6. Kết cấu của luận văn
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CÔNG TÁC THU HỒI NỢ CỦA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN.
1.2.1. Hoạt động cho vay HSSV
1.2.1.1 Khái niệm cho vay HSSV
Theo lý thuyết kinh tế tiền tệ, cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Điều 3 – Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Cho vay là một hoạt động thường xuyên và chủ yếu của những tổ chức tín dụng, nghiệp vụ cho vay đem lại phần lớn thu lãi cho tổ chức tín dụng.
Cho vay thể hiện ba mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi. Đối tượng cho vay rất đa dạng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức. Từ các quan điểm trên, khái niệm về cho vay HSSV được tổng kết lại như sau:
Cho vay HSSV là loại hình cho vay đối với đối tượng đặc biệt là HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Cho vay HSSV là việc NHCSXH sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học nghề vay nhằm mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.
1.2.1.2. Đặc trưng cơ bản của cho vay đối với HSSV so với cho vay các đối tượng kháctượng khác tượng khác
Cơ chế cho vay đối với HSSV không thể giống như cơ chế tín dụng thông thường mà nó phải chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
Một là, đây là tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận.
Xuất phát từ mục tiêu của tín dụng chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện như sau:
- Về nguồn vốn: được Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn hoạt động cho vay đối với HSSV.
- Về tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với HSSV: được Nhà nước chỉ định hoặc do Nhà nước thành lập.
- Về mục tiêu của cho vay đối với HSSV: Giúp HSSV đóng học phí và các chi phí liên quan đến học tập từ đó HSSV có điều kiện vươn lên trong học tập.
Hai là, tín dụng theo hướng thương mại nhưng không phải là thương mại thuần túy.
Tín dụng đối với HSSV mang những đặc điểm của tín dụng thương mại nhưng không phải là thương mại thuần tuý vì các đối tượng cho vay theo chỉ định của chính phủ. NHCSXH là công cụ thực hiện chính sách tài chính của chính phủ nhằm hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn
Vì tín dụng đối với HSSV cũng cần tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, điều đó chỉ có thể thực hiện được khi nó tuân theo tính quy luật vốn có của nó và có cơ chế để hướng tới tự chủ về nguồn vốn, bảo toàn vốn và phát triển được vốn.
Tín dụng chỉ định và bao cấp nặng nề tự nó sẽ không tồn tại và phát triển được mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn và tài trợ từ bên ngoài dẫn đến sẽ gặp khó khăn trong hoạt động.
Bao cấp tín dụng tự nó đã làm méo nó các cơ chế tín dụng như cho vay chỉ định do vay cần phải qua nhiều cấp xét duyệt, quyết định cho vay chủ yếu dựa vào chính quyền các cấp, sự luân chuyển vốn và huy động vốn là không thường xuyên.
Chính vì những lý do như trên mà tín dụng Ngân hàng đối với HSSV cũng phải theo hướng thương mại nhưng không phải là thương mại thuần túy mà phải có lộ trình cho từng giai đoạn theo sự phát triển chung của xã hội. Theo chiến lước phát triển của NHCSXH, lãi suất ưu đãi cho vay HSSV thực hiên theo lộ trình giảm dần đến tiệm cận với lãi suất cho vay NHTM.
Ba là, người đứng ra vay vốn và trực tiếp nhận nợ là hộ gia đình.
Trong các chương trình tín dụng thông thường, người vay vốn sẽ là người trực tiếp điều hành nhận nợ và sử dụng vốn đã vay. Khác với các chương trình tín dụng thông thường, NHCSXH cho HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình, người đứng ra vay vốn và trực tiếp nhận nợ là hộ gia đình, nhưng hộ gia đình không phải là người trực tiếp sử dụng đồng vốn đã vay, mà hộ gia đình lại chuyển số tiền vốn vay này cho con, em mình sử dụng phục vụ cho việc học tập như nộp học phí, ăn ở, đi lại và chi phí học tập cho HSSV trong thời gian học tập tại trường.
Người trực tiếp vay vốn và trả nợ cho ngân hàng là cha mẹ HSSV, nhưng nguồn thu nhập chính để trả nợ là nguồn thu nhập của HSSV sau khi ra trường có việc làm.
