Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 33 - 36)

I. BỐI CẢNH KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa

1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000

2000 - 2010

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế

Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, kinh tế của tỉnh Thanh Hoá đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005, 2006 – 2010, kinh tế của tỉnh đã có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm và 11,5% giai đoạn 2006-2010; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,2%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo. Về quy mô nền kinh tế, do xuất phát điểm thấp, nên hiện tại quy mô nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa còn chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt gần 7 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 51% mức trung bình của cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dưới 50% nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh.

Bảng 2.1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo khu vực kinh tế thời kỳ 2001 – 2010 Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ 94. Chỉ tiêu 2000 2005 DK 2010 Tăng BQ (%/n.) 2001- 2010 2001- 2005 2006- 2010 Tổng GDP 7700.8 11910.0 20.563.0 10,3 9.1 11.5 - Quốc doanh 2087.5 3321.0 4738.0 8,5 9.7 7,4

- Ngoài quốc doanh 5247.0 7826.0 13725.0 10,1 8.3 11,9 - Đầu tư nước ngoài 366.3 763.0 2100.0 19,1 15.8 22,4

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa và số liệu Sở KH & ĐT

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cũng tăng dần qua các năm phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh là đẩy nhanh phát triển và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2010

Đơn vị: %

Năm 2000 Năm 2005 Hết năm 2009 - dự kiến 2010

1.2.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

• Cơ cấu ngành:

Cùng với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2008, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 29,9% - 36,1% - 34,0% so với 32,3% - 34,6% - 33,1% năm 2005 và 39,6% - 26,6% - 33,8% (năm 2000); dự kiến năm 2010, các con số tương ứng là 24,1% - 40,6% - 35,3%. Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch chưa nhanh và còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ Ngân sách Trung ương. Những năm qua tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt khá cao, nhưng phần đóng góp của ngành xây dựng là khá lớn nên tác động của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế của Tỉnh còn hạn chế. Do đó cần đẩy nhanh việc thực hiện CDCCNCN sao cho có hiệu quả nhất trong giai đoạn tới.

• Cơ cấu lãnh thổ

Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 67,2% số lao động của Thanh Hóa làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm 28,4% trong GDP của tỉnh. Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm. Mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghề khá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.

Cơ cấu vùng: kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh nhưng đang có xu hướng tập trung cao ở các vùng đồng bằng và ven biển nơi có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng để phát triển đặc biệt là với các ngành công nghiệp và dịch vụ.

• Cơ cấu thành phần kinh tế

Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của

tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường. Khu vực quốc doanh tỷ trọng trong GDP tiếp tục giảm dần từ 27,6% năm 2000 xuống còn 25,4% năm 2007 và dự kiến 23% năm 2010. Khu vực ngoài quốc doanh, tỉnh đã huy động được nguồn lực đáng kể trong dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực nên thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển năng động hơn. Tỷ trọng năm 2005 chiếm 68,1% cao hơn so với mức trung bình cả nước (45,7%) và đang có tác động lớn đến nền kinh tế, dự kiến năm 2010 chiếm tỷ trọng 70%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển nên còn chiếm tỷ trọng thấp năm 2010 dự kiến chiếm 7,0%, tuy nhiên đây sẽ là tác nhân không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế cũng nhu riêng ngành công nghiệp của tỉnh trong tương lai.

Bảng 2.1.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng; %

Chỉ tiêu 2000 2005 Dự kiến 2010

Tổng GDP (giá hh) 9.961,8 18.745,0 34.544,0

1. Cơ cấu theo ngành kinh tế 100,0 100,0 100,0

- Nông lâm nghiệp và thủy sản 39,6 31,6 24,1

- Công nghiệp và xây dựng 26,6 35,1 40,6

- Dịch vụ 33,8 33,3 35,3

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w