Chương trình khuyến mãi “Ưu đãi cao – Trao niềm vui”

Một phần của tài liệu tiểu luận môn marketing dịch vụ đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của hệ thống cửa hàng tiện lợi b’smart tại khu vụ tp. hồ chí minh (Trang 28 - 35)

Hình thức khuyến mãi

- Đây là chương trình khuyến mãi lớn nhất và kéo dài nhất của cửa hàng B’smart trong năm 2014

- Giảm giá trực tiếp cho các sản phẩm mà công ty quy định: mì 365 (3.000 đồng/ 1 gói); Pepsi 400ml (5.500 đồng/ 1 chai); bánh que Dorkbua (5.000 đồng/ 1 gói); nước tăng lực Carabao (8.000 đồng) và rất nhiều các sản phẩm khác…. - Hot Combo Đùi gà chiên và 1 ly nước tự chọn với giá 20.000 đồng

- Chương trình giảm giá kem Celano (13.500 đồng/ 1 cây) và kem Melona (17.000 đồng/ 1 cây)

Đối tượng áp dụng

Tất cả các hệ thống B’smart trên toàn quốc, chỉ áp dụng với các sản phẩm được niêm yết giá khuyến mãi sẵn hoặc các sản phẩm được cửa hàng quy định trước đó.

Thời gian

Áp dụng từ ngày 27/03/2014 – 16/04/2014 3.2Tổng quan thị trường bán lẻ

3.2.1 Đặc điểm thị trường bán lẻ

Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của khu vực FDI, nếu năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với cam kết mở cửa trong nhóm ngành dịch vụ sâu rộng hơn, chiếm 3,7%, thì năm 2008 giảm xuống còn 3,4%, 11 tháng 2013, tỷ trọng đã tăng lên đạt 3,4%.

Bước sang năm 2014, một số nhà đầu tư mới trong nước và nước ngoài gia nhập thị trường sẽ làm tăng nguồn cung cho hệ thống bán lẻ để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Có thể kể đến những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Việt Nam như: Saigon Coop đã mở gần 70 hệ thống Coop Mart và gần 70 Coop Food tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp khác đang nỗ lực đầu tư,

mở rộng hệ thống và nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực bán lẻ tổng hợp như: Satra, Hapro, B’Smart… Tuy nhiên, thách thức mới cũng đặt ra trong năm 2014 là kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ chiếm 15% trong tổng hệ thống bán lẻ cả nước, trong khi các nước trong khu vực tỷ lệ này xấp xỉ 50%. Trong tương lai gần phân khúc này đang tăng lên khi thu nhập của giới trung lưu đang tăng dần. Và các doanh nghiệp nước ngoài đã nhắm đến phân khúc thị trường này. Theo số liệu của Công ty khảo sát, đánh giá thị trường Niesel, tại thành phố Hồ Chí Minh có trên 500 cửa hàng tiện lợi, trong đó 60% do các tập đoàn nước ngoài đầu tư, có sự khác biệt so với các cửa hàng tiện lợi trong nước, đó là hầu hết mở cửa 24 giờ/ngày và xuyên suốt cả tuần. Cửa hàng tiện lợi có cả không gian ăn uống và nghỉ trưa, có nghiên cứu sâu về tập quán tiêu dùng nội địa, dịch vụ tốt, đã “hút ” được người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn, thương hiệu, mạng lưới, kỹ năng bán hàng, tuyên truyền quảng cáo, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, phương tiện cân đo đong đếm, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Trong 3 tháng đầu năm 2014, mức tăng trưởng thực của doanh thu bán lẻ tại Tp.HCM ước đạt 152.000 tỉ đồng, khoảng 7,5% khá ổn định so với 3 năm trước đó; tổng nguồn cung bán lẻ tăng 8% so với quý trước và ở khoảng 850.000 m2. Dù nguồn cung tăng khá mạnh nhưng tình hình hoạt động của thị trường bán lẻ vẫn rất khả quan trong quý này với công suất cho thuê tăng trưởng tốt khoảng 4 phần trăm so với quý trước. Đây là mức tăng trưởng gần như tốt nhất ở thị trường các nước trong khu vực. Tuy nhiên mức tăng trưởng này vẫn chưa đủ mạnh để đưa các trung tâm mua sắm và trung tâm bách hóa gia tăng về doanh thu bán lẻ.

Dự báo trong các quý tiếp theo, phân khúc bán lẻ trung cấp có thể sẽ hoạt động tốt hơn phân khúc cao cấp. Nhu cầu về mặt bằng bán lẻ đối với các loại hình đồ ăn và thức uống, siêu thị và một số sản phẩm và dịch vụ thiết yếu có thể vẫn ở mức cao.

