Số l−ợng tiểu cầu và xuất huyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rối loạn đông cầm máu gặp tại Viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 79 - 80)

Số l−ợng tiểu cầu giảm gặp tổng số 2901 tr−ờng hợp (bao gồm cả giảm tiểu cầu đơn độc và giảm tiểu cầu kết hợp với rối loạn các xét nghiệm khác), chiếm 57,77% tổng số nghiên cứụ Đây là rối loạn gặp nhiều nhất trong các rối loạn của nhóm nghiên cứu, số l−ợng tiểu cầu giảm có nhiều mức độ:

- Nhóm d−ới 10 Giga/lit gặp 639 tr−ờng hợp, trong đó gặp 571 tr−ờng hợp có xuất huyết d−ới da, 68 tr−ờng hợp tiểu cầu d−ới 10 Giga/lit nh−ng trên lâm sàng không có biểu hiện xuất huyết.

- Nhóm từ 11 đến 30 Giga/lit gặp 711 tr−ờng hợp, có 405 tr−ờng hợp có biểu hiện xuất huyết, còn 306 tr−ờng hợp không có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng. Tổng các tr−ờng hợp tiểu cầu d−ới 30 Giga/lit không có biểu hiện xuất huyết trên lâm sàng là 374 tr−ờng hợp, chiếm 38,28% tổng số tr−ờng hợp tiểu cầu d−ới 30 Giga/lit.

- Nhóm từ 31 đến 50 Giga/lit thì tỷ lệ xuất huyết còn thấp hơn so với tỷ lệ không xuất huyết, tổng số gặp 306 tr−ờng hợp, xuất huyết gặp 102 tr−ờng hợp, chiếm 33,3%, còn không xuất huyết gặp 204 tr−ờng hợp, chiếm 66,7%.

Nh− vậy tỷ lệ các bệnh nhân không có biểu hiện xuất huyết khi số l−ợng tiểu cầu giảm trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao, điều này có lẽ do đối t−ợng nghiên cứu tại Viện hầu hết đều mang tính chất mạn tính dẫn đến tình trạng thích nghi với sự giảm tiểu cầụ

- Với nhóm tiểu cầu trong giới hạn bình th−ờng từ 151 đến 450 Giga/lit gặp 53 tr−ờng hợp có biểu hiện xuất huyết, chiếm 3,1%. Nhóm tiểu cầu trên 450 Giga/lit gặp 11 tr−ờng hợp xuất huyết, chiếm 2,5%. Các tr−ờng hợp này rơi vào nhóm bệnh lý chức năng tiểu cầu và các tr−ờng hợp có các rối loạn đông máu khác kèm theo nh− PT% giảm, APTT kéo dài, fibrinogen giảm hay giảm chức năng gan, có kháng thể kháng các yếu tố đông máụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng rối loạn đông cầm máu gặp tại Viện huyết học truyền máu trung ương (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)