KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 26 - 30)

TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỈNH THANH HÓA

1. Kinh nghiệm ở tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh miền Trung, có vị trí địa lý – kinh tế quan trọng trong giao lưu kinh tế Bắc – Nam, diện tích vùng biển rộng, với đầy đủ tiềm năng và thế mạnh

để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn làm giàu cho địa phương. Cùng mục tiêu phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, với địa lý vị trí tương tự như nhau, đường lối phát triển công nghiệp của tỉnh Nghệ An sẽ là kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa. Trước tiên có thể nói rằng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở Nghệ An đã “đi trước một bước” để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển các ngành kinh tế công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, tỉnh đã đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp trước hết nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của địa phương, tập trung vào đầu tư phát triển những ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn vừa sử dụng hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của địa phương vừa tận dụng nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó không quên từng bước tin học hóa mọi hoạt động kinh tế -xã hội đưa Nghệ An trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, tin học của vùng Bắc Trung Bộ từng bước thực hiện CDCCNCN tiến dần tới nền kinh tế tri thức.

Nghệ An thực hiện ưu tiên đầu tư cho tám nhóm ngành công nghiệp, bao gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến khoáng sản; sợi may; điện; cơ khí và hóa dầu; công nghiệp công nghệ cao; hóa chất. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp ưu tiên sẽ được hưởng chính sách ưu đãi trong đầu tư của tỉnh bao gồm: hỗ trợ san lấp mặt bằng, giá thuê đất và đào tạo lao động. Riêng hỗ trợ san lấp mặt bằng, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn san lấp mặt bằng, sau khi san lấp xong sẽ được tỉnh hỗ trợ 50% chi phí san lấp mặt bằng trên cơ sở thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo số liệu quyết toán thực tế được Sở Tài chính thẩm tra nhưng không quá các mức: một tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 15 đến 50 tỷ đồng, 2 tỷ đồng cho dự án từ 50 đến 200 tỷ đồng, 3 tỷ đồng cho dự án từ 200 đến 300 tỷ đồng, 4 tỷ đồng cho dự án hơn 300 tỷ đồng.

2. Kinh nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định phát triển công nghiệp luôn là một trong mười chương trình lớn của tỉnh. Từ thực tế phát triển công nghiệp của tỉnh cho thấy xây dựng quy hoạch, lựa chọn ngành nghề chủ đạo là những tiền đề và định hướng cho phát triển công nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, Sở Công nghiệp Vĩnh Phúc đã xây dựng Quy hoạch phát triển lưới điện nhằm đáp

ứng đủ nhu cầu về điện cho phát triển công nghiệp và đời sống nhân dân, đồng thời triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020 trong đó việc quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp tập trung được đặc biệt chú trọng. Trong chiến lược phát triển công nghiệp, việc lựa chọn các ngành công nghiệp chủ đạo có ý nghĩa rất quan trọng. Vĩnh Phúc đã tập trung cho phát triển công nghiệp cơ khí, trong đó phát triển mạnh công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy làm tiền đề thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, đưa ngành chế tạo ô tô, xe máy trở thành ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh tiêu biểu cho nhóm các doanh nghiệp này là Công ty Honda Việt Nam và công ty Toyota.

Kinh nghiêm ở Vĩnh Phúc còn tập trung phát huy nội lực, khai thác ngoại lực. Nhờ khai thác tốt nội lực trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1000 doanh nghiệp trong nước được thành lập trong đó có khoảng 40% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú trọng khai thác các nguồn lực từ bên ngoài nhất là đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 9/2008 toàn tỉnh đã có trên 500 dự án trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 3 tỷ USD, trong đó có trên 100 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Cùng với đẩy mạnh phát triển công nghiệp tập trung, việc phát triển công nghiệp nông thôn và khôi phục, phát triển các làng nghề ở Vĩnh Phúc được chú trọng. Một điểm mới của tỉnh so với các tỉnh khác là có đội ngũ khuyến công viên ở các xã. Những khuyến công viên này là những người trực tiếp sản xuất ở các làng nghề nên họ hiểu được việc khôi phục, phát triển làng nghề ở thôn, xã mình là rất quan trọng, biết mình cần làm gì, cần đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước chính sách gì… từ đó góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nhờ xác định được vai trò của làng nghề TTCN và bằng các biện pháp hỗ trợ cụ thể một số làng nghề ở Vĩnh Phúc đã được khôi phục và phát triển như làng mộc Thanh Lãng, làng gốm Hương Canh, làng đan lát Triệu Đề, ươm tơ Vĩnh Tường…

Như vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện một số giải pháp có thể tham khảo để áp dụng tại Thanh Hóa như:

Một là tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 và các quy hoạch chuyên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư sớm đi vào hoạt động.

Hai là tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp tập trung, coi thành phần FDI là động lực quan trọng cho phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp nông

thôn, TTCN và làng nghề với những bước đi thích hợp, nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm khuyến công.

Ba là tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phục vụ nhân dân tôt hơn, tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa

Thanh hóa là một tỉnh đông dân, lại là một trong rất ít tỉnh của Việt Nam có cả 3 vùng sinh thái là trung du miền núi, đồng bằng và ven biển, có nguồn tài nguyên rừng, biển, đất đai, khoáng sản đa dạng và phong phú thuận lợi cho phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, công nghiệp chế biến. Đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp gắn với cảng nước sâu Nghi Sơn khi mà khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với quy mô trên 18.000 ha nhằm xây dựng Nghi Sơn thành một khu vực phát triển năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng trong cả nước, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Muốn làm được điều đó, cùng với việc rút kinh nghiệm qua quá trình phát triển công nghiệp ở Nghệ An cũng như Vĩnh Phúc bài học cho tỉnh Thanh Hóa vô cùng quan trọng là không để tiếp diễn tình trạng lợi thế về nguyên liệu địa phương trở thành bất lợi, khó khăn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước mắt và lâu dài, nguyên liệu được sản xuất và khai thác tại địa phương vẫn là yếu tố quan trọng để giải quyết việc làm, đời sống của hàng triệu người dân nhất là ở miền núi, vùng sâu và ven biển của tỉnh. Do còn nhiều yếu kém, hạn chế đối với nguyên liệu được canh tác hoặc khai thác trong Tỉnh, cần lập lại quy trình quản lý mới, đi đồng bộ từ khâu quy hoạch, canh tác, khai thác đến tiêu thụ, lưu thông, sử dụng, chế biến sản phẩm.

Về môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh Tỉnh cũng cần rút kinh nghiệm qua các khâu như: Trong điều hành quản lý Nhà nước, việc nâng cấp, hoàn thiện môi trường quản lý Nhà nước để có quy trình quản lý rõ ràng, minh bạch, giảm chồng chéo giữa các ngành là yêu cầu cấp thiết trong đó trung tâm là nguyên tắc “một đầu mối” quản lý. Nên giao cho các Sở quản lý Nhà nước chuyên ngành (Nông nghiệp, Công nghiệp, Thủy sản, Du lịch…) nhiệm vụ “đầu mối” quản lý đầu tư dự án và phát triển sản xuất của các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi ngành, còn các Sở chức năng khác như Sở kế hoạch và đầu tư, Tài chính … thực hiện chức năng cân đối chung toàn Tỉnh, tổng hợp, phối hợp với các Sở chuyên ngành, không trực tiếp can thiệp sâu, làm thay chức năng của các Sở chuyên ngành.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 – 2009

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 26 - 30)