II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 –
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009.
2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo trình độ công nghệ
Giai đoạn 2001 – 2005, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu, giá trị nguyên liệu trong thành phẩm luôn chiếm tỷ trọng lớn như dệt may là 75 – 80%, thép là 60 – 70%. Tăng trưởng của ngành công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào đầu tư mới, vai trò của ngân sách và tác động của công nghệ vẫn còn chưa rõ nét và chưa trở thành động lực quan trọng đối với tăng trưởng giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp. Đến giai đoạn 2006 -2010 quá
trình CNH – HĐH công nghiệp Thanh Hóa được đẩy mạnh do đó đã dần hình thành mới một số ngành sản xuất hiện đại. Tính tới năm 2009, theo tiêu chí phân loại trình độ công nghệ theo ngành và nhóm ngành sản xuất công nghiệp của UNIDO (Liên hợp quốc), tính theo GTSX công nghiệp hiện nay công nghiệp cả nước có 15,7% công nghệ cao; 31,5% công nghệ trung bình còn lại 52,8% công nghệ thấp. Tỷ lệ là 15,7/31,5/52,8. Công nghiệp Việt Nam vẫn đang được xếp vào nhóm nước có trình năng lực công nghệ thấp trong khu vực. Đối với tỉnh Thanh Hóa nói riêng, tỷ lệ này chỉ mới là 1/58/41. GTSX được tạo ra ở nhóm ngành công nghệ trung bình của tỉnh khá cao. Nếu tính theo số lượng doanh nghiệp trong 3 nhóm trình độ công nghệ này thì tỷ lệ Thanh Hóa là 4,3/14,1/81,6. Như vậy, tỉnh Thanh Hóa có hơn 80% số doanh nghiệp có quy mô vừa nhỏ, công nghệ thấp đang hoạt động trong ngành công nghiệp. Điều này đòi hỏi trong giai đoạn tiếp theo cần đặc biệt quan tâm phát triển một số ngành công nghệ cao như Điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất tư liệu sản xuất (thiết bị máy móc hiện đại nhất là thiết bị chính xác).