Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 61 - 64)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 –

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh giai đọan 2000 – 2009.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch nhanh theo chính sách đổi mới của Nhà nước và ngày càng hợp lý hơn. Thực hiện chính sách CNH – HĐH gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của Thanh Hóa đã có nhiều thay đổi.

Bảng 2.2.7: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 DK 2010 GTSX công nghiệp(giá hiện hành) 3607,0 9692,6 11949,3 13892,6 17716,2 21000 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100

Kinh tế trong nước 83,4 79,7 82 83,4 85,1 76,2

- Quốc doanh 46,7 31,2 33,5 32,1 27,5 28,5

- Ngoài quốc doanh 36,8 48,5 48,5 51,3 57,6 47,7

Kinh tế có vốn đầu

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư

Từ năm 1995 trở về trước, sản xuất công nghiệp – TTCN tập trung hoàn toàn vào khu vực kinh tế trong nước bao gồm kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, bên cạnh khu vực kinh tế trong nước đã có sự góp mặt đáng kể của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với xu thế ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2000 là 16,6% tăng lên trong các năm tiếp theo tới năm 2003 là 31,2%, năm 2004 là 26,5%. Nhưng tới năm 2008 chỉ còn 14,9% do bị ảnh hưởng chung bởi khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Đây là khu vực đạt tốc độ tăng trưởng khá trong giai đoạn 2006 -2010, là khu vực kinh tế quan trọng tạo điều kiện để ngành công nghiệp của tỉnh tiếp cận với công nghệ tiên tiến và đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong tương lai. Những ngành công nghiệp thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài là vật liệu xây dựng, thực phẩm và đồ uống, chế biến lâm sản...

Tỷ trọng công nghiệp quốc doanh trong giá trị gia tăng công nghiệp giảm mạnh từ 82,6% năm 1995 xuống còn 46,7% năm 2000; 31,1% năm 2005 và 28,5% năm 2010. Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển biến mạnh theo cơ chế thị trường, hội nhập và thu hút được các thành phần kinh tế khác phát triển. Công tác cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước được chỉ đạo nên thực hiện có hiệu quả. Năm 2007, tỉnh đã cổ phần hóa được 96 doanh nghiệp, sắp xếp lại 44 doanh nghiệp như công ty bia Thanh Hóa, công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty đường Lam Sơn... Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh ngiệp sau khi cổ phần hóa đã đi vào ổn định và có những chuyển biến tích cực, hầu hết các doanh nghiệp làm ăn có lãi, thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rêt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w