Công ty cổ phần dược phẩm Asean
Việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo là rất cần thiết nhằm nhìn thấy được mặt tích cực và tồn tại của công ty để từ đó có giải pháp đúng đắn.
Công ty cổ phần dược phẩm Asean đã sử dụng một số phương pháp như sau:
- Đánh giá dựa vào kết quả học tập (đối với cán bộ được cử đi học) sau mỗi khóa đào tạo, học tập.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc (đối với lao động bộ phận kinh doanh) qua việc hỏi ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp là người hiểu rõ về trình độ chuyên môn, hiệu quả thực hiện công việc của cấp dưới. Khi có thay đổi trong hành vi thực hiện công việc thì có những đánh giá chính xác …nhằm đưa ra kết luận chương trình đào tạo tác động như thế nào, xem phương pháp đó có phù hợp và hiệu quả hay không.
Đào tạo là hoạt động quan trọng nhằm giúp người lao động có được các kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết, từ đó mà phát huy được năng lực của người lao động, đáp ứng được với những thay đổi của công nghệ, giúp họ có điều kiện ổn định công việc, nâng cao địa vị kinh tế xã hội. Bên cạnh đó công ty có được nguồn nhân lực cao, tạo ra sức mạnh cốt lõi cho công ty.
Đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động của công ty:
Đào tạo tại nơi làm việc: các lao động có tay nghề vững, cán bộ kỹ thuật chuyên môn sẽ kèm cặp, chỉ bảo, hướng dẫn các lao động mới.
- Đào tạo nâng cao năng lực quản trị trong công ty:
Việc đào tạo cán bộ quản lý là rất quan trọng vì họ chính là người đưa ra những chiến lược cho sự phát triển của Công ty. Với cán bộ quản lý trẻ tuổi và có năng lực (có cam kết phục vụ lâu dài cho Công ty) được cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý.
Cử cán bộ phòng Tài chính kế toán tham gia các khóa đào tạo nhằm nắm bắt được các thay đổi về luật thuế và tài chính trong Nhà nước.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
1. Kết quả đạt được
Số lượng người lao động tham gia đào tạo tăng lên, năm 2008 có 60 người tham gia, năm 2009 có 80 người tham gia và năm 2010 là 90 người tham gia đào tạo. Điều này chứng tỏ ban lãnh đạo Công ty quan tâm đến vấn đề đào tạo và phát triển.
Kinh phí chi cho đào tạo và phát triển cũng tăng lên cụ thể năm 2010 tăng lên so với năm 2008 (năm 2008 là 120 triệu đồng, năm 2010 là 200 triệu đồng)
Số lao động được sử dụng sau đào tạo là đạt 100% số người được đào tạo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại sau:
- Công tác xác định nhu cầu đào tạo chưa khoa học và chưa đi sát với thực tế nhu cầu nhân viên cũng như của Công ty. Công tác nghiên cứu thị trường lao động để tuyển dụng từ bên ngoài còn hạn chế.
- Số lượng cán bộ quản lý có trình độ trên đại học còn hạn chế, số lượng cán bộ công nhân viên tự nguyện tham gia các khóa học đào tạo thạc sỹ ít.
- Đánh giá công tác đào tạo Công ty mới chỉ dừng lại ở việc xem xét kêt quả học tâp của học viên như bảng điểm, chứng chỉ văn bằng, báo cáo của người đi học và kết quả thi nâng bậc lương hàng năm của người lao động…
2. Một số nguyên nhân của những tồn tại trong công tác đào tạo và phát triên cán bộ, công nhân tại Công ty bộ, công nhân tại Công ty
- Trong quá trình lên kế hoạch đào tạo của Công ty, Phòng tổ chức nhân sự chưa hoàn thiện được chương trình, chỉ sử dụng các chương trình cũ.
- Lớp học được Công ty tổ chức với đội ngũ giáo viên có trình độ cao nhưng chủ yếu dừng lại ở việc giảng lý thuyết và thực hành thì vẫn thiếu dụng cụ, thiết bị để thực hành.
- Một số cán bộ công nhân viên chưa có ý thức về tầm quan trọng của việc tham gia các khóa học hoặc do chưa thu xếp được thời gian để tham gia khóa học.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG NHÂN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG NHÂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ASEAN
1. Phương hướng phát triển Công ty năm 20111.1. Mục tiêu phát triển Công ty 1.1. Mục tiêu phát triển Công ty
Mở rộng thị trường tiêu thụ trên cả nước qua các kênh phân phối là các nhà thuốc trên địa bàn các tỉnh thành lớn.