Cũng trong khảo sát về thị trường bán lẻ này, đại diện Kantar Worldpanel cho biết một trong những yếu tố thu hút khách hàng nhất là có thể mua hàng ở những cửa hàng tiện lợi gần nhà mình vào bất kỳ lúc nào trong ngày.

Năm 2010, chỉ có khoảng 10% hộ gia đình ở thành thị mua hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ở siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi ít nhất một lần trong năm. Trong khi hiện nay, cứ năm hộ ở thành thị thì có một hộ đi mua sắm hàng FMCG ở siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi ít nhất một lần trong năm, chi tiêu trung bình 90.000 đồng cho một lần đi mua sắm. Trong vòng 10 năm tới, dự đoán mọi gia đình đều đến siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi mua sắm ít nhất một lần trong năm.

3.2.2 Tình hình cạnh tranh

Gần mười năm qua là giai đoạn phát triển chật vật của các chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini bởi bị ảnh hưởng mạnh từ sức ì của kênh tiêu dùng truyền thống; chi phí mặt bằng bán lẻ và dịch vụ hậu cần quá đắt đỏ, kênh phân phối chưa trưởng thành. Hiện nay mạng lưới 300.000 cửa hàng tạp hoá và hơn 2.000 chợ trải khắp các tỉnh thành tiếp nhận đến 90% lượng hàng phân phối trên thị trường thì khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ trên cả nước hiện nay còn quá nhỏ. Theo một số liệu thống kê không chính thức, kênh tiệm tạp hoá kinh doanh dựa vào mặt bằng hộ gia đình có thể lên đến nửa triệu trên cả nước. Như vậy kế hoạch mở chuỗi lên 300 – 500 cửa hàng tiện lợi trong 5 – 10 năm tới của các nhà bán lẻ chuyên nghiệp vẫn là con số rất nhỏ trong toàn kênh thương mại hiện đại Việt Nam

Ngoài sự cạnh tranh với loại hình truyền thống thì trong chính mô hình mua sắm mới này cũng có sự cạnh tranh gay gắt, trước hết là được đua giữa các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.

- Đầu tiên phải kể đến là sự hợp tác của tập đoàn Itochu à tập đoàn Phú Thái để lành lập chuỗi cửa hàng Family Mart tại Việt Nam nhưng đã được chấm dứt hợp đồng

này và tập đoàn Phú Thái chuyển sang theo mô hình của Thái Lan – cửa hàng B’s mart (20/6/2013)

- Tháng 12/2010 một thương hiệu bán lẻ khác của Nhật là Ministop thuộc Tập đoàn Aeon, cũng tiến vào Việt Nam. Ministop đã thỏa thuận thành lập công ty liên doanh với chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart của Tập đoàn Trung Nguyên.

- Ngày 19.5, Saigon Co.op khai trương cửa hàng Co.op Food thứ 18 tại Khu Chế xuất Linh Trung, TP.HCM. Saigon Co.op đặt mục tiêu mở 120 cửa hàng Co.opFood vào cuối năm 2012.

- Một thương hiệu trong nước khác là Satra cũng đầu tư vào mô hình này với 3 cửa hàng SatraFoods được khai trương cùng lúc tại TP.HCM hồi tuần qua. Vốn đầu tư cho mỗi cửa hàng vào khoảng 1,5 tỉ đồng. Theo kế hoạch, SatraFoods sẽ có 10 cửa hàng trong năm nay.

- Vừa rồi, Shop & Go đã khai trương cửa hàng tiện lợi thứ 47 tại TP.HCM. Chiến lược của Shop & Go được thực hiện bằng 2 cách: hợp tác với các hộ cá thể nâng cấp tiệm tạp hóa của họ hoặc tự kiếm mặt bằng và đầu tư từ A-Z.

- Tháng 6.2009, Công ty Vòng Tròn Đỏ, đơn vị mua nhượng quyền thương hiệu Circle K của Mỹ, đã mở cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại quận 1, TP.HCM. Một đại diện Công ty (đề nghị không nêu tên) cho biết, chuỗi Circle K tại TP.HCM dự kiến đạt 100 cửa hàng trong năm 2011. Mục tiêu của doanh nghiệp này là mở 550 cửa hàng tại 20 tỉnh thành vào năm 2015, thông qua nhượng quyền cho các đơn vị trong nước.

Đó là những cửa hàng bán lẻ lớn hiện nay, chúng ta có thể thấy quy mô nhu cầu đang dần lớn nhưng chưa cao vì vai trò của các kênh mua sắm truyền thống còn chiếm vị trí lớn, điều quan trọng ở để cạnh tranh giữa các cửa hàng tiện lợi chính là vị trí và giá cả. Đây là một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thấy rõ thế các nhà đầu tư trong nước đang bị yếu thế vì yêu cầu về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn marketing dịch vụ đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của hệ thống cửa hàng tiện lợi b’smart tại khu vụ tp. hồ chí minh (Trang 28 - 35)