5. Kết cấu của chuyên đề
3.3.2. Tài khoản kế toán
Mở chi tiết các TK 621, 622, 627 cho từng sản phẩm , cụ thể như sau: TK 6211-Phản ánh chi phí NVL trực tiếp đá Granite.
TK 6212- Phản ánh chi phí NVL trực tiếp đá hạt.
TK 6221-Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp đá Granite TK 6222- Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp đá Hạt. TK 6271.1- Phản ánh chi phí nhân công đá Granite. TK 6271.2- Phản ánh chi phí nhân công đá Hạt.
TK 6272.1-Phản ánh chi phí nguyên vật liệu đá Granite TK 6272.2-Phản ánh chi phí nguyên vật liệu đá Hạt
TK 6273.1-Phản ánh chi phí công cụ dụng cụ đá Granite TK 6273.2-Phản ánh chi phí công cụ dụng cụ đá Hạt TK 152- Nguyên liệu, vật liệu nên chi tiết thành: TK 1521 Nguyên liệu chính
TK 1522- Vật liệu phụ TK 1523- Phế liệu
Chi tiết như trên, kế toán sẽ theo dõi được lượng tồn kho và sự biến động của từng loại vật tư cũng như giúp ích cho việc lập các định mức và kế hoạch sử dụng vật tư.
Đồng thời, các TK phản ánh chi phí sản xuất là 622, 627 được mở chi tiết cho từng sản phẩm thì Sổ cái các TK ấy cũng được mở tương tự như trên. Qua đó, có thể thấy chi phí sản xuất ở mỗi phân xưởng sẽ được phản ánh một cách rõ ràng hơn, thuận tiện hơn cho việc tập hợp tính giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, kế toán công ty nên mở các TK chi tiết để phản ánh từng loại nguyên vật liệu và sử dụng TK 153 để phản ánh tình hình về công cụ dụng cụ. Việc sử dụng TK 153 và mở các TK chi tiết để phản ánh từng loại NVL sẽ giúp cho việc quản lý và theo dõi giá trị của từng loại xuất cho mỗi phân xưởng sủ dụng thuận tiện hơn. Hơn nữa thuận tiện cho việc lập bảng phân bổ NVL và CCDC phục vụ công tác tập hợp chi phí tính giá thành tốt hơn.