Tuy nhiên, đối tượng vay vốn chương trình tín dụng HSSV là những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy, ngoài vay vốn từ chương trình tín dụng HSSV hộ còn có thể đủ điều kiện và được vay vốn để sản xuất kinh doanh từ các chương trình tín dụng khác như chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, chương trình cho vay giải quyết việc làm …
Do đó nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng của chương trình này rất khác với các chương trình tín dụng khác của NHCSXH, nguồn thu nhập để trả nợ bao gồm nguồn thu nhập của HSSV sau khi tốt nghiệp có việc làm mang lại và nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, dùng nguồn thu nhập tổng hợp của hộ gia đình để trả nợ NHCSXH theo cam kết đã thỏa thuận.
Người vay vốn là người trực tiếp sử dụng vốn vay đối với trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ mà người còn lại không có khả năng lao động thì HSSV được vay vốn trực tiếp tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
Bốn là, Để HSSV có thể tiếp cận được với tín dụng Ngân hàng một cách dễ dàng thì thủ tục và quy trình cho vay phải đơn giản, thuận tiện. Việc phê duyệt cho vay cần đảm bảo mục tiêu: xác định đúng đối tượng, xác định đúng nhu cầu vay vốn nhưng phải tránh phiền hà và thủ tục rườm rà.
Các hình thức đảm bảo tiền vay: Gia đình của HSSV có hoàn cảnh khó khăn thường là hộ nghèo có rất ít tài sản, do vậy yêu cầu về những tài sản thế chấp thông thường như đất đai, nhà cửa, máy móc và các tài sản khác là không thích hợp. Tín dụng chính sách trong trường hợp này dựa trên uy tín của chính khách hàng vay, cho vay không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng có thể sử dụng một số hình thức thay cho tài sản thế chấp như: Nhóm liên đới, cho vay dựa trên uy tín và tính cách khách hàng, bảo lãnh của bên thứ ba …
Về lãi suất cho vay: Đây là một vấn đề phức tạp. Hiện có hai quan điểm trái ngược nhau về lãi suất cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
+ Quan điểm thứ nhất áp dụng lãi suất ưu đãi, tức là lãi suất thấp hơn lãi suất áp dụng tại các NHTM trên thị trường do quan điểm này cho rằng vay vốn phải được hiểu như một nội dung của chính sách xã hội.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng áp dụng lãi suất thị trường vì cho rằng HSSV có hoàn cảnh khó khăn cần vốn hơn, lãi suất ưu đãi hay không không quan trọng đối với HSSV vì thực tế cho thấy họ vẫn có thể đi vay nặng lãi và hoàn trả sòng phẳng.
Đối với tổ chức cấp tín dụng chính sách, bền vững tài chính là mục tiêu đạt được không dễ dàng. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững về tài chính là khả năng tự trang trải chi phí trong quá trình hoạt động. Chính sách về lãi suất cho vay liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững, hoạt động tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn cũng giống như các hoạt động cho vay khác đều tuân thủ hai nguyên tắc đó là: Vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận và các món vay phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.
Do đặc thù riêng có của chương trình tín dụng HSSV, nên việc cho vay của chương trình này được xã hội hóa rộng hơn các chương trình tín dụng khác, đặc biệt là khâu thu hồi nợ của chương trình cần có sự phối hợp của các đơn vị nơi cha mẹ HSSV cư trú, của đơn vụ nơi HSSV làm việc, của các đơn vụ đã được hưởng lợi từ chương trình tín dụng HSSV và của nhiều cấp, nhiều ngành.
Năm là, phải có phương thức cho vay và huy động vốn phù hợp với yêu cầu quản lý một khối lượng khách hàng lớn với những món giao dịch nhỏ.
Để phù hợp với khả năng trả nợ của HSSV, NHCSXH áp dụng đa dạng các phương thức cho vay: cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp. Mỗi loại phương thức cho vay đều có những ưu điểm riêng nhưng cũng có tồn tại nhất định, nên cần được áp dụng một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao.