣ tín dụng, khoa học công nghệ…

Nguyên nhân khách quan về mặt xã hội: Định Hóa nói riêng và cả nƣớc nói chung trong suốt chiều dài lịch sử cùng với quá trình dựng nƣớc là quá trình giữ nƣớc, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Do vậy, trong suốt thời gian hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc nhân dân Định Hóa đóng góp sức ngƣời sức của cho cuộc kháng chiến. Trong 9 năm kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lƣợc, nhân dân Định Hóa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn lãnh tụ và các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đồng thời luôn thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng hậu phƣơng vững chắc phục vụ kháng chiến nhƣ: tổ chức xây dựng lực lƣợng dân quân du kích, bộ đội địa phƣơng, huy động lực lƣợng dân công, bộ đội chủ lực, hƣởng ứng và tích cực tham gia các phong trào thi đua tăng gia sản xuất, đóng góp nhiều sức ngƣời sức của chi viện cho các mặt trận đã có hàng nghìn thanh niên con em địa phƣơng tình nguyện tham gia bộ đội chủ lực, hàng vạn lƣợt ngƣời đi dân công. Trong phong trào "Hũ gạo nuôi quân" "Mùa đông binh sĩ", Định Hoá đã góp đƣợc trên 60 tấn gạo, 300 tấn thóc, 30 tấn thực phẩm và đã trực tiếp đƣa ra trận tuyến. Trong phong trào "đỡ đầu địa phƣơng quân" Định Hoá đã đóng góp đƣợc 52 mẫu ruộng 10 con trâu để các đơn vị tăng gia sản xuất, 380.000 đồng để mua sắm vũ khí v.v... Chỉ riêng năm 1953 đã có 5.951 lƣợt ngƣời đƣợc huy động phục vụ tại địa phƣơng và đi dân công hoả tuyến lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣờng ra mặt trận, trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ huyện Định Hoá đã có 675 cán bộ chiến sĩ là con em các dân tộc Định Hoá trực tiếp tham gia chiến đấu, ngoài ra còn cung cấp cho mặt trận 36 tấn lƣơng thực, 20 tấn thịt trâu, bò, lợn v.v..

Những đóng góp của quân và dân Định Hoá trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp so với cả nƣớc là nhỏ bé, nhƣng trong điều kiện của một huyện miền núi, dân cƣ thƣa thớt, kinh tế tự túc, tự cấp thì mới thấy đƣợc những đóng góp, hy sinh quả là to lớn cả về sức ngƣời, sức của góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc nhân dân Định Hóa cũng đóng góp nhiều sức ngƣời sức của cùng với đồng bào cà nƣớc đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Do chiến tranh nên không điều kiện để phát triển kinh tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.

Một nguyên nhân rất cơ bản là cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, các cơ sở vật chất khác hết sức thấp kém, gây cản trở cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở nông thôn, các vùng dân tộc còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu cả trong sản xuất và trong cuộc sống, kém hiểu biết gây cản trở, khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo. Các vấn đề y tế, giáo dục phát triển chậm, trật tự an ninh không đảm bảo, các tệ nạn xã hội có xu hƣớng gia tăng dẫn đến bệnh tật, làm cho ngƣời nghèo rơi vào cảnh túng quấn, nợ nần. Nguyên nhân này cho thấy rõ hơn vì sao nghèo đói ở nông thôn, miền núi cao hơn rất nhiều so với thành thị và công tác xoá đói giảm nghèo tiến hành khó không có hiệu quả, không bền vững.

* Nguyên nhân chủ quan

Ngƣời lao động không có kinh nghiệm làm ăn, sản xuất, do trình độ học vấn thấp kém và không tự nâng cao trình độ của bản thân, việc làm chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với tình trạng việc làm không ổn định; không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biết làm ăn kinh doanh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, không có năng lực hiểu biết về thị trƣờng. Không năng động giải quyết việc làm, lƣời lao động. Do vậy, mức thu nhập của họ hầu nhƣ chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng tối thiểu và họ không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tƣơng lai để thoát nghèo. Để giúp những ngƣời này thoát nghèo cần có chính sách đào tạo, hƣớng dẫn làm ăn một cách trực tiếp cụ thể… nhƣ vậy họ mới tự đầu tƣ sản xuất giúp họ thoát nghèo.

Ngƣời nghèo thƣờng thiếu nguồn lực, họ rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất có xu hƣớng gia tăng hơn nữa các hộ gia đình vẫn sản xuất theo phƣơng thức tự cung tự cấp nên năng suất thấp, giá trị không cao. Ngƣời nghèo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nhƣ khuyến nông, phòng dịch bệnh, giống mới, thị trƣờn, khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất, đƣa công nghệ, thay đổi giống chất lƣợng cao.

Một trong những nguyên nhân của đói nghèo là do hộ nghèo thƣờng đông con, sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, bố mẹ không đủ khả năng làm kinh tế vì vậy họ không có điều kiện cho con cái học tập, tiếp cận tiến bộ xã hội. Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao vì họ không có kiến thức cũng nhƣ điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản, biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Do đông con nên thiếu nguồn lực về lao động, số con còn nhỏ nên tình trạng ngƣời làm thì ít, ngƣời ăn thì nhiều. Thiếu lao động nên nguồn thu nhập không đáp ứng đƣợc những nhu cầu hàng ngày của số nhân khẩu trong gia đình nên họ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói.

Ốm đau bệnh tật, hỏa hoạn, bị rủi ro …cũng dẫn tới đói nghèo có thể xảy ra trong làm kinh tế, trong đời sống xã hội, gánh nặng chi phí, bảo vệ sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoẻ đối với ngƣời nghèo cũng là cái bẫy đẩy họ vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Họ phải chịu hai gánh nặng, một là mất đi nguồn thu nhập, hai là chi phí thuốc thang chữa bệnh cho ngƣời ốm. Đối với những hộ nghèo, vấn đề bệnh tật, tai nạn luôn là những vấn đề lớn bởi chi phí chữa bệnh rất cao có những gia đình phải bán tài sản, vay mƣợn để chữa trị. Sau khi qua khỏi tai nạn bệnh tật… thì sức khoẻ yếu hơn ảnh hƣởng đến thu nhập và chi tiêu của ngƣời nghèo do mất đi nguồn lao động và chi trả chi phí cho việc chữa chạy. Các đột biến về chi phí chữa bệnh dẫn đến ngƣời nghèo rơi vào tình trạng túng quẫn.

Nguyên nhân do chính sách của địa phƣơng, Nhà nƣớc: Những hạn chế của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách ảnh hƣởng khá mạnh mẽ đến tình trạng đói nghèo trong cả nƣớc nói chung, trong các địa phƣơng nói riêng. Chính sách cải cách nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tự do hoá thƣơng mại tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên để đáp ứng với môi trƣờng ấy thì đòi hỏi cả ngƣời cán bộ và công nhân một trình độ ngày càng cao. Do đó tỉ lệ ngƣời nghèo thất nghiệp càng lớn do họ không có trình độ vì vậy họ càng nghèo hơn. Chính sách phát triển kinh tế vĩ mô không chú ý đúng mức đến vấn đề công bằng trong tăng trƣởng. Các chính sách chƣa phù hợp, không đồng bộ. Việc triển khai thực hiện chƣơng trình còn yếu kém.

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là một mục tiêu chung mang tính chất lâu dài. Bất kể đâu, khu vực nào đều tồn tại đói nghèo nhƣng ở mức độ khác nhau. Tác động đến công tác xóa đói giảm nghèo gồm một số nhân tố cơ bản sau:

Một là cơ chế, chính sách và sự lãnh đạo của Chính phủ, địa phƣơng Việc ban hành một số chính sách, cơ chế của Nhà nƣớc và địa phƣơng tác động khá lớn đến vấn đề xóa đói giảm nghèo. Thiết lập cơ chế quản lý đúng đắn tạo điều kiện cho công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cao nhất. Chính sách phù hợp và tiến hành đồng bộ thì khuyến khích mạnh sự chủ động, tự vƣơn lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của ngƣời nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo …Việc quản lý chƣơng trình đƣợc tổ chức từ trung ƣơng đến địa phƣơng đến các xã, thôn bản nhằm tạo sự quan tâm sát sao đối với ngƣời nghèo. Mở rộng và tạo điều kiện thông thoáng trong việc vay vốn tín dụng để có vốn làm ăn sản xuất kinh doanh, cần tăng nguồn vốn bằng việc kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.

Hai là các cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo

Đảng và Nhà nƣớc đƣa ra những chủ trƣơng chính sách là ở tầm vĩ mô còn việc tiến hành, thực hiện lại phụ thuộc vào các địa phƣơng, mà việc đó phụ thuộc lớn vào các cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. Các cán bộ nếu đƣợc đào tạo đầy đủ, có khả năng chuyên môn giỏi và kinh nghiệm thực tiễn sẽ dễ dàng tiếp xúc với ngƣời dân để tuyên truyền, đƣa các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến từng gia đình giúp họ nắm bắt kịp thời. Thực tế hiện nay cho thấy, số cán bộ đƣợc đào tạo làm việc chuyên môn về công tác xoá đói giảm nghèo còn ít, chủ yếu là đảm nhiệm thêm. Do vậy những chính sách chủ trƣơng của Nhà nƣớc vẫn chƣa đƣợc phổ biến cụ thể sâu sát đến ngƣời nghèo.