Bảng 19: Mục tiêu doanh số của công ty
Đvt: tỉ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
15.978 19.479 24.437
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
1.2. Chiến lược phát triển Công ty
“ Hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý - tiếp tục thực hiện các nhóm sản phẩm trọng điểm: thuốc tân dược,nhập khẩu thuốc biệt dược,…từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng ra các thị trường trong khu vực và trên thế giới”.
Công ty cổ phần dược phẩm Asean đã đề ra định hướng chiến lược phát triển tới năm 2014 với mục tiêu và 5 chiến lược rõ ràng.
A. Mục tiêu chiến lược:
- Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm (sản xuất và kinh doanh) giai đoạn 2010 – 2014 đạt 20%-30%
B. Các chiến lược:
B1. Chiến lược sản phẩm:
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế và doanh số cao, cắt bỏ những sản phẩm có hiệu quả thấp
- Đầu tư nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phục vụ chương trình dự án Quốc gia, Bảo hiểm và xuất khẩu.
- Tăng cường hợp tác các công ty trong và ngoài nước, các trường đại học và viện nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao, bán vào thị trường cao cấp.
B2. Chiến lược đầu tư:
- Xây dựng phòng trưng bày, phòng khám tại Hải Phòng và phòng phát triển sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đầu tư và xây dựng phân xưởng Đông dược đạt GMP- WHO theo đúng lộ trình của Bộ y tế về sản xuất Đông dược.
- Phát huy cơ hội liên doanh, liên kết với nước ngoài để khai thác tốt nhất các nguồn lực của công ty.
B3. Chiến lược bán hàng, marketing:
- Xây dựng và vận hành một cách có hiệu quả hệ thống phân phối thống nhất và chuyên nghiệp trong toàn quốc.
- Củng cố và phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Từng bước xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng vào khối bảo hiểm. Chủ động và tích cực mở rộng mạng lưới bán hàng toàn quốc để áp dụng hiệu quả chính sách chung về Marketing và bán hàng.
- Đầu tư nguồn lực và từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa công tác Marketing, nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu Công ty.
- Mở rộng thị trường nước ngoài, đặc biệt chú trọng xuất khẩu sang các nước: Lào, Campuchia …
B4. Chiến lược sản xuất:
- Đổi mới công tác điều hành, từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa trong việc phân phối hang hóa.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
- Khai thác tốt nhất các khả năng hiện có của Công ty
- Thực hiện cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ hàng hỏng, tránh lãng phí trong vận chuyển nhằm hạ giá thành sản phẩm.
B5. Chiến lược quản tri doanh nghiệp:
- Xây dựng và áp dụng thành công và có hiệu quả. Hệ thống quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp trong toàn công ty.
- Từng bước xây dựng hoàn thiện văn hóa công ty.
Bảng 20: Kế hoạch đào tạo và phát triển cán bộ,nhân viên của Công ty năm 2011
Đvt: người
Chỉ tiêu đào tạo Số
lượng Thời gian học Địa điểm học
Đào tạo trình dược
viên 30 Từ 04/2011 đến 06/2011
Công ty CP Dược phẩm Asean
Đào tạo nâng cao kỹ
năng quản lý 15 Từ 07/2011 đến 9/2011 ĐH kinh tế Quốc dân Đào tạo thạc sỹ và
tiến sỹ ngành dược 02 Từ 3/2011 đến 3/2013 ĐH Dược Hà Nội
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự )
1.3 Những lợi thế của doanh nghiệp.
Công ty CP Dược phẩm Asean được thành lập ngày 19 tháng 2 năm 2002 qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành. Hiện nay, Công ty cổ phần dược phẩm Asean là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp các sản phẩm thuốc tân dược tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, bộ máy Công ty từng bước được kiện toàn và phát triển, doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên.
Có được thành công và sự trưởng thành của công ty như ngày hôm nay trước hết, là sự phấn đấu không mệt mỏi, nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và tập thể công nhân viên trong công ty cùng "chung lưng đấu cật" Để vượt qua những giai đoạn công ty gặp khó khăn.
Chuyên đề tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Hơn nữa, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới sự phát triển của đời sống nhân dân, trong đó có việc tạo điều kiện cho việc cung cấp thuốc tân dược và khám chữa bệnh cho người dân.
1.4 Những khó khăn của doanh nghiệp