Báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu trương thị thoại .hoàn thiện công tác kế toán tập chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần hồng phúc (1) (Trang 93 - 96)

5. Kết cấu của chuyên đề

3.3.4. Báo cáo kế toán

Trong kinh doanh theo cơ chế thị trường, để thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có những quyết định tài chính đúng đắn. Vấn đề này chỉ có thể thực hiện được khi nhà quản lý có đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết. Do đó, hệ thống kế toán phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. Hệ thống báo cáo kế toán trong công ty đã ban đầu được lập và phản ánh trung thực, hợp lý tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên, hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong công ty vẫn chưa được chú trọng. Kế toán quản trị trước hết phải xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ công ty để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý (Chức năng lập kế hoạch, chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định).

- Đối với chức năng lập kế hoạch : Kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính dự báo.

- Đối với chức năng kiểm tra: Kế toán quản trị phải cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp.

- Đối với chức năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này. Phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác

nhau, nên mức độ xử lý chứng từ có khác nhau.

Công ty cần xây dựng hệ thống Báo cáo kế toán quản trị xuất phát từ yêu cầu quản trị, bao gồm: Báo cáo về vốn bằng tiền; Báo cáo về công nợ ; Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất; Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả theo từng bộ phận. Hệ thống Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí, báo cáo bộ phận để phân tích đánh giá kết quả của từng bộ phận sản xuất, để đưa ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn.

Báo cáo về vốn bằng tiền : tiền mặt tại quỹ theo từng loại tiền, tiền gửi theo từng TK ngân hàng theo từng loại tiền (VNĐ, ngoại tệ các loại)

Báo cáo về công nợ : Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân loại theo kỳ hạn thanh toán (trong hạn thanh toán, quá hạn thanh toán.v.v…)

Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất : báo cáo chi phí theo từng nội dung kinh tế, báo cáo chi phí theo từng bộ phận, báo cáo giá thành thực tế theo đối tượng tính giá thành theo khoản mục (nếu lập giá thành kế hoạch theo khoản mục ), theo yếu tố (nếu lập giá thành kế hoạch theo yếu tố ). Ngoài việc tính giá thành thực tế, còn có thể cần phải tính giá thành thực tế kết hợp với dự toán để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc định giá bán sản phẩm hoặc ký hợp đồng sản xuất, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này các báo cáo giá thành được thể hiện bằng phiếu tính giá thành. Phiếu tính giá thành được thiết kế trên cơ sở phương pháp tính giá thành đã lựa chọn.

Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả theo từng bộ phận. Tuỳ theo từng cấp quản lý mà thiết kế nội dung báo cáo cho thích hợp với sự phân cấp trong trách nhiệm quản lý cho bộ phận đó. Ví dụ : Với từng tổ sản xuất thì trách nhiệm quản lý là các chi phí trực tiếp sản xuất, với phân xưởng sản xuất thì trách nhiệm quản lý là chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí chung ở phân xưởng sản xuất, đối với từng loại sản phẩm, loại hoạt động trong doanh nghiệp thì trách nhiệm quản lý là chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, loại hoạt động đó v.v…

Báo cáo chi phí sản xuất theo phân xưởng để khái quát tất cả các khoản chi phí sản xuất tại phân xưởng và kết quả hoàn thành nhằm cung cấp thông tin cho

nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đưa ra các quyết định điều hành tại phân xưởng. Tuỳ theo từng cấp quản lý mà thiết kế nội dung báo cáo cho thích hợp với sự phân cấp trong trách nhiệm quản lý cho bộ phận đó. Ví dụ : Với từng tổ sản xuất thì trách nhiệm quản lý là các chi phí trực tiếp sản xuất, với phân xưởng sản xuất thì trách nhiệm quản lý là chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí chung ở phân xưởng sản xuất, đối với từng loại sản phẩm, loại hoạt động trong doanh nghiệp thì trách nhiệm quản lý là chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, loại hoạt động đó v.v…

Báo cáo bộ phận chủ yếu được xây dựng theo cách phân chia chi phí thành biến phí và định phí. Báo cáo bộ phận nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả của các bộ phận từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, giữ nguyên qui mô hoạt động, thu hẹp hay chấm dứt hoạt động của từng bộ phận.

Báo cáo bộ phận thường có mẫu như sau:

BÁO CÁO BỘ PHẬN

Chỉ tiêu Tổng số Chi tiết

Đá Granit Đá Hạt 1. Doanh thu tiêu thụ

2. Chi phí khả biến

a.Chi phí khả biến sản xuất b.Chi phí khả biến ngoài sản xuất 3. Số dư đảm phí ( 3=2-1) 4. Định phí bộ phận 5. Số dư bộ phận (lợi nhuận bộ phận) 6. Định phí chung 7. Lợi nhuận

Đồng thời với việc lập các báo cáo như trên, công ty cũng cần lập dự toán để làm căn cứ để phân tích giữa kết quả thực hiện so với các mục tiêu đã xây dựng từ đó có các thông tin đánh giá tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn tài chính của công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra

bình thường. Hệ thống dự toán sẽ được xây dựng căn cứ vào nội dung kinh tế của dự toán, bao gồm: dự toán về khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, dự toán về khối lượng sản phẩm, dự toán về các khoản chi phí, dự toán về tình hình cân đối thu chi, dự toán về hệ thống BCTC.

Một phần của tài liệu trương thị thoại .hoàn thiện công tác kế toán tập chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần hồng phúc (1) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w