Ba là bản thân ngƣời nghèo

Sự cố gắng vƣơn lên của chính ngƣời nghèo, hộ nghèo là nhân tố tạo nên sự thành công hay thất bại của chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Nhƣng bản thân họ lại là những cản trở việc thoát nghèo vì: Bản thân họ không tự nâng cao trình độ dân trí, không ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, không năng động giải quyết việc làm, lƣời lao động, một số cờ bạc rƣợu chè. Tƣ tƣởng ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp, hỗ trợ của Nhà nƣớc. Do chƣa nhận thức đƣợc vai trò của các dự án, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo nên nhiều ngƣời nghèo, hộ nghèo còn từ chối sự giúp đỡ, đầu tƣ của chƣơng trình. Tƣ tƣởng lạc hậu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Sinh nhiều con, trọng nam khinh nữ. Các hộ nghèo thƣờng dễ bị tổn thƣơng, bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động thƣờng xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4. Mục tiêu cuả Công cuộc XĐGN giai đoạn 2001- 2010

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng đói nghèo và các nguyên nhân, yếu tố ảnh hƣởng dẫn đến đói nghèo. Căn cứ vào các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và của tỉnh về chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, các nguồn lực đầu tƣ cho xóa đói giảm nghèo nguồn và lực thực tế của địa phƣơng Huyện đã đề ra mục tiêu đó là:

2.4.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của chƣơng trình XĐGN ở huyện Định Hóa là phấn đấu đến năm 2010, giải quyết cơ bản về ăn, ở, nƣớc sinh hoạt, điện. đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, thông tin liên lạc cho các xã đặc biệt khó khăn, ngƣời nghèo, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

Xóa đói giảm nghèo phải đảm bảo bền vững chống tái nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các xã vùng thấp với các xã vùng sâu, vùng cao, giữa các hộ giàu và hộ nghèo.

Tập trung huy động các nguồn lực của Trung ƣơng, tỉnh, huyện, cộng đồng và các tổ chức cá nhân đã phát huy các tiềm năng, lợi thế để thực hiện XĐGN, ƣu tiên nguồn lực cho vùng khó khăn nhất, các hộ nghèo đặc biệt là hộ nghèo thuộc diện chính sách.

2.4.2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2001- 2005: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Định Hóa lần thứ XX đã đề ra: “ Tốc độ tăng trưởng 12,3%/ năm, thu nhập đầu người bình quân đạt 3.600.000/người/năm(tương đương 227USD), về công tác xóa đói giảm nghèo phấn đấu đến năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện xuống còn 15%; Mỗi năm giảm từ 2% trở lên(mỗi năm giảm từ 350- 400 hộ). Trước mắt năm 2001- 2002 xóa hộ nghèo thuộc diện chính sách, phấn đấu đến năm 2005 không còn hộ đói”.[52, tr.5]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giai đoạn 2006- 2010:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Định Hoá khoá XXI, Chƣơng trình giàm nghèo giai đoạn 206- 2010 đã đề ra mục tiêu cụ thể “Tốc độ tăng trương GDP hàng năm bình quân là 12% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 6,5 triệu đồng/người/năm(tương đương 400USD) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 4%(tương đương từ 800 hộ).Tỷ lệ hộ nghèo từ 41,63% trên địa bàn huyện giảm xuống còn dưới 20%; Người nghèo, nhân dân các xã CT 135 được khám chữa bệnh miễn phí theo QĐ 139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Học sinh nghèo được miễn giảm học phí theo quy định (100%); Xoá hết hộ nghèo diện chính sách Người có công (107 hộ); Xoá cơ bản nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; Cán bộ làm công tác XĐGN cấp huyện, xã, thôn, bản được tập huấn nâng cao năng lực làm công tác XĐGN 2.775 lượt người trở lên; Giải quyết việc làm cho 1.600 lao động /1năm trở lên”.[56, tr.8]

2.5. Tổ chức thực hiện

2.5.1. Kế hoạch hóa việc thực hiện chương trình

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và các chỉ thị, nghị Quyết

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 (Trang 39 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)