Kết quả bảng 3.18 cho chúng ta thấy toàn bộ các rối loạn xét nghiệm vòng đầu trong từng nhóm bệnh lý:
- Gặp nhiều nhất trong số các rối loạn xét nghiệm vòng đầu là số l−ợng tiểu cầu giảm (chúng tôi gặp 2901 tr−ờng hợp gồm cả giảm tiểu cầu đơn độc
và giảm tiểu cầu phối hợp với các rối loạn khác). Giảm tiểu cầu gặp trong tất cả các nhóm bệnh lý, bao gồm cả bệnh lý Huyết và bệnh lý không phải Huyết học; Các nhóm bệnh lý gặp giảm tiểu cầu với số l−ợng bệnh nhân lớn nh− lơxêmi cấp 812/1216 tr−ờng hợp, nhóm bệnh lý tiểu cầu 624/675 tr−ờng hợp, nhóm giảm sinh tuỷ 470/502 tr−ờng hợp, nhóm rối loạn sinh tuỷ 340/481 tr−ờng hợp, nhóm tăng sinh lympho ác tính 209/394.
Đây là các nhóm bệnh mà rối loạn giảm số l−ợng tiểu cầu có thể coi là một đặc điểm về xét nghiệm cho các nhóm bệnh lý nàỵ Giải thích điều này theo cơ chế bệnh sinh và theo các phác đồ điều trị: theo cơ chế bệnh sinh trong các nhóm bệnh lý tiểu cầu và nhóm giảm sinh tuỷ thì giảm tiểu cầu là đ−ơng nhiên không có gì phải giải thích, còn trong các nhóm lơxêmi cấp, nhóm tăng sinh lympho ác tính, nhóm rối loạn sinh tuỷ thì các dòng tế bào máu rối loạn hoặc tăng sinh bất th−ờng lấn át các dòng tế bào bình th−ờng khác, trong đó có tiểu cầu, kết hợp với các bệnh lý này th−ờng phải điều trị hoá chất, nhất là các thuốc ức chế sinh tuỷ dẫn đến giảm số l−ợng, giảm sinh các tế bào máu, trong đó có tiểu cầụ
Giảm số l−ợng tiểu cầu gặp ít hơn trong các nhóm bệnh lý huyết học khác nh−: nhóm Hemophilia, nhóm thiếu máu, nhóm u hạch ác tính. Vì theo đặc điểm bệnh sinh của nhóm bệnh này thì số l−ợng tiểu cầu ít bị ảnh h−ởng; Các phác đồ điều trị những loại bệnh lý này cũng ít thuốc ảnh h−ởng đến sinh máu và tiểu cầụ
Giảm tiểu cầu trong nhóm bệnh lý không phải Huyết học cũng gặp số l−ợng khá lớn và chiếm tỷ lệ t−ơng đối cao 150/256, nh− vậy đây cũng là đặc điểm liên quan đến việc các bệnh nhân này đ−ợc gửi đến Viện để khám, họ vào Viện vì giảm số l−ợng tiểu cầu hoặc có xuất huyết trên lâm sàng.
- PT% giảm cũng gặp trong tất cả các nhóm bệnh lý Huyết học và không phải Huyết học với tổng số 1723 tr−ờng hợp. Gặp tỷ lệ cao nhất ở nhóm tăng sinh tuỷ ác tính 365/472 tr−ờng hợp, giải thích điều này do nhóm bệnh lý
tăng sinh tuỷ ác tính hầu hết đều có gan to, lách to do phải tăng tiêu huỷ một số l−ợng lớn các tế bào bị tăng sinh bất th−ờng, các bệnh này diễn biến dài ngày, dẫn đến giảm chức năng của các cơ quan này, mà PT% đánh giá đông máu con đ−ờng ngoại sinh và các yếu tố đông máu con đ−ờng ngoại sinh lại đ−ợc tổng hợp ở gan. Khi chức năng gan suy giảm dẫn đến giảm tổng hợp các yếu tố đông máu đó và trên xét nghiệm PT% sẽ giảm.
- APTT kéo dài gặp 986 tr−ờng hợp và cũng gặp trong tất cả các nhóm bệnh lý. Rối loạn xét nghiệm APTT kéo dài là đặc tr−ng của nhóm bệnh Hemophilia (do cơ chế bệnh sinh) với 290/293 tr−ờng hợp.
- TT kéo dài cũng gặp trong tất cả các nhóm bệnh lý cả Huyết học và không phải Huyết học. Tuy nhiên rối loạn xét nghiệm này gặp số l−ợng ít hơn rất nhiều so với rối loạn giảm số l−ợng tiểu cầu và PT% giảm.
Bảng 4.7. So sánh một số rối loạn xét nghiệm
Tác giả nghiên cứu Chỉ số nghiên cứu
Nguyễn Thị Nữ (2006-2007) [20]
Nguyễn Kiều Giang (2008)
PT% giảm đơn độc 1228 (7,78%) 1323 (26,34%) APTT kéo dài đơn độc 639 (4,1%) 495 (9,85%) PT% và APTT kéo dài 439 (2,81%) 252 (5,01%) Kháng đông nội sinh 194 (1,24%) 59 (1,17%)
So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ các chỉ số trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn. Sự khác biệt này có lẽ do đối t−ợng nghiên cứu của Nguyễn Thị Nữ là tất cả các bệnh nhân khám, điều trị tại viện, và các bệnh nhân nơi khác gửi đến làm xét nghiệm, hội chẩn. Do vậy số bệnh nhân lớn hơn và các nhóm bệnh lý ngoài huyết học cũng sẽ nhiều hơn nghiên cứu của chúng tôị