Với tiền thân là Family Mart, một chuỗi cửa hàng tiện ích vô cùng thành công của Nhật thì văn hóa chào và tôn trọng khách hàng đã từng là một điểm sáng và được khách hàng đón nhận vô cùng tốt. Tuy nhiên, văn hóa này đã dần mai một khi được chuyển giao thành B’s Mart, mặc dù đa phần những nhân viên cũ đều được giữ lại làm việc nhưng chính sự thiếu quan tâm đến vấn đề này đã biến những câu chào từng rất mát lòng “Family Mart xin chào” với một nụ cười và thái độ cúi đầu rất lịch sự nay đã trở thành một câu chào vô hổn và chỉ mang tính thủ tục “B’s Mart xin chào” thậm chí là
không hề quay về nhìn nhận xem khách hàng là ai, bao nhiêu người. Nhân viên B’s Mart cũng khá ít tỏ ra quan tâm xem liệu khách hàng đang tìm kiếm mặt hàng nào, họ cũng ít khi chủ động đặt câu hỏi với khách hàng, tính chuyến nghiệp chỉ dừng ở mức độ trung bình. Điển hình nhất là việc cắt bớt quy trình hâm nóng đối với những thức ăn nhanh làm sẵn tại cửa hàng, một vài trường hợp người được hỏi đã phản hồi lại rằng họ phải yêu cầu nhân viên hâm nóng đồ ăn thì họ mới thực hiện, còn một số làm rất sơ sài, chỉ bỏ vào lò vi sóng cho có lệ rồi nhanh chóng mang ra.
Việc thiếu tình chuyên nghiệp còn được thể hiện qua việc giải quyết rất lóng ngóng việc đổi trả sản phẩm do lỗi hay hết hạn ví dụ như: sữa tươi thanh trùng bị hỏng do bảo quản không tốt hay việc vẫn tiếp tục trưng bày các sản phẩm đã hết hạn nhưng không để ý.
Kỹ năng phục vụ của nhân viên và việc tuân thủ đúng quy trình dịch vụ là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưỡng trực tiếp đến cảm nhận và đánh giá của khách hàng và dịch vụ. Những điểm mạnh nếu không được phát huy thường xuyên và đều đặn sẽ rất khó để lại ấn tượng trong lòng khách hàng, tuy nhiên chỉ cần một lần mắc lỗi, khách hàng sẽ ghi nhớ rất rõ và để lại ấn tượng xấu nếu không đực giải quyết hợp tình hợp lý, vì vậy B’s Mart nên quan tâm hơn đến quy trình dịch vụ mà nhân viên của mình thực hiện tại chuỗi cửa hàng của họ.