6. Kết cấu của luận văn
2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Thực hiện chủ trương của Đảng về xóa đói giảm nghèo, trong suốt nhiều năm qua, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và phương thức quản lý khác nhau về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, như giao cho các Ngân hàng Thương mại Nhà nước cho vay ưu đãi đối với các tổ chức và dân cư thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng đồng bằng Khơ me sống tập trung (1986-2002), thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (năm 1993-1994), tổ chức Ngân hàng phục vụ Người nghèo nằm trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1995-2002).
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm … đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo’’.
(Nguồn: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010).
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X về chính sách cho vay đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác, từ
kinh nghiệm thực tế và trên cơ sở xem xét Đề án của Ngân hàng Nhà nước về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại, ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 01/10/2002 thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo (Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Sự ra đời của NHCSXH là mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tập trung một đầu mối để Nhà nước huy động toàn lực lượng xã hội chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội vươn lên ổn định cuộc sống, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.