Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 59 - 61)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 –

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009.

2.1.2.3. Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.

Đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất và chậm phát triển trong giai đoạn 2000 – 2005 nhưng đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2000 GTSX của ngành mới chỉ chiếm 0,26%; năm 2003 là 0,44% nhưng tới năm 2005 là 8,31% và đạt 8,44% năm 2008. Trong cơ cấu ngành SXĐPPKN đã có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng GTSX giữa ngành sản xuất - phân phối điện, ga và ngành sản xuất – phân phối nước trong hai giai đoạn 2000 – 2005 và giai 2006 -2010.

Biểu 5: Cơ cấu nội bộ ngành SXPPĐKN

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa

Giai đoạn 2000 – 2005 ngành sản xuất và phân phối nước chiếm tỷ trọng ưu thế nhưng trong giai đoạn 2006 – 2010 ngành sản xuất và phân phối điện ga lại thay thế, GTSX chiếm tỷ trọng 93,25% năm 2006 và 94,75% năm 2008. Do hiện nay tỉnh Thanh Hóa được cấp điện từ 3 nguồn chính là hệ thống lưới điện quốc gia qua các trạm 220 KV Thanh Hóa (2 x 125 MVA) và Nghi Sơn (1 x 125 MVA); nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (4 x 25 MVA) tuyến đường 110 KV mạch kép Ninh Bình – Bỉm Sơn và nguồn thủy điện Bàn Thạch (Thọ Xuân) công suất 3 x 320 KW. Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm 265 km đường dây 220

KV, 365 km đường dây 110 KV; hơn 2000 km đường dây từ 6 – 35 KV và gần 2500 trạm biến áp các loại. Đến năm 2005, 92% số xã phường trong tỉnh có điện. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt khoảng 90%.

Bảng 2.2.6: Hệ thống các trạm biến áp ở Thanh Hóa đến năm 2007

Loại trạm Số trạm Số máy Tổng KVA

Trạm 220 2 3 375.000

Trạm 110 9 15 423.000

Trạm trung gian 38 62 167.000

Trạm phân phối 2410 2467 467.530

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa

Điện sản xuất năm 2008 đã cung cấp 5.6 triệu KWh. Điện thương phẩm cung cấp cho các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 1.467 triệu KWh năm 2007 lên 1.510 triệu KWh năm 2008. Các cơ sở chế biến gas cũng được đầu tư phát triển nhằm chủ động phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

Trong khi ngành sản xuất và phân phối nước có GTSX chiếm tỷ trọng chỉ ở khoảng từ 5 – 6% trong giai đoạn 2006 – 2009. Điều này chủ yếu là do hệ thống các công trình cấp nước ở Thanh Hóa chỉ mới tập trung ở các đô thị gồm có Nhà máy nước Thanh Hóa công suất 50000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Bỉm Sơn 7000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Tân trường công suất 3000 m3/ngày đêm cấp nước cho khu đô thị mới Nghi Sơn. Việc cấp nước của tỉnh trong những năm qua được cải thiện đáng kể song vẫn còn nhiều hạn chế cả về nguồn cung cấp, hệ thống ống dẫn và chất lượng nhất là tại các KCN còn yếu và thiếu. Các nhà máy nước ở 3 khu vực đô thị là Thanh Hóa, Bỉm Sơn và Sầm Sơn được xây dựng từ lâu nên đang xuống cấp. Một số thị trấn, KCN đã khoan giếng cấp nước nhưng mang tính chất cục bộ, chắp vá và hầu hết nước chưa được xử lý nên chất lượng thấp.Dự kiến đến giữa năm 2010, công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt sẽ hoàn thành, bàn giao, chính thức đưa vào sử dụng, phục vụ nước tưới ổn định cho 86.862ha cây trồng của 11 huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa; cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ, bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du sông Mã, nguồn điện hơn 400 triệu KWh/năm từ công trình sẽ được hòa vào lưới điện quốc gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w