Nhóm ngành công nghiệp khai thác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 50 - 52)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 –

2.1.2.1.Nhóm ngành công nghiệp khai thác

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009.

2.1.2.1.Nhóm ngành công nghiệp khai thác

Trong giai đoạn 2000 – 2004, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp khai thác trong toàn ngành công nghiệp trung bình là 3,3% và tới giai đoạn 2005 – 2009 có sự giảm sút xuống còn 3%. Giai đoạn 2006 – 2010 ngành CNKT chiếm khoảng 3% giá trị công nghiệp toàn ngành. Thời kỳ này thấp hơn thời kỳ trước do trong giai đoạn từ 1996 – 2000 tốc độ tăng của ngành vật liệu xây dựng và xuất khẩu quặng, kim loại, phi kim loại là rất cao. Mặt khác, có sự giảm sút này là do trong thời gian qua định hướng phát triển CNKT của tỉnh là khai thác tài nguyên khoáng sản với quy mô phù hợp công nghệ, hạn chế; tập trung vào cải thiện – nâng cấp trình độ thiết bị và công nghệ, kiểm soát số lượng và sản lượng khoáng sản khai thác tránh tình trạng khai thác ồ ạt nhằm tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản cho lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

Về cơ cấu các phân ngành trong nội bộ nhóm ngành CNKT: khai thác đá và mỏ khác chiếm tỷ trọng ưu thế. Do không có điều kiện, nguồn tài nguyên và không được sự đầu tư của tỉnh nên trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã không thể phát triển được ngành khai thác than và khai thác dầu thô và khí tự nhiên. Trong khi đó trong ngành công nghiệp khai thác của cả nước, các ngành khai thác than và đặ biệt là khai thác dầu thô và khí tự nhiên lại chiếm tỷ trọng cao nhất gần 80% (giai đoạn 2001 - 2005). Đây còn là một hạn chế của tỉnh Thanh Hóa.

Bảng 2.2.5: Cơ cấu GTSX công nghiệp các phân ngành trong nội bộ ngành CNKT

Đơn vị: %

CNKT 2000 2001 2002 2003 2005 2006 2007 2008

Khai thác than - - - -

Khai thác dầu thô và khí

tự nhiên - - - - - - - -

Khai thác quặng kim loại 34,77 31,78 12,75 20,04 6,66 3 0,87 2,26 Khai thác đá và mỏ khác 65,23 68,22 87,25 79,96 93,34 97 99,13 97,74

Ta có thể thấy ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại chiếm tỷ trọng thấp nhưng ngành khai thác đá và mỏ khác lại chiếm ưu thế trong toàn ngành công nghiệp khai thác.

Ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại, cơ cấu GTSX năm 2000 là 34,77% nhưng tới năm 2008 chỉ còn 2,26%. Sở dĩ có điều này là do trong giai đoạn 2000 – 2003 nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài tăng cao nhất là của Trung Quốc, nhiều dự án đầu tư và triển khai thực hiện xây dựng với các nhà máy kẽm, nhôm... nhằm nâng cao năng lực chế biến và giá trị gia tăng của các sản phẩm khoáng sản. Tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố chưa bền vững thể hiện năng lực chế biến sâu còn hạn chế nhất là vào giai đoạn 2005 – 2009. Trong giai đoạn này với việc tạm ngừng xuất khẩu khoáng sản thô, khuyến khích khoáng sản có trữ lượng lớn đã qua chế biến trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết đã ảnh hưởng nhất định tới kết quả sản xuất kinh doanh của ngành. Mặt khác, do công tác quản lý của địa phương về khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, một số loại rơi vào tình trạng khai thác tràn lan, lãng phí gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, cảnh quan sinh thái do đó trong thời gian qua tỉnh đã thực hiện không xuất khẩu quặng thô; nghiên cứu sử dụng, tận thu chế biến có hiệu quả sét bentonic; chỉ khai thác loại quặng có hàm lượng sắt thấp cung cấp cho sản xuất xi măng trong tỉnh nên GTXS trong ngành này đã giảm khá mạnh

Đối với ngành công nghiệp khai thác đá và mỏ khác lại thực sự phát triển, GTSX tăng đều qua các năm. Năm 2000 GTSX đạt 85,252 tỷ đồng (chiếm 65,23% cơ cấu toàn ngành CNKT) thì tới năm 2008 GTSX đã đạt 539,8 tỷ đồng (chiếm 97,74%). Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh và theo đúng lộ trình phát triển công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa tới năm 2010 là tăng năng lực khai thác đá, cát, sỏi đi đôi với nâng cao công nghệ, hiện đại hóa thiết bị, tăng hiệu quả khai thác – chế biến phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 50 - 